Bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao để cải thiện? | TCI Hospital

Rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều bất tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh rối loạn giấc ngủ và cách cải thiện chất lượng giấc ngủ trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là hiện tượng người bệnh gặp phải những bất thường trong khi ngủ bao gồm:

– Mất ngủ: Chiếm khoảng 10 – 15% dân số, gồm mất ngủ tạm thời, mất ngủ mạn tính, mất ngủ do bệnh lý thần kinh. Trong đó mất ngủ tạm thời là dạng mất ngủ người bệnh thường gặp nhất.

– Rối loạn tỉnh táo và ngủ: Biểu hiện gồm ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày. Bệnh tồn tại dưới các dạng: hội chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, ngủ nhiều vô căn, ngủ nhiều do thiếu ngủ, hội chứng chân không nghỉ,…

– Rối loạn nhịp sinh học ngày đêm: Hội chứng pha sớm, hội chứng nhịp ngày đêm dài, hội chứng pha trễ,…

– Các rối loạn khi thức giấc: Trạng thái say, miên hành, hoảng loạn…

– Các rối loạn khi chuyển từ thức sang ngủ: Giật mình, nói trong lúc ngủ, co cứng chi dưới khi ngủ,…

Các rối loạn trong giấc ngủ nghịch thường: Ác mộng, liệt khi ngủ, rối loạn cương cứng trong khi ngủ, nghiến răng khi ngủ…

Rối loạn giấc ngủ gây rất nhiều bất tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, rất nhiều người thắc mắc bị rối loạn giấc ngủ thì phải làm sao?

Rất hay:  Cách gửi giao hàng tiết kiệm cực dễ cho chủ shop online - GoSELL

2. Khi bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Dựa vào từng nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và mức độ bệnh mà sẽ có những biện pháp khác nhau để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Cụ thể:

2.1 Dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Hiện nay có nhiều thuốc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ như benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate… Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong trường hợp nào, liều lượng ra sau cần được tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc đột ngột mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường, khi bị rối loạn giấc ngủ nặng, kèm theo lo âu hay trầm cảm đi kèm, bệnh nhân sẽ được phối hợp các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.

Các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ tiên phát:

– Nhóm benzodiazepin: Thường dùng để điều trị mất ngủ tiên phát. Tuy nhiên, khi sử dụng benzodiazepin kéo dài sẽ gây ra chứng hay quên, đặc biệt là khi bệnh nhân uống rượu.

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng: Thuốc có tác dụng an dịu mạnh, giúp điều trị mất ngủ tiên phát hiệu quả. Thuốc này có thể dùng lâu dài, tối thiểu 18 tháng. Tác dụng phụ của thuốc này là: khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi… Cần chú ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc, không dùng cho người thừa cân, béo phì.

Rất hay:  Cách Viết Ngày Tháng Năm Trong Tiếng Anh - Kênh Tuyển Sinh 24h

– Amitriptylin: Amitriptylin có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và an thần khá nhanh. Loại thuốc chữa rối loạn giấc ngủ này khi dùng phải tăng liều từ từ. Người bệnh cần chia sẻ lịch ngủ của mình với bác sĩ để được tư vấn chọn giờ uống thích hợp vì nếu uống thuốc thuốc quá muộn thì buổi sáng thường khó dậy, khi dậy thì thường mệt, không tỉnh táo.

Các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ thứ phát:

Đối với loại rối loạn giấc ngủ này, cần dùng thuốc kích thích vào buổi sáng như amphetamin, uống nước chè, cà phê để hạn chế cảm giác buồn ngủ, dùng thuốc chống trầm cảm như fluoxetin, sertralin….

2.2 Các biện pháp không dùng thuốc

– Thư giãn tâm lý

Đối với người khỏe mạnh, bình thường thì việc thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên những bệnh nhân mất ngủ lâu năm thì ngược lại, họ thường rất sợ buổi tối. Tâm lý lo lắng này khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Đối với những bệnh nhân này, giữ cho tâm lý thoải mái là vô cùng quan trọng để cải thiện giấc ngủ. Nếu trong ngày chưa giải quyết xong công việc thì hãy tạm gác lại. Không nên suy nghĩ cách giải quyết những vấn đề đó trước giờ ngủ.

Nếu không ngủ được, hãy đứng dậy và đi làm một việc khác sẽ giúp giấc ngủ đến nhanh hơn.

Rất hay:  Trẻ 3 tháng bị ho: Nguyên nhân và cách xử lý - Fitobimbi

– Vệ sinh giấc ngủ

Bao gồm các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn như:

+ Thức dậy đúng giờ mỗi ngày

+ Nếu bị mất ngủ thì cũng hãy nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ

+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích, tránh ngủ nhiều vào ban ngày

+ Tập thể dục buổi sáng đều đặn mỗi ngày

+ Không nghe nhạc quá to, đọc sách, xem những phim quá kích thích, cần tập trung cao độ

+ Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút

+ Tránh ăn quá no khi gần đến giờ đi ngủ

+ Tập thể dục nhẹ nhàng các bộ môn có tính chất thư giãn như yoga, thiền,… trước khi ngủ

+ Giữ cho không gian phòng ngủ luôn thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh

Đến đây, hi vọng các bạn đã biết bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao rồi. Nên nhớ rằng, các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, để chẩn đoán và điều trị chính xác, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa, tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ của bệnh. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Vì vậy khi bị mất ngủ thường xuyên, bạn nên đi khám tại chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.