I – Đau dạ dày có ăn tỏi được không?
Tỏi là nguyên liệu có vị cay, mùi thơm nồng được sử dụng phổ biến trong các món ăn gia đình. Trong tỏi chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe và đặc trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Vì vậy người bị đau dạ dày CÓ THỂ ăn tỏi nhưng với liều lượng và cách sử dụng phù hợp.
Tỏi có khả năng phòng và chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa vì chứa hàm lượng Allicin cực lớn. Chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP – nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, các hợp chất như fructan, acid amin, diallyl sulfide, sắt, magie, kali,… có trong tỏi đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi đó táp lực co bóp ở dạ dày được giảm bớt và ngăn ngừa các triệu chứng ở dạ dày.
Ngoài công dụng chữa đau dạ dày, vị cay của toi giúp cân bằng độ pH và kiểm soát lượng axit trong dạ dày. Từ đó cơn đau thương vị hoặc triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng được cải thiện đáng kể.
NÊN ĐỌC: Chữa đau dạ dày với lá ổi
II – Những cách chữa đau dạ dày bằng tỏi phổ biến nhất
Tỏi chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả khi được chế biến và kết hợp nguyên liệu đúng cách. Dưới đây là 7 trị đau dạ dày bằng tỏi được thực hiện đơn giản, hiệu quả tại nhà.
1. Chế biến tỏi cùng món ăn hằng ngày
Sử dụng tỏi làm gia vị các món ăn là cách chữa đau dạ dày đơn giản, tiện lợi nhất. Người bệnh có thể lựa chọn các món ăn dưới đây để kết hợp tỏi như:
- Xào tỏi với rau cải, rau muống, bông cải xanh, bí đỏ
- Tỏi nấu súp bí đỏ, súp cà chua
- Tỏi được pha cùng với nước mắm
- Tỏi ăn kèm với thịt bò, thịt luộc
Trường hợp người bệnh không sợ mùi nồng của tỏi có thể ăn trực tiếp tỏi sống. Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng tỏi này không cần chế biến cầu kỳ mà vẫn giảm cơn đau hiệu quả.
2. Bí quyết chữa bệnh đau dạ dày bằng rượu tỏi
Rượu tỏi chữa bệnh dạ dày là phương pháp được truyền lại từ dân gian ta ngày xưa và được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Rượu là dung dịch có lượng cồn khá cao cùng tính sát khuẩn tương đối nên khi kết hợp cùng tỏi sẽ làm tăng gấp đôi khả năng ngăn chặn vi khuẩn và tái tạo niêm mạc ở dạ dày.
Nguyên liệu
- Tỏi: 40g
- Rượu trên 40 độ: 100ml
- Bình ngâm rượu
- Bóc sạch vỏ tỏi, rửa lại bằng nước, bỏ ra băm nhỏ.
- Đổ 100ml rượu vào bình và đổ lượng tỏi đã băm vào ngâm.
- Bảo quản bình rượu tỏi ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, để rượu và tỏi kết hợp lại với nhau trong vòng 2 tuần.
- Khi tinh chất trong tỏi đã tiết ra hết, người bị đau dạ dày có thể bắt đầu sử dụng, mỗi ngày 2 lần với chén nhỏ.
Sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần sẽ cảm nhận thấy cải thiện được tình trạng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và giảm được cơn đau đáng kể.
Lưu ý: Đối tượng bị viêm loét dạ dày và huyết áp cao nên cân nhắc liều lượng sử dụng vì hỗn hợp có tính nóng sẽ khiến cơn đau dạ dày trở nên nặng nề hơn.
3. Chữa đau dạ dày bằng tỏi và mật ong
Tỏi kết hợp cùng với mật ong trong điều trị dạ dày đem lại hiệu quả gia tăng. Mật ong vị ngọt thanh có tác dụng chống viêm, chống lão hóa, tăng kích thích tái tạo niêm mạc và phục hồi vùng bị tổn thương.
Bên cạnh đó, mật ong cũng chứa nhiều loại Vitamin B, C, E, K có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách làm tỏi ngân mật ong chữa bệnh dạ dày tăng khả năng tiêu hóa và cân bằng lượng điện giải phù hợp cho dạ dày.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 3 nhánh
- Mật ong: 100ml
- Lọ thủy tinh
- Bóc vỏ tỏi rồi dùng nước rửa sạch, có thể giã hoặc xay ra thật nhuyễn.
- Sau đó đổ hỗn hợp tỏi xay vào lọ thủy tinh và cho 100ml mật ong ngâm cùng.
- Ngâm hỗn hợp trong khoảng 20 ngày là có thể bắt đầu sử dụng.
- Mỗi lần sử dụng một thìa trước mỗi bữa ăn với tần suất 2 – 3 lần trong ngày.
Sau 2 – 3 tuần sử dụng có thể cảm nhận được cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm, hệ tiêu hóa tốt hơn có cảm giác ăn ngon miệng.
ĐỌC NGAY: Các cách dùng mật ong chữa đau dạ dày
4. Mẹo trị đau dạ dày bằng tỏi và gừng
Gừng và tỏi cũng là nguyên liệu mang lại hiệu quả tốt cho những đối tượng bị đau dạ dày. Trong gừng có chứa thành phần có tính sát trùng, chống viêm, cải thiện tình trạng đau nhức vùng thượng vị. Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi gừng có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Tỏi: 2 nhánh
- Gừng: 2 lát
- Nước lọc: 200ml
- Mật ong: 3 thìa cafe
- Gừng và tỏi lột vỏ sạch cho vào 200ml nước đun sôi trong 20 phút.
