Nhiều trẻ lên 3 có biểu hiện ương bướng, chống đối, khó bảo khiến nhiều cha mẹ đau đầu, phiền não. Đây chính là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi, phát triển về tâm sinh lý thậm chí “khủng hoảng” khó chế ngự được hành động. Vậy tâm lý trẻ giai đoạn này thay đổi như thế nào? Đâu là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tích cực, nhẹ nhàng để cả nhà vui vẻ? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài biết dưới đây nhé.
Tâm lý trẻ 3 tuổi thay đổi như thế nào?
Giai đoạn còn nhỏ, trẻ chưa có sự phát triển về nhận thức, tư duy. Do đó trẻ không tự làm được và cần bố mẹ chăm sóc từ việc ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ. Khi lên 3 não bộ và hệ thần kinh trẻ dần hoàn thiện hình thành suy nghĩ, tư duy và nhận thức. Bé bắt đầu có những ý kiến cá nhân riêng và muốn thể hiện cái tôi của mình với người lớn. Bởi vậy trẻ xuất hiện sự ương bướng, cứng đầu và hay chống đối.
Trẻ có xu hướng thích được đối xử như người lớn, muốn làm theo ý mình, không tuân theo sự chỉ bảo, sắp đặt. Tuy nhiên năng lực của bé còn hạn chế nên có những việc trẻ không thể tự làm. Bên cạnh đó bé không thể phân biệt được tốt xấu, những điều nên hay không nên làm. Con cũng không xác định được những điều ảnh hưởng hay hậu quả của việc mình làm.
Khi nhu cầu vượt quá giới hạn năng lực, tâm lý trẻ 3 tuổi trở nên bực bội, khó chịu thậm chí phá phách, ăn vạ… Cha mẹ cần xác định rõ đây là bước phát triển tâm lý bình thường, giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” của trẻ. Không nên quy chụp quá trình này là con “hư hỏng”, không thể dạy dỗ được. Đồng thời phụ huynh cần có sự dạy dỗ, uốn nắn phù hợp để con lớn khôn mỗi ngày trưởng thành tốt hơn.
Biểu hiện sự bướng bỉnh của trẻ 3 tuổi
Hiểu của con là cách giúp phụ huynh chọn lựa cách dạy dỗ bé phù hợp. Bước vào giai đoạn “khủng hoảng” trẻ thường có biểu hiện thông qua thái độ, hành vi mà người lớn dễ dàng thấy được:
- Chống đối: Trẻ không tuân theo sự chỉ dẫn, dạy bảo, không phục tùng yêu cầu của cha mẹ. Thậm chí trẻ còn làm ngược lại những điều cha mẹ nói. Bé luôn có xu hướng vi phạm các nguyên tắc đã được đặt ra.
- Làm theo ý mình: Trẻ không muốn người lớn giám sát, tự làm theo ý mình, không chịu xin phép.
- Cứng đầu, ngoan cố: Trẻ kiên quyết bảo vệ ý định, đòi hỏi, yêu cầu của bản thân. Tuy nhiên đây không hẳn là ý thích mà do trẻ muốn người lớn chịu thua, muốn mình là người chiến thắng.
- Nổi loạn: Trẻ trở nên mất kiểm soát, không giữ được bình tĩnh khi cha mẹ quát mắng.
- Vô lễ: Trẻ biểu hiện thái độ vô lễ thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. Trẻ nói trống không, quay lưng lại khi nói chuyện, giơ tay muốn đánh người lớn khi không hài lòng.
>> Hiểu biết về các giai đoạn “Khủng Hoảng” của trẻ sẽ giúp bố mẹ có cách nuôi dạy con thông minh hơn:
- Khủng hoảng tuổi lên 2: Làm sao để đồng hành cùng con?
- Cẩm nang khủng hoảng tuổi lên 3 dành cho ba mẹ
10 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng, đơn giản
Dạy dỗ con luôn là thử thách lớn với nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những bé bướng bỉnh, ngang ngạnh. Dưới đây là 10 cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng, đơn giản cha mẹ có thể tham khảo.
