Chạy côn tay là một nghệ thuật chơi xe, tiếng pô và hơi xe chính là những cảm nhận tuyệt vời nhất dành những người đam mê tốc độ. Khi chạy xe bạn cần phải gữ tập trung cao độ để tránh được những trường hợp bất ngờ xảy ra.
Thao tác 1: Vào số
Bạn nên bóp côn tay trái thật mạnh đồng thời đạp chân số vào số 1 sau đó nhả côn dần đần để cho xe chạy.
Thao tác 2: Vào số 2,3,4,5
Cũng giống như thê bạn hãy nhớ câu cửa miệng ” 1 đạp – 2,3,4,5 móc” tức là vào số 1 trước sau đó móc ngược lên các số 2345. Cùng lúc đó bạn cũng nên thự hiện nhả ga nhẹ nhàng.
Bạn cần lưu ý: số 1 đi 10km/h; số 2 đi 10 – 30 km/h; số 3 đi 30 – 50km/h; số 5 đi 50 – 80 km/h; số 5 đi 80 km/h. Nếu muốn về 0 thì chỉ cần bóp sát côn và số 2.
Cách chạy xe côn tay khi tắc đường
Khi bị tắc đường xe rất dễ bị tắt máy cho nên bạn cần chú ý kết hợp nhẹ nhàng giữa tay côn và tay ga. Cụ thể là thả nhẹ côn khi vào số 1 xe sẽ tự động chạy mà không càn phải ga và nên nhớ với tốc độ chạy dưới 5km/h thì phải bắt buộc đí số này.
Cách chạy xe côn tay đúng cách
Chạy xe tay côn ở tốc độ thấp 1, 2 sẽ làm cho xăng được xuống đều, không bị chết máy, đủ lực để kéo sức bền cho máy. Nếu bạn muốn biết rõ cách hoạt động của con xe của mình và trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc thì đừng ngại va chạm.
Cách chạy xe côn tay trong thành phố
Cách chạy xe côn tay 6 số đúng cách
Sang số bỏ côn
Nên bỏ hết côn khi chuyển sang số để vừa không bị mỏi tay và tránh làm hỏng lá côn. Đường phố hay đông đúc xe cộ nên khi chạy cần phố hợp côn và ga (lên côn ga) để không bị chết máy.
Đề pa xe côn tay
Theo cách chạy xe côn tay trên đường phố của chúng tôi thi bạn cũng cần phải chú ý đến việc nhả côn tay thật nhẹ nhàng trước khi đã lên ga mạnh. Thả hết côn khi đạt tốc độ cho phép để cho xe chạy nhanh hơn.
Đi xe không ì máy
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là bạn đã sang số cao trong khi ga xe nhưng không đạt được tốc độ như ý muốn làm cho nó rơi vào tình trạng không thể tăng tốc. Cho nên bạn cần bóp nhẹ côn và ga đều để vọt lên và sang số phù hợp.
Hướng dẫn cách chạy xe côn tay lên dốc
Điều chỉnh số phù hợp với vận tốc chạy là việc cần làm. Nên nhớ khi chuyển hết sang số thi mới buông thả hết côn tay nhằm giữ cho xe luôn bền bỉ. Khi bạn muốn đề pa thì cần phải thả côn hết cỡ cho đến khi nhả hết tốc độ thì phải nhả hết côn.
Cách chạy roda xe côn tay
Không nên lạm dụng về số 0 quá nhiều vì như thế làm ảnh hưởng đến xe côn tay của bạn không kiểm soát được tốc độ khi lên dốc và áp dụng cách chạy xe côn tay với 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: xe chở 2 người trong lúc lên dốc cao:
Giảm vận tốc và ở tốc độ nào thì về số đó, dốc càng cao thì về số càng thấp. Sau đó bạn hãy bắt đầu nhả côn và lên ga đều không nên quá mạnh hoặc quá nhẹ để điều chỉnh cho dễ và tránh được những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Trường hợp 2: Xe dừng ngay ở chân dốc không thể lấy được đà:
Bạn hãy vào số 1 sau khi khởi động máy và ga mạnh để vượt dốc. Khi đã vượt qua khỏi con dốc đó thì cần nhả ga ngay. Cần chú ý xem phía trên dốc là đường lớn hay hẻm để có phương án xử lí cho tốt nhất là phải cận thận với những con đường hẹp nhỏ.