- Đun đến khi nước còn khoảng 70ml.
- Tắt bếp cho đến khi nhiệt độ hỗn hợp vừa đun giảm xuống còn khoảng 40 độ
- Tiếp đó cho mật ong vào khuấy đều và sử dụng.
Mỗi ngày uống 1 thìa trong 2 tuần để cơn đau dạ dày nhanh chóng được cải thiện.
5. Công thức chữa đau dạ dày bằng tỏi và bạc hà
Bạc hà có vị cay và mát, giúp cải thiện vùng dạ dày bị tổn thương. Khi dùng lá bạc hà kết hợp với tỏi sẽ khiến các cơ quan trong đường ruột giãn ra, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu do cơn đau dạ dày hành hạ. Vì vậy, việc kết hợp 2 loại này thật sự mang đến hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Tỏi: 1 nhánh
- Lá bạc hà: 50g
- Rửa thật sạch lá bạc hà và tỏi sau khi đã bóc bỏ để loại bỏ bùn đất
- Ăn trực tiếp tỏi sống cùng với lá bạc hà
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao
Phương pháp nhai trực tiếp nên khá khó ăn nhưng để đạt được kết quả tốt nhất thì người bệnh nên sử dụng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày đến khi cảm nhận tình trạng đau dạ dày được giảm đi đáng kể.
6. Phương pháp trị đau dạ dày bằng tỏi đen
Tỏi đen không phải là sản phẩm tự nhiên mà là tỏi thường đã được chế biến qua quá trình lên men theo quy chuẩn phù hợp. Qua chế biến thì tỏi đen mang lại hiệu quả tương đối cao với nhiều lợi ích hơn so với tỏi thông thường
Sau khi tỏi đen được lên men, tỏi đen sản xuất ra được hoạt chất S – Allyl cysteine có thể chống lão hóa cao hơn tỏi trắng gấp nhiều lần, ngoài ra còn có khả năng giúp phục hồi dạ dày bị tổn thương.
Hiện nay, tỏi đen có thể mua ngoài hoặc có thể tự chế biến tại nhà qua máy làm tỏi. Giảm bớt mùi cay nồng của tỏi, có vị ngọt, dẻo hơn so với tỏi trắng chưa qua chế biến. Chữa đau dạ dày bằng tỏi đen với hiệu quả tốt nên đã được các chuyên gia khuyên dùng.
Sử dụng 2 – 3 củ tỏi mỗi ngày, ngoài việc giảm được cơn đau dạ dày thì tỏi đen còn rất nhiều công dụng khác, do đó người bệnh có thể sử dụng tỏi đen thường xuyên để có thể tăng cường hệ miễn dịch.
7. Trị đau dạ dày bằng tỏi và quả tắc
Vitamin C trong quả tắc (quất) có tác dụng tăng cường sức đề kháng, có khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Khi kết hợp loại quả này với tỏi sẽ làm giảm được lượng axit trong dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm loét, trào ngược xuất hiện.
Nguyên liệu:
- Tỏi: 2 củ
- Tắc: 10 quả
- Mật ong: 50ml
- Bóc lớp vỏ ngoài của tỏi, rửa lại với nước sau đó đập dập.
- Rửa quất, vắt lấy nước, chắt lọc hạt
- Kết hợp tỏi đập dập và nước cốt quất vừa lọc, trộn với mật ong, bảo quản trong lọ thủy tinh. Ngâm trong 2 tuần.
Nên sử dụng hằng ngày, mỗi lần ăn một thìa sau một thời gian cơn đau dạ dày sẽ có dấu hiệu được cải thiện.
ĐỌC CHẬM: Đau dạ dày nên uống thuốc gì?
III – Những lưu ý để chữa đau dạ dày bằng tỏi an toàn
Trị đau dạ dày bằng tỏi là bài thuốc dân gian dễ thực hiện và đem lại hiệu quả ấn tượng. Tuy nhiên khi sử dụng tỏi mọi người nên chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Không nên sử dụng tỏi vào lúc đói để tránh phản ứng phụ của tỏi đến dạ dày
- Sử dụng tỏi với liều lượng phù hợp nhằm hạn chế kích thích của tỏi lên dạ dày
- Các đối tượng đang bị nhiệt miệng, viêm lợi, bệnh về mắt nên cân nhắc trước khi sử dụng tỏi trong giai đoạn này.
- Huyết áp cao, trong giai đoạn thai kỳ, sốt không nên dùng cách chữa này.
- Đối với người bị tình trạng rối loạn đông máu hay đang uống Aspirin, thuốc điều trị khác không nên áp dụng cách này.
Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị, nên cùng đó người bệnh vẫn nên kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học
- Tránh ăn sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, tránh ăn quá no hoặc để bụng đói.
- Bổ sung nước hằng ngày
Chữa đau dạ dày bằng tỏi là phương pháp hỗ trợ cơn đau hiệu quả, dễ làm nhưng không phải ai cũng biết. Sau khi đọc được bài viết này nếu người bệnh vẫn chưa tìm được phương pháp hỗ trợ giảm đau dạ dày thì có thể thử nghiệm để giúp cơn đau được cải thiện.