Bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được hoàn toàn?

Trong y khoa, bệnh cao huyết áp vẫn thường được ví von là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi bệnh này không có triệu chứng nhưng khi có biểu hiện nhức đầu, đau ngực trong vòng 15 phút là có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, huyết áp cao có chữa khỏi được hoàn toàn hay không?

Huyết áp cao là gì?

Tìm hiểu về huyết áp

Hệ thống tuần hoàn khép kín do tim và các huyết quản tạo nên trong cơ thể là một mạng lưới giao thông. Máu trong hệ thống này tuần hoàn liên tục thì cơ thể con người mới không ngừng trao đổi chất với môi trường bên ngoài, sử dụng các chất dinh dưỡng và oxy một cách hiệu quả, bài tiết ra ngoài các chất thải và cacbondioxit.

Trong cơ thể con người, quả tim là động lực của hệ tuần hoàn máu, có tác dụng như một máy bơm. Sự co bóp và giãn nở đều đặn của tim làm dịch huyết (máu) không ngừng chu chuyển. Khi máu chảy trong các huyết quản (mạch máu) sẽ tạo áp lực lên thành mạch máu, áp lực này gọi là huyết áp. Huyết áp mà người ta thường nhắc tới là chỉ huyết áp đo được ở động mạch lớn (như huyết áp ở trên cánh tay, bắp tay).

Huyết áp có hai chỉ số khi tim co bóp, dựa vào tác dụng bơm của tim, tâm thất trái đẩy mạch máu chảy vào động mạch chủ, máu trong động mạch sẽ tăng lên đột ngột, nén chặt vào huyết quản, lúc này huyết áp ở trong động mạch là cao nhất. Huyết áp đo được lúc này gọi là huyết áp tối đa. Vì lực này xuất hiện trong lúc tim co bóp nên trong y học được gọi là huyết áp tâm thu.

Khi tim nở ra, máu tạm thời ngừng chảy vào động mạch, dừa vào tính đàn hồi và tác dụng trương lực của huyết quả động mạch, tiếp tục đẩy máu về phía trước. Áp lực trong động mạch dần hạ thấp, huyết áp đo được khi áp lực trong động mạch xuống tới thấp nhất được gọi là huyết áp tối thiểu. Vì áp lực lúc này xuất hiện khi tim nở ra nên gọi là huyết áp tâm trương.

Trị số sai khác giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được gọi là huyết áp hiệu số.

Trong y học, người ta thường dùng một phân thức để biểu thị trị số của huyết áp, lấy mmHg (milimet thủy ngân) làm đơn vị. huyết ấp tâm thu/huyết áp tâm trương mmHg.

Ví dụ: 120/80 mmHg (1 mmHg= 0.133Kpa).

Sự hình thành huyết áp

Huyết áp là áp lực sinh ra khi dòng máu chảy trong các mạch máu tác động lên thành mạch. Sự hình thành huyết áp động mạch trên cơ sở hệ thống tuần hoàn đầy đủ, là kết quả của sự tác động tương quan của hai nhân tố: quả tim bơm máu và trở lực ngoại vi.

Quả tim giống như một cái bơm huyết. Khi co bóp, tâm thất sẽ đẩy máu vào huyết quản, cơ tâm thất phóng ra năng lượng, một bộ phận dùng để đẩy dịch huyết chảy, trở thành động lực cho dòng máu, một bộ phận khác chuyển hóa thành áp lực lên thành mạch. Trị số huyết áp và lượng máu tim đẩy ra có quan hệ mật thiết với nhau, lượng máu được đẩy ra là tích số của lượng máu được đẩy ra sau mỗi lần co bóp và nhịp tim. Dó đó, sự tăng lên hay giảm đi của máu trong mỗi lần đập, sự tăng nhanh hay chậm của nhịp tim đều ảnh hưởng tới mức độ của huyết áp và sự lớn nhỏ của mạch áp.

Rất hay:  Hướng dẫn cách cài đặt, đăng ký VssID - BHXH điện tử chi tiết

Trở lực ngoại vi hình thành do sức cản của thành mạch là chủ yếu, là một nhân tố quan trọng khác do huyết áp tạo nên. Nếu không có trở lực ngoại vi thì dịch máu chảy ra từ tim sẽ dồn ra ngoài. Chỉ có sự phối hợp của trở lực ngoại vi thì máu bơm ra từ tim mới không đến mức chảy đi quá nhanh mà lưu lại trong sức cản thành mạch.

