Nấm da đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng và trị nấm da đầu

Nấm da đầu gây cảm giác ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nếu không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa nấm da đầu qua bài viết này nhé!

1Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện các vết bong tróc, vảy trên da đầu, vùng da hói (không có tóc bao phủ) do nấm gây ra. Bệnh này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Bệnh liên quan đến các bệnh nhiễm nấm ngoài da (hắc lào, nấm móng). Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến, rất dễ lây lan giữa người với người, giữa động vật nhiễm nấm với người. Bệnh hay gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ em lứa tuổi học đường), hiếm gặp ở người lớn.

Bệnh phát triển qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: da đầu ngứa và rụng tóc, đồng thời gàu cũng xuất hiện nhiều.
  • Giai đoạn 2: cảm giác ngứa tăng lên, có thể xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti.
  • Giai đoạn 3: rụng tóc với mức độ tăng dần, không kiểm soát.

Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện vết bong tróc, vảy trên da đầu

Nấm da đầu là tình trạng xuất hiện vết bong tróc, vảy trên da đầu

2Nguyên nhân và yếu tố góp phần gây ra nấm da đầu

Nguyên nhân: do một số loại nấm gây ra như Microsporum Trichophyton. Các loại nấm này tác động vào phần da đầu và tóc gây phá hủy da đầu và rụng tóc.

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác: hay gặp ở trẻ mới biết đi hoặc trẻ trong độ tuổi đi học.
  • Vệ sinh kém: khi da đầu bẩn kết hợp với tình trạng mồ hôi quanh da dầu tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Mặt khác, nếu gội đầu quá mạnh có thể gây nên trầy xước vùng da này khiến nấm dễ xâm nhập.
  • Thói quen xấu: lười gội đầu, để đầu ướt đi ngủ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

Các con đường lây truyền

  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: lây lan qua đường da kề da.
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm: lấy tay vuốt ve động vật bị bệnh cũng làm lây lan nấm. Động vật hay nhiễm nấm bao gồm: mèo, chó, bò, dê, ngựa,…
  • Tiếp xúc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, quần áo, lược.

Các con đường lây truyền nấm da đầu

Các con đường lây truyền nấm da đầu

3Dấu hiệu nấm da đầu

Da đầu ngứa và nổi mụn: trên vùng da đầu xuất hiện những nốt mụn đỏ. Ngoài ra, gàu tích tụ nhiều trên da đầu làm cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Gàu: nấm sẽ kích thích da đầu tiết bã nhờn nhiều hơn so với bình thường gây nên tình trạng các vảy gàu sinh ra gặp tình trạng da đầu đầy bã nhờn sẽ gây nên tình trạng gàu bết dính, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Rất hay:  Cách mở khóa việt tiệp không cần chìa nhanh chóng

Tóc giòn, dễ gãy rụng: nấm tác động vào các tế bào nang tóc gây nên tình trạng da đầu yếu khiến tóc giòn, dễ gãy rụng. Đây là triệu chứng muộn, xuất hiện khoảng 20 ngày – 1 tháng sau khi xuất hiện nấm. Nếu không được điều trị, có thể gây ra hói cả một mảng trên da đầu.

Người mắc nấm da đầu xuất hiện nhiều gàu

Người mắc nấm da đầu xuất hiện nhiều gàu

4Biến chứng của nấm da đầu

Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra nấm tổ ong da đầu (Kerion). Loại nấm này là tình trạng viêm nặng gây nên sưng nóng, chảy dịch, chảy mủ gây nên tình trạng vảy dày trên da đầu.

Biến chứng này khiến tóc rất dễ gãy rụng, tổn thương sâu vùng da đầu gây ra những vết sẹo trên vùng da bị viêm, có thể gây rụng tóc vĩnh viễn.

Nấm tổ ong da đầu là biến chứng nguy hiểm của nấm da đầu

Nấm tổ ong da đầu là biến chứng nguy hiểm của nấm da đầu

5Chẩn đoán nấm da đầu

Khám da liễu

Bác sĩ dựa vào các đặc điểm tổn thương trên da đầu để chẩn đoán đó có phải là nấm da đầu hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dùng đèn Wood (đèn chuyên dụng trong da liễu) để xác định các biến chứng nhiễm trùng trên da đầu.

Soi nấm

Trong trường hợp không thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu da đầu để soi dưới kính hiển vi để tìm nấm.

6Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi gặp các tình trạng liên quan đến nấm da đầu như gàu xuất hiện nhiều, da đầu ẩm, tóc dễ gãy rụng, ngứa ngáy khó chịu hoặc viêm da đầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Cần chuẩn bị trả lời một số câu hỏi của bác sĩ liên quan đến tình trạng nấm như:

  • Nấm da đầu xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào, có đặc điểm gì?
  • Tình trạng da đầu có gây ngứa hay không?
  • Có tiếp xúc với người hay vật nuôi mắc bệnh hay không?

Nơi điều trị nấm da đầu uy tín

Khi có tình trạng nấm da đầu, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Y dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108,…

7Các phương pháp điều trị nấm da đầu

Điều trị nấm da đầu rất khó khăn, thông thường từ 4 – 6 tuần.

Thuốc uống trị nấm

Thuốc trị nấm đường uống chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc uống được sử dụng cho đến khi tóc mọc lại nhằm loại bỏ hoàn toàn nấm ra khỏi cơ thể.