>> 5 bước giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 cùng Sakura Montessori
1. Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không áp đặt, không ra lệnh
Nếu không muốn trẻ có xu hướng trở nên nổi loạn, thô bạo cha mẹ hãy nhớ tuyệt đối không ép buộc hay ra lệnh con làm theo ý mình. Trẻ 3 tuổi hoàn toàn có thể nhận thức được nhu cầu, hiểu được sự áp đặt của cha mẹ, con sẽ càng khó chịu và nổi loạn hơn.
Cha mẹ hoàn toàn có thể khiến con cảm thấy thoải mái mà vẫn kiểm soát được hành vi, thái độ của trẻ bằng những lời nói nhẹ nhàng. Ngay cả khi đang rất mệt mỏi, nóng giận cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của mình. Quản lý ngôn từ thật tốt, đưa ra những từ ngữ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Tránh cụm từ “con phải làm”, “con phải theo”… Hãy để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của người lớn, con sẽ hiểu và trở nên ngoan ngoãn hơn.
2. Dạy con mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, dứt khoát
“Khủng hoảng trẻ lên 3” không phải là sự hư hỏng, đôi khi bé không hiểu là mình làm sai. Do đó cha mẹ hãy giải thích cho bé về những hành động không đúng và hậu quả để con không lặp lại. Sự mềm mỏng, nhẹ nhàng khéo léo nhanh chóng khiến trẻ quên đi cảm giác chống đối, sự bướng bỉnh và trở nên nghe lời.
Tuy nhiên cần chú ý, quá trình giao tiếp với trẻ cha mẹ cần thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát. Đảm bảo sự tập trung của trẻ nghe cha mẹ nói, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, lời nói tích cực. Giải thích cho bé nhận thức ý nghĩa của việc vâng lời, đây là điều đúng đắn con cần thực hiện.
3. Đừng nói “không”, hãy đưa ra nhiều phương án cho trẻ lựa chọn
Trẻ 3 tuổi biết nhận thức ý thích của riêng mình, vì vậy cha mẹ đừng nói “không” với trẻ. Thay vào đó hãy tạo ra nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội cho bé trong ý muốn của mình. Ví dụ: Cho bé chọn 1 trong 2 màu khoác để mặc sáng nay, tự chọn món ăn trong mâm cơm mẹ đã làm sẵn, tự chọn 1 vài đồ chơi trong tủ đồ chơi của mình…
Tạo điều kiện cho bé thể hiện cái tôi của mình, trong sự bố trí của người lớn giúp con cảm thấy mình được tôn trọng. Với cách dạy trẻ lên 3 này, chúng ta sẽ khiến quan hệ cha mẹ, con cái trở nên thoải mái và gần gũi hơn.
4. Không chiều chuộng con vô điều kiện
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con ăn vạ, gào khóc, vòi vĩnh… thường đáp ứng yêu cầu của con để trẻ trở nên ngoan ngoãn. Lâu dần sự chiều chuộng vô điều kiện khiến trẻ ngày càng trở nên đòi hỏi và ương bướng hơn. Trẻ sẽ có xu hướng chống đối mạnh mẽ lớn khi không đạt được ý muốn của mình.
Vì vậy, trước sự bướng bỉnh của trẻ, cha mẹ thay vì chiều chuộng hay quát mắng tốt nhất hãy từ tốn, nhẹ nhàng với trẻ. Xoa dịu cảm xúc của con trước, sau đó khéo léo chia sẻ sẽ giúp bé hiểu và nghe lời.
5. Bỏ qua những yêu cầu vô lý từ trẻ
Bỏ qua những yêu cầu vô lý của con trong khi chúng đang la hét, ăn vạ là điều mà không phải cha mẹ nào cũng làm được. Nhưng nếu chiều theo con sẽ hình thành thói quen cứ ăn vạ là cha mẹ làm theo ý mình.