Định nghĩa về cao huyết áp

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Triệu chứng cao huyết áp

Bệnh huyết áp cao có chữa khỏi được không?

Huyết áp cao là căn bệnh khá phổ biến, các triệu chứng bệnh cũng không biểu hiện nhiều dẫn tới rất nhiều người lơ là, chủ quan với bệnh.

Người bệnh cần hết sức lưu ý rằng: bệnh cao huyết áp KHÔNG thể chữa khỏi hoàn toàn mà chúng sẽ theo bạn suốt đời. Tuy nhiên, có thể kiểm soát huyết áp ổn định và hạn chế được các nguy cơ biến chứng. Điều này phụ thuộc phần nhiều vào chính bản thân bạn, sự quyết tâm, kiên trì điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hé lộ cách chữa cao huyết áp hiệu quả!

Những sai lầm trong điều trị huyết áp cao

1. Bệnh mạn tính nên cứ từ từ

Quá trình tự nhiên của bệnh cao huyết áp rất dài, quá trình tiến triển có thể nói là rất chậm. Khi hỏi bệnh nhân cao huyết áp về tình hình bệnh bác sĩ thường hỏi: ” Anh( chị) bị cao huyết áp mấy năm rồi?”. Điều này cho thấy người ta đánh giá quá trình bệnh cao huyết áp bằng đơn vị năm chứ không phải là ngày , tháng cho thấy cao huyết áp là bệnh mạn tính.

Có không ít bệnh nhân cao huyết áp thời gian mắc bệnh rất lâu, thậm chí hàng chục năm nhưng vẫn sinh hoạt bình thường nên họ cho rằng không cần lo lắng. Đây là quan niệm sai lầm cần thay đổi ngay. Cao huyết áp có diễn tiến âm thầm và được ví như ” kẻ giết người thầm lặng”. Chúng dần làm tổn thương các mô, tế bào bên trong cơ thể và bất ngờ phát sinh các bệnh: trúng gió, tai biến mạch máu não, tim mạch,… sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó, không được chần chừ, phải luôn cảnh giác, tăng cường quan sát, tích cực, kiên trì điều trị.

2. Thuốc phải mới và đắt thì mới hiệu quả

Hiện nay thuốc giảm áp có rất nhiều loại được bán trên thị trường. Tuy nhiên mỗi loại có ưu điểm, hiệu quả hay tác dụng phụ là khác nhau. Dược phẩm dù đắt hay rẻ, mới hay cũ, điều cốt yếu là tác dụng trị bệnh và hiệu quả thực tế.

3. Tự ý ngưng sử dụng thuốc

Một số bệnh nhân cao huyết áp uống thuốc không điều độ dẫn tới kết quả chỉ số huyết áp dao động. Trị huyết áp bằng thuốc không phải là trị tận gốc, bởi bệnh phần lớn không có nguyên nhân rõ ràng, huyết áp chỉ được điều chỉnh ổn định hơn. Muốn hồi phục và duy trì ổn định cần thời gian.

Rất hay:  Hướng dẫn cách tính điểm 3 môn thi vào lớp 10 dành cho học sinh

4. Huyết áp tâm thu cao thì không vấn đề gì

Nhiều người cao tuổi mắc bệnh huyết áp cao có một đặc điểm chung là huyết áp tâm thu cao trong khi huyết áp tâm trương không cao hoặc bình thường, hiệu số huyết áp rất lớn. Có nhiều người cho rằng huyết áp tâm thu cao đơn thuần không vấn đề gì, không cần phải uống thuốc hay trị liệu. Từng có quan điểm cho rằng huyết áp tâm thu tăng cao là một hiện tượng tâm lý tăng theo tuổi, dẫn tới sự hiểu lầm là huyết áp tâm thu cao một chút cũng không đáng ngại. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng huyết áp tâm thu cao cũng là một yếu tố nguy hiểm đối với mạch máu và các biến chứng của nó, thậm chí mức nguy hiểm còn lớn hơn huyết áp tâm trương. Do đó, người già mà huyết áp tâm thu cao nên tích cực chữa trị, đưa huyết áp xuống dưới mức chỉ tiêu (140/90mmHg)

