Mất ngủ khiến con người không được nghỉ ngơi và mệt mỏi, mất tập trung vào công việc. Hãy xem ngay các cách để hết mất ngủ hiệu quả dưới đây.
1.Thế nào là chứng mất ngủ?
Cách để hết mất ngủ là gì, làm thế nào để có giấc ngủ ngon và sâu hơn? Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Đây là hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm và không ngủ lại được. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. Do thiếu ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ làm mất năng lượng và giảm tâm trạng. Đồng thời, mất ngủ còn ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm.
2. Nguyên nhân của bệnh mất ngủ
2.1. Do các bệnh về não và hệ thần kinh
Cuộc sống hiện đại là một nguyên nhân khiến giấc ngủ của con người ngày càng ít đi. Áp lực về công việc, tình cảm, cuộc sống hằng ngày gây nên sự căng thẳng tâm lý. Điều này làm sản sinh ra các gốc tự do. Các gốc tự do này tấn công vào thành động mạch não, dẫn tới nhiều tổn thương nghiêm trọng như: hình thành những mảng xơ vữa động mạch và cục huyết khối, gây hẹp động mạch, vận chuyển oxy và dưỡng chất cần thiết lên não, cản trở quá trình lưu thông máu.
Khi đó, các tế bào ở não không nhận được đủ dưỡng chất để hoạt động. Sau một thời gian, sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thần kinh dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Các gốc tự do còn ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào não. Các tế bào não cùng lúc vừa bị gốc tự do tấn công, lại không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy, từ đó gây ra rối loạn chức năng não.
Những tác động này làm ảnh hưởng đến đến vùng não, khiến các dây dẫn truyền thần kinh bị ngắt quãng làm gián đoạn giấc ngủ, gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, thậm chí thức trắng.
2.2. Tác động gây ra các bệnh lý khác
Không những vậy, tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài còn khiến tế bào thần kinh bị tổn thương và thoái hóa. Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ thời gian dài, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, dễ trầm cảm…
Mất ngủ là bệnh ai cũng gặp phải nhưng không phải ai cũng chú trọng điều trị để có giấc ngủ ngon. Chứng mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ mạn tính. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ, đột tử…
3. Cách để hết mất ngủ
3.1. Cách để hết mất ngủ là tạo thói quen sinh hoạt khoa học
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ là cách để hết mất ngủ hiệu quả. Một số gợi ý giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn là: đọc sách trước khi đi ngủ, tránh xem các thiết bị điện tử trước khi ngủ 1-2 giờ.
Mọi người không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ, nếu đói có thể ăn nhẹ. Hạn chế uống nhiều nước gần giờ đi ngủ để không bị thức giấc giữa đêm đi vệ sinh.
Vào buổi chiều và buổi tối, nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine như cà phê, sôcôla, nước ngọt, nước tăng lực. Đồng thời, tránh dùng nicotine hoặc uống rượu bia trong vòng 4-6 giờ trước khi đi ngủ. Do chất này có thể dẫn đến khó ngủ hoặc thức giấc liên tục trong đêm.
Bên cạnh đó, bạn không nên ngủ vào buổi chiều, buổi trưa chỉ nên ngủ từ 20-30 phút. Trước giờ đi ngủ có thể tập yoga, thể dục nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn. Tạo không gian phòng ngủ tối, mát mẻ cũng giúp bạn dễ chợp mắt hơn.
3.2. Bổ sung các thực phẩm giúp ngủ ngon hơn
Dưới đây là một số thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là cách để hết mất ngủ hiệu quả.
3.2.1. Canh rau nhút
Rau nhút có tác dụng bổ gân xương và giúp dễ ngủ. Rau nhút thường được dùng để nấu canh với củ sen, khoai sọ, lá vông, tôm thịt. Canh rau nhút có tính an thần, bổ huyết và chống suy nhược cơ thể.
3.2.2. Quả anh đào
Trong quả anh đào chứa rất nhiều Melatonin, giúp điều chỉnh chất lượng giấc ngủ. Quả này giàu chất xơ giúp cải thiện giấc ngủ, cho bạn ngủ ngon hơn
3.2.3. Salad rau bina trộn với hạt bí ngô
Trong rau bina và hạt bí ngô có chứa nhiều magie tự nhiên. Chất này tham gia sản xuất ra Melatonin giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
3.2.4. Kiwi
Kiwi cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho giấc ngủ như: vitamin, folate và serotonin. Ngoài ra, kiwi có tác dụng giảm sưng, viêm và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
3.2.5. Chuối
Chuối có nhiều vitamin B6 so với các loại quả khác.. Vitamin B6 rất cần thiết trong quá trình sản xuất Melatonin. Mỗi ngày ít nhất một quả chuối sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và tập trung làm việc hơn.
3.2.6. Cá béo
Các loại cá giàu acid béo omega-3, vitamin D như cá hồi, cá ngừ… sẽ làm tăng cường quá trình sản sinh serotonin. Các chất này hỗ trợ bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.
3.2.7. Quả óc chó và hạnh nhân
Hai loại quả này được coi là nguồn cung cấp magie, vitamin và chất khoáng dồi dào, giúp tăng cường dưỡng chất và là cách để hết mất ngủ nhanh chóng. Ngoài ra, hạnh nhân còn làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, giúp bạn bớt căng thẳng và tăng sự chắc khỏe của xương.
3.2.8. Sữa nóng
Trước khi ngủ, uống một ly sữa nóng có thể giúp bạn ngủ ngon. Sữa chứa nhiều tryptophan có lợi cho việc sản sinh melanin hỗ trợ giấc ngủ. Đồng thời, hàm lượng canxi trong sữa giúp cơ bắp thư giãn khiến bạn dễ ngủ hơn.
3.3. Cách để hết mất ngủ: tập thể dục thể thao mỗi ngày
Tập thể dục thể thao không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn là cách để hết mất ngủ hiệu quả nhất. Thông qua các bài tập, cơ thể được vận động giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài thời gian tập thể dục hằng ngày, trước giờ đi ngủ, bạn có thể áp dụng một số động tác đơn giản để thư giãn gân cốt, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
3.4. Điều trị bằng thuốc
Nếu chứng mất ngủ kéo dài, bạn đừng nên chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu suy giảm sức khỏe và triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Bạn hãy đi khám bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi đó, dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị. Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên. Bạn cần tuân thủ đúng tư vấn và liều lượng mà bác sĩ chỉ định, tránh lạm dụng thuốc sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hy vọng với bài viết này, bạn có thể tìm ra cách để hết mất ngủ hiệu quả và cải thiện được tình trạng thiếu ngủ, khó ngủ để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Song, bạn cần đến gặp trực tiếp bác sĩ nếu có dấu hiệu mất ngủ nặng và lâu dài, để được chẩn đoán kịp thời nhé.