Trong trường hợp này phụ huynh hãy học cách mặc kệ chúng. Khi ở nơi công cộng, cha mẹ đưa trẻ đến chỗ khuất, chỗ ít người và đợi đến khi con bình tĩnh. Thực tế cho thấy, khi không thấy ai quan tâm đến mình trẻ sẽ tự động thôi khóc. Đây được đánh giá là 1 trong những cách dạy trẻ lên 3 bướng bỉnh hiệu quả.
6. Động viên, khen ngợi trẻ đúng lúc
Khen ngợi hay những phần thưởng nho nhỏ mà con yêu thích là chất xúc tác tốt khiến bé trở nên ngoan ngoãn. Vì vậy khi trẻ hoàn thành được 1 công việc dù là nhỏ, cha mẹ đừng tiếc việc động viên con. Ví dụ: Khen khi bé tự xúc cơm ăn, dành cho bé 1 cái ôm âu yếm khi con giúp đỡ người khác…
Bên cạnh đó, khi trẻ làm sai cha mẹ không nên tức giận, cáu gắt, quát mắng. Điều này vừa khiến trẻ cảm thấy bức bối, khó chịu, sợ hãi thậm chí bất mãn. Đồng thời tạo thành tấm gương xấu để trẻ học theo cách hành xử và thái độ của người lớn.
7. Trò chuyện, tâm sự để thấu hiểu con
Trò chuyện, tâm sư để đặt mình vào vị trí của trẻ, để thấu hiểu con là cách dạy trẻ bướng bỉnh hữu hiệu. Thông qua đó, cha mẹ cho trẻ thấy được sự yêu thương, kết nối với con cái. Cho con cảm nhận nơi tin cậy, an toàn, người bạn đồng hành cùng bé trong mọi hoàn cảnh.
Thấu hiểu thế giới trẻ thơ, cách suy nghĩ, hành động của con, cha mẹ dễ dàng hướng dẫn và dạy dỗ bé. Trẻ cũng dễ dàng nghe theo những yêu cầu và sự sắp xếp của cha mẹ.
8. Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân
Trẻ nhỏ cũng có những cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình nhất là trẻ 3 tuổi. Trẻ thường mong muốn chứng tỏ bản thân với người lớn, thể hiện mình đã lớn. Chính vì vậy cha mẹ hãy chú ý đến điều này, hãy tạo điều kiện để con thể hiện bản thân.
Trong trường hợp này hãy khuyến khích trẻ tự lập. Ba mẹ có thể để con tự xúc ăn, tự lau bàn ghế, chăm sóc cây cảnh, giúp mẹ quét nhà… Khi con hoàn thành tốt công việc, cha mẹ nên kịp thời khen ngợi, công nhận thành quả để bé cảm thấy tự tin hơn.
9. Kiên nhẫn với những nguyên tắc dạy trẻ đã đặt ra
Dạy con mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng cần đi kèm với những nguyên tắc. Những nguyên tắc đó bao gồm việc thống nhất những điều trẻ được làm và không được làm. Kiên quyết, dứt khoát yêu cầu con thực hiện những quy định đã đặt ra. Đảm bảo trẻ nhận thức được rằng đây là những quy tắc cần phải thực hiện.
Ngoài ra, người lớn cũng cần thống nhất trong cách giáo dục trẻ, tránh tình trạng mâu thuẫn cha dạy dỗ, mẹ bênh vực. Điều này khiến trẻ không chịu nghe ai, chỉ theo ý mình. Phụ huynh cần cư xử đúng cách, có chừng mực để bé học hỏi theo.
10. Đọc truyện về sự vâng lời cho trẻ
Mặc dù 3 tuổi bé đã có nhận thức riêng, những trẻ rất ngây thơ và thường tin tưởng vào những câu chuyện kể. Thường xuyên đọc truyện cho bé là cách giúp hình thành tư duy, nhận thức về sự vật hiện tượng trong thời điểm này. Năng lực học và làm theo của trẻ 3 tuổi rất lớn, những câu chuyện về sự vâng lời giúp bé nhận biết những điều đúng đắn và học theo.
Giáo dục bằng các câu truyện kể còn có tác dụng mở rộng vốn từ vựng, nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, tăng cường khả năng hiểu biết, trí tưởng tượng của con.