5. Bảo vệ sức khỏe không khoa học

Ăn uống hợp lý, vận động điều độ, một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ổn định huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, có một số vấn đề bệnh nhân còn hiểu chưa đúng:

  • Ăn ít cơm và thịt: Bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế những thực phẩm nhiều năng lượng và mỡ. Nhưng những dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể vẫn cần đảm bảo. Không nên nhịn ăn, ăn quá ít, kiêng thịt đỏ quá nhiều,…
  • Vận động càng nhiều càng tốt: Vận động được nghiên cứu là có thể kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe mà lựa chọn hình thức, cường độ tập luyện sao cho phù hợp.

Điều trị huyết áp cao bằng cách nào?

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu trong điều trị cao huyết áp là đưa các chỉ số huyết áp về dưới mức 140/90 mm Hg, kiểm soát tình trạng huyết áp tăng cao, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Việc chữa trị của bệnh cao huyết áp thường rất lâu dài, liên tục, phải theo dõi thường xuyên, nhiều trường hợp phải điều trị đến suốt cuộc đời.

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Một trong những cách điều trị tăng huyết áp là sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau đến khi cơ thể người bệnh chấp nhận thuốc điều trị cao huyết áp phù hợp:

  • Thuốc ức chế Beta: Có tác dụng làm giãn động mạch và giúp tim đập chậm hơn, ít gây áp lực lên tim. Hiệu quả của thuốc là làm giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim và chặn một số nội tiết tố trong cơ thể khiến huyết áp tăng.
  • Thuốc lợi niệu: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do lượng muối cao và lượng chất dịch trong cơ thể bị dư thừa. Thuốc lợi niệu điều trị tăng huyết áp có tác dụng đào thải muối và lượng chất dịch dư ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, giúp hạ áp lực lưu lượng máu;
  • Chất gây ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Angiotensin là hóa chất khiến thành động mạch và mạch máu co hẹp lại. Thuốc có tác dụng ức chế men chuyển sinh chất angiotensin ngăn không cho cơ thể sản sinh quá nhiều loại hóa chất này, nhờ đó mà giúp giảm áp lực máu và mạch máu giãn. Nhóm thuốc ức chế thụ thể Angiotensin ngăn không cho chất Angiotensin gắn vào các thụ thể của nó gây ra tác động co mạch.
  • Thuốc chặn Canxi: Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có tác dụng chặn 1 số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim làm giảm áp lực từ tim và giảm chỉ số huyết áp.
  • Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc này có tác dụng giảm huyết áp và giãn mạch máu. Cơ chế của loại thuốc này là làm thay đổi xung thần kinh mà gây co mạch máu, từ đó làm thư giãn mạch máu và giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Rất hay:  Bật Mí Top 20+ nhiệt độ là gì [Đánh Giá Cao]

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc huyết áp cao uống như nào cho hiệu quả?

Thay đổi lối sống

tap-the-duc
Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Ngoài sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh cần kết hợp điều chỉnh lối sống. Có lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

  • Người bệnh cao huyết áp nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên chất, quả chín chưa xay, ép cùng các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong các loại cá như cá trích, cá thu, cá hồi,…
  • Giảm tiêu thụ nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn,…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, caffeine.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Ăn gì để giảm huyết áp cao?

– Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng

  • Luyện tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giúp phòng ngừa bệnh huyết áp.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, tập các bài tập vận động hoặc chơi các môn thể thao khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày giúp người cao huyết áp giảm chỉ số từ 5 đến 8 mmHg.

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp

Cố gắng giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9. Nếu béo phì cần tích cực giảm cân, đạt được cân nặng lý tưởng

– Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng liên tục có thể khiến huyết áp tăng cao, nhất là khi bạn lựa chọn ăn các thực phẩm không lành mạnh, sử dụng cồn hoặc hút thuốc lá để đối mặt với căng thẳng.

Bệnh nhân huyết áp cao cần dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh và bị lạnh đột ngột.

– Đo huyết áp thường xuyên

Chủ động theo dõi huyết áp giúp bạn kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân, từ đó dễ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà huyết áp cao gây ra. Bạn có thể lựa chọn theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở y tế và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.