Trường hợp 3: Xe côn tay bị chết máy giữa dốc.
Bước đầu tiên bạn cần làm là bóp phanh tay để chống 2 chân. Sau đó khởi động lại máy và về số 1 và cố gắng giữ cân bằng xe. Cuối cùng là nhả côn và ga nên khi khởi động xe.
Bạn cần chú ý là không được nhả hết tay côn vì nếu như thế xe rất bị chết máy. Văn tay ga lớn để xe rú lên, đồng thời nhả chân phanh dần dần để xe thử xe có vọt lên không. Tuyệt đối không nên nhát phanh chân nhanh khi chưa đủ tốc độ vượt dốc.ưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược.
Những nguyên tắc cơ bản,
1. Thao tác cần số
Xe đang chạy ở vận tốc nào thì phải chạy số đó tức là tốc độ nhỏ thì chạy số nhỏ vì nếu chạy tốc độ cao dùng số nhỏ sẽ gây ra tình trạng ghì máy hoặc ngược lại chạy tốc độ nhỏ mà dùng số cao thì sẽ dẫn đến giật máy chết máy.
Các cấp số tương ứng với mức tốc độ
+ 0 – 10 km/h chạy số 1. + 10 – 30 km/h chạy số 2. + 30 – 50 km/h chạy số 3. + 50 – 80 km/h chạy số 4. + Trên 80 km/h chạy số 5 hoặc 6 (nếu có).
2. Thao tác bóp côn
Khi bóp côn để vào số thì phải bóp vào nhanh dứt khoát tránh tình trạng không vào được số hoặc kẹt số và khi nhả côn thì thả từ từ tránh tình trạng bị giật, xe bốc đầu hoặc tắt máy.
3. Thao tác sang số
Cấu tạo của xe côn tay là hộp số vuông chứ không phải tròn như những chiếc xe côn tự động nên khi điều khiển xe côn tay cần phải rèn luyện nhiều về kỹ năng vào số trước khi vận hành thật sự. Các xe tay côn phần là 4 số và chỉ có cần đạp chứ không có cần lùi.
Cách vào số
-Từ số 0 đạp mạnh về trước là số 1( đạp về trước bao nhiêu lần cũng là số 1)
-Từ số 0 móc mạnh về sau là số 2
-Từ số 1 móc nhẹ về sau là số 0
-Từ số 1 móc mạnh về sau là số 2
-Từ số 2 móc mạnh về sau là số 3
-Từ số 3 móc mạnh về sau là số 4
-Từ số 4 móc mạnh về sau vẫn là số 4 (cho dù móc bao nhiêu lần cũng là số 4)
Cách trả số
-Từ số 4 đạp mạnh về trước là số 3
-Từ số 3 đạp mạnh về trước là số 2
-Từ số 2 đạp nhẹ về trước là số 0
-Từ số 2 đạp mạnh về trước là số 1
-Từ số 1 đạp mạnh về trước vẫn là số 1
Lưu ý:
Khi mới tập điều khiển xe côn tay chúng tôi khuyến cáo bạn nên thử chạy các dòng xe phân khối nhỏ không nên sử dụng các dòng xe Naked-bike hay Sport-bike có phân khối lớn vì các dòng xe này dễ đạt vận tốc cao trong khoảng thời gian ngắn và trọng lượng khá nặng dẫn đến khó điều khiển và có thể gây ra tại nạn ngoài ý muốn nguy hiểm tới bản thân mình và người khác.
Ưu điểm của dòng xe côn tay đem lại
+ Tiết kiệm nhiên liệu
+ Đề-pa tăng tốc nhanh
+ Vô số nhẹ, trả số nhanh
+ Không chết máy khi lội nước
+ Chuyên dụng khi vận hành trên đường trường
Trên đây là những tư vấn cách chạy xe côn tay trong một số trường hợp phổ biến hiện nay. Hi vọng thông qua bài viết này đã cung cấp cho các bạn một số mẹo hay để giúp bạn hoàn toàn yên tâm sử dung thành thạo chiếc xe máy côn tay của mình trên mọi nẻo đường.
Tổng hợp từ Tinhte.vn, Autovn360, Webike.vn