Câu hỏi thường gặp
1. Có nên phạt trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không?
Kỷ luật không đòn roi không có nghĩa là cha mẹ không phạt khi trẻ 3 tuổi bướng bỉnh. Khi con không tuân thủ những quy tắc đã thống nhất hãy thực hiện các hình phạt. Tuy nhiên cha mẹ nên nhớ hình phạt để giúp trẻ nhận ra sai trái, chứ không phải để trừng phạt.
Bạn có thể áp dụng các biện pháp xử phạt như không đọc truyện cho bé nghe; không cho bé đi chơi bên ngoài; yêu cầu bé đứng im 1 góc và suy nghĩ về hành động sai của mình… Tùy từng trường hợp, tùy tính cách mỗi đứa trẻ cha mẹ đưa ra hình phạt phù hợp. Hình phạt đảm bảo tính răn đe để lần sau bé ghi nhớ và hạn chế tái phạm lỗi.
Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý phạt con nhưng không làm tổn thương lòng tự trọng của bé:
- Không nên phạt con khi con vì ý định tốt mà vô tình gây ra lỗi
- Không nên phạt con theo cảm tính, khi cha mẹ mất kiểm soát
- Không nên phạt con ở nơi công cộng
- Không nên chỉ dọa phạt mà không thực hiện
- Không nên chỉ phạt 1 đứa trẻ khi không xác định được ai trong số chúng gây ra lỗi
2. Nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý gì khi dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh?
Dạy trẻ lên 3 bướng bỉnh có nhiều cách hiệu quả, tuy nhiên trong quá trình giáo dục cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc:
- Kiên nhẫn, không nóng vội: Quá trình giáo dục trẻ cần thực hiện trong thời gian dài nên cha mẹ cần kiên nhẫn thực hiện. Nóng vội có thể gây ra phản ứng ngược, khiến mọi công sức đổ sông đổ biển. Cha mẹ hãy luôn là tấm gương để trẻ quan sát, học hỏi hàng ngày.
- Không sử dụng đòn roi: Với trẻ ương bướng trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” sử dụng đòn ron gây xu hướng ngang ngạnh mạnh mẽ hơn. Không nên mắng mỏ, sử dụng từ ngữ gây tổn thương khiến trẻ trở nên nhút nhát, yếu đuối.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy trẻ: Mỗi đứa trẻ là một phiên bản đặc biệt, vì vậy cha mẹ hãy áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục. Chọn cách dạy dỗ phù hợp với lứa tuổi, với tính cách con mình để mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Thống nhất cách dạy trẻ: Trong gia đình cha mẹ, ông bà hãy thống nhất về cách dạy trẻ để tránh tạo ra các xung đột.
3. Cha mẹ phải làm gì khi trẻ 3 tuổi nhất quyết nói “không” trong mọi tình huống?
Trẻ nhất quyết nói “không” trong mọi tình huống là biểu hiện rõ ràng của trẻ bướng bỉnh. Trường hợp này thường xuyên xảy ra với những trẻ bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”. Nhiều bậc phụ huynh không đủ kiên nhẫn, không giữ được bình tĩnh mà quát tháo, dọa nạt hoặc sử dụng đòn roi với trẻ. Đây là cách làm không tốt thậm chí còn khiến trẻ có xu hướng ngày càng ương bướng, không nghe lời.
Lúc này cha mẹ nên đưa ra giải pháp 2 sự lựa chọn để tránh câu trả lời “không” từ trẻ. Ví dụ: Con muốn uống nước cam hay nước dâu? Con muốn mặc bộ siêu nhân hay bộ khủng long?…. Nếu trẻ chưa sẵn sàng cha mẹ nên đưa ra những yêu cầu để thúc đẩy trẻ như đếm từ 1 đến 5 để trẻ đưa ra quyết định.
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tưởng khó mà dễ, tưởng dễ nhưng lại không đơn giản. Điều cần nhất chính là cha mẹ hãy yêu thương, thấu hiểu cùng con vượt qua giai đoạn phát triển tâm lý này.