Rất hay:  Gợi ý cách gửi file Word qua Zalo trên máy tính nhanh chóng - Unica

Các loại thuốc kháng nấm thường dùng là griseofulvin. Nếu bị dị ứng với các thành phần của thuốc có thể sử dụng thuốc kháng nấm khác như terbinafin, fluconazol, itraconazol.

Tác dụng phụ của griseofulvin là: mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, nổi phát ban khắp người.

Tác dụng phụ của terbinafine là: đau bụng, ngứa, phát ban khắp người, sốt, đau đầu, hiếm gặp các vấn đề về gan.

Tác dụng phụ của thuốc kháng nấm nhóm azol là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng nhẹ nhất thời transaminase và bilirubin huyết thanh, nổi ban da, ngứa.

Ngoài ra có thể kết hợp các thuốc giảm triệu chứng ngứatăng cường hệ miễn dịch cho bệnh nhân:

  • Giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin H1: cetirizin, loraradin, fexofenadin…
  • Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch: vitamin C, E, A, D, B, Zn, Se…

Thuốc bôi trị nấm

Thuốc sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm nấm, giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là thuốc khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm do tóc che khuất, đôi khi phải loại bỏ tóc hoàn toàn để bôi thuốc.

Một số loại thuốc bôi trị nấm thường dùng như: Miconazol, Ketoconazol, Naftifine, Fluconazol, Clotrimazol,…

Có thể dùng thuốc bôi trị nấm nhưng

Có thể dùng thuốc bôi trị nấm nhưng thuốc khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm do tóc che khuất

Dầu gội trị nấm

Sử dụng dầu gội để ngăn tình trạng nấm và nhiễm trùng vùng da đầu. Dầu gội chứa thành phần chính ketoconazole. Bạn cần phải sử dụng dầu gội loại này trong vài tháng.

Loại dầu gội này chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển chứ không chữa được tận gốc nấm. Vì vậy, cần phải kết hợp dầu gội với thuốc uống.

Ngoài ra có thể kết hợp các dầu gội từ dược liệu dùng trong điều trị nấm da đầu.

Phương pháp trị nấm tự nhiên

Các biện pháp tự nhiên sau hiệu quả với các trường hợp nấm da đầu nhẹ hoặc bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp với điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả.

  • Dùng chanh: Chanh chứa acid tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm tốt. Cách trị nấm bằng chanh là sử dụng nước cốt chanh pha loãng, thoa hỗn hợp lên tóc và massage trong 10 – 15 phút trước khi xả sạch.
  • Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và thúc đẩy làm lành tổn thương da. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà nguyên chất trộn với dầu dừa để ủ tóc. Thực hiện cách ngày kiên trì để thấy được kết quả.
  • Dầu dừa: Massage da đầu bằng dầu dừa từ 1 – 2 phút không những giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu do nấm da đầu mà tinh chất dưỡng còn nuôi dưỡng tóc rất tốt.
  • Giấm: Pha loãng giấm với nước, bạn đã có được một dung dịch tẩy tế bào chết, giảm gàu và ngứa hiệu quả.
Rất hay:  15 Cách Trị Thâm Mắt Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất - Chiaki

Nấm da đầu không phải là bệnh lý khó điều trị, điều quan trọng là bạn cần phối hợp tích cực với bác sĩ, điều trị kiên trì và thường xuyên.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống nấm và thúc đẩy làm lành tổn thương da

8Biện pháp phòng ngừa và tránh lây lan nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như:

Hạn chế việc tiếp xúc với thú nuôi bị bệnh. Bởi những động vật này có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho bạn và gia đình. Đồng thời, với thú nuôi nghi nhiễm nấm, cần đưa đến bệnh viện thú y để khám và điều trị tránh lây lan sang người.

Kiểm tra định kỳ vật nuôi để phát hiện các bệnh liên quan đến nấm có thể lây từ vật nuôi sang người.

Giữ gìn vệ sinh da đầu đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ da đầu của bạn trước nguy cơ tạo điều kiện cho các loại nấm gây bệnh phát triển.

  • Gội đầu thường xuyên.
  • Quá trình gội đầu không cào gãi mạnh khiến da đầu bị xây xước.
  • Phải xả nước sạch nhiều lần.
  • Hạn chế gội đầu quá nhiều bằng các chất gội đầu với độ tẩy gàu cao.
  • Làm khô tóc sau khi gội hay lúc về nhà khi trời mưa làm ướt tóc.

Hạn chế đội mũ quá chật cũng như đội với thời gian quá lâu khiến tóc bị ẩm.

Sử dụng sản phẩm dưỡng da đầu như dầu dừa hoặc sáp chứa selen.

Rửa tay thường xuyên sau khi chơi hoặc tiếp xúc với vật nuôi.

Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, đặc biệt là khu vực trường học, cách khu sinh hoạt chung.

Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người khác như khăn, lược, mũ,… nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh.

Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế sử dụng rượu bia, cũng như tránh bị căng thẳng.

Tích cực tuyên truyền giáo dục nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu từ người sang người và từ vật nuôi sang người.

Giáo dục trẻ em cần giữ da khô sạch, luôn rửa tay xong sau khi chơi với vật nuôi, giữ gìn sạch sẽ môi trường lớp học, không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.

Xem thêm

  • Cách gội đầu bằng bồ kết tại nhà giúp trị rụng tóc, nhanh dài nàng nên biết
  • Bệnh hắc lào, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
  • Nguyên nhân da đầu bị gàu? Cách điều trị gàu tại nhà hiệu quả