Cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả cho mẹ tại nhà

Tình trạng tắc tia sữa vón cục hay còn gọi là tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng phổ biến mà hầu như bà mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải ít nhất 1 lần. Tắc tia sữa vón cục gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đếm viêm tắc tuyến sữa, thậm chí là áp xe vú vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để chữa tắc tia sữa vón cục cho các mẹ sau sinh?

1. Tắc tia sữa vón cục – Nỗi khổ của các mẹ đang cho con bú

Tắc tia sữa nổi cục là tình trạng lượng sữa của mẹ bị ứ đọng lại ở bầu ngực và không thoát được ra ngoài. Hầu hết các bà mẹ đang cho con bú đều gặp phải tình trạng này, đặ biệt là những bà mẹ sinh con đầu lòng. Các cục sữa lâu ngày không được thoát ra sẽ dần cương cứng và làm cản trợ sự lưu thông của ống dẫn sữa, làm cho ống dẫn sữa bị tắc, gây nên hiện tượng sưng tấy, viêm đỏ ở bầu ngực.

Khi các tia sữa bị tắc, sữa sẽ bị vón lại thành cục tại đầu các ống dẫn sữa. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác căng tức ngực, kèm theo nóng tại vùng đầu ngực. Khi ấn vào sẽ thấy các cục cứng và sẽ có cảm giác đau. Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài, tia sữa không được thông mẹ có thể sẽ bị áp xe vú, rét run và sốt cao.

2. Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa vón cục

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa vón cục có thể đến từ các yếu tố sau:

– Sức đề kháng sau sinh của mẹ chưa được hồi phục: Sau lần sinh nở mất nhiều sức lực, mẹ cần một khoảng thời gian ít nhất từ 3 – 6 tháng để có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trong thời gian đó nếu mẹ không được nghỉ ngơi chăm sóc và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến khí huyết cơ thể không được lưu thông, khiến cho tia sữa bị tắc và nổi thành cục cứng.

Rất hay:  Cách tải game tài xỉu về điện thoại Android và IOS - Venus Casino

– Mẹ chưa cho con bú đúng cách: Điều này chủ yếu do các mẹ sinh lần đầu còn chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và cho bé bú. Việc cho bé bú sai cách có thể do tư thế bế bé chưa đúng, bé ngậm sai khớp ngậm khiến cho trẻ không thể bú hết nguồn sữa mẹ tiết ra, lượng sữa cũ đọng lại khiến cho dòng chảy không được lưu thông, lâu dần gây nên tình trạng tắc tia sữa vón cục.

– Những ảnh hưởng từ mặt tâm lý như stress hay trầm cảm sau sinh cũng khiến cho việc điều tiết sữa mẹ bị ảnh hưởng dẫn đến việc chậm sữa hoặc tắc tia sữa. Bởi vậy, sau sinh mẹ nên giữ tâm trạng lạc quan và tích cực để tránh tình trạng tắc tia sữa cũng như đảm bảo số lượng và chất lượng sữa cho bé bú.

3. Mách mẹ cách chữa tắc tia sữa vón cực đơn giản hiệu quả

3.1 Cách chữa tắc tia sữa vón cục tại nhà

– Không nên ngừng cho bé bú mà tiếp tục cho bé bú thường xuyên hơn

Khi mẹ bị tắc tia sữa, cảm giác đầu tiên sẽ là đau nhức khó chịu ở bầu ngực. Khi bé ngậm ti mẹ có thể sẽ bị đau. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cho bé bú liên tục, nếu bé bú được càng nhiều càng tốt vì đây là cách chữa tắc tia sữa nổi cục hiệu quả và nhanh nhất.

Lực hút của bé sẽ giúp cho các dòng chảy của sữa được lưu thông, làm giảm thiều tình trạng tắc sữa. Cho bé bú được càng nhiều thì các cục cứng càng nhanh tan. Mẹ lưu ý khi cho bé bú nên để bé ngậm đúng khớp và ưu tiên để bé bú bên ngực đang bị tắc trước, sau đó mới cho bé bú bên ngực còn lại. Nếu bé không ngậm đúng khớp có thể khiến cho tình trạng tồi tệ thêm, mẹ có thể bị nứt cổ gà, gây đau rát vùng núm vú mà tình trạng tắc tia sữa cũng không được cải thiện.

Rất hay:  Gợi Ý Top 10+ antibody là gì [Triệu View]

– Thực hiện các động tác massage bầu ngực kết hợp chườm nóng

Massage ngực là biện pháp chữa tắc tia sữa bị vón cục đơn giản mà các mẹ có thể tự thực hiện tại nhà. Việc massage ngực sẽ giúp làm mềm và tan các cục sữa cứng. Để hiệu quả mẹ nên kết hợp chườm nóng và massage bầu ngực, lúc này ống dẫn sữa sẽ giãn nở do có nhiệt tác động, dòng sữa sẽ lưu thông nhanh hơn, giảm thiểu được việc tắc nghẽn. Khi thực hiện, mẹ dùng tay ấn nhẹ vào thành ngực sau đó di chuyển bàn tay khéo léo day vào các cục sữa bị ứ đọng. Mẹ không nên xoa quá nhẹ mà nên dùng lực một chút, xoa vòng tròn với tốc độ tăng dần để sữa mau tan. Massage bầu ngực nên thực hiện từ sớm, ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng viêm tắc.

Bên cạnh đó, mẹ nên tắm nước âm dưới vòi hoa sen, để nước từ vòi hoa sen chảy trực tiếp vào ngực cũng sẽ giúp các cục sữa cứng được đánh tan và khơi thông ống dẫn sữa.

– Sử dụng máy hút sữa hút hết lượng sữa tồn đọng

Trong trường hợp đã dùng các biện pháp trên nhưng chưa hiệu quả, mẹ có thể nhờ đến máy hút sữa để hút lượng sữa thừa ở giai đoạn khi các cục sữa mới hình thành và nằm ở gần núm vú. Nếu các cục cứng ở vị trí sâu hơn hoặc kích thước cục tắc đã lớn hơn thì tác dụng của máy hút sữa sẽ ít hiệu quả hơn. Bởi nếu tác động với lực nhỏ sẽ không thông được tia sữa nhưng nếu tác động lực quá lớn sẽ khiến mẹ bị đau và ảnh hưởng đến mạch máu.

Rất hay:  Hướng dẫn chi tiết chăm sóc môi sau phun an toàn và tăng hiệu quả

3.2 Khi nào cần gặp bác sĩ để chữa tắc tia sữa vón cục?

Tắc tia sữa vón cục nếu được xử lý ngay từ giai đoạn sớm thì không quá đáng lo. Tuy nhiên nếu mẹ đã áp dụng hết các cách chữa tắc tia sữa vón cục tại nhà mà tình trạng vẫn không khả quan, kèm theo các triệu chứng dưới đây thì mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả:

– Xung quanh bầu ngực mẹ xuất hiện các khối u đỏ và kích thước các khối u có dấu hiệu tăng dần theo thời gian

– Mẹ liên tục sốt cao không hạ, ngực cứng như đeo đá, vùng ngực lúc nào cũng nóng ran.

Nếu gặp các triệu chứng trên có thể mẹ đã bị viêm tuyến vú hoặc nhiễm trùng vú. Bác sĩ sẽ chỉ định kê thuốc kháng sinh cho mẹ để giảm đau và giảm viêm. Thuốc kháng sinh được kê sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Đối với những trường hợp nặng hơn, mẹ sẽ được chỉ định siêu âm, chụp X – quang hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Như vậy bài viết trên đây của Thu Cúc TCI đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết để chữa tắc tia sữa vón cục đơn giản, hiệu quả và đã được nhiều mẹ áp dụng thành công. Khi gặp tình trạng này mà chưa có hướng giải quyết, các mẹ có thể liên hệ tới tổng đài của Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch khám.