Các loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị

Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối.

1. Các chấn thương đầu gối thường gặp

1.1. Gãy xương

Khớp gối cấu tạo từ 3 đoạn xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Cả 3 đều có khả năng nứt hoặc thậm chí gãy kín do té ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm mạnh.

Thực tế, các bác sĩ cho biết, tỷ lệ gãy xương kín ở xương bánh chè nhiều hơn hẳn so với các đoạn xương còn lại. Ngoài ra, chứng loãng xương cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng chấn thương này.

1.2. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

Dây chằng chéo trước (ACL) chịu trách nhiệm cho chuyển động gập duỗi của khớp gối và giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi. Tình trạng chấn thương ở dải mô mềm này được chia thành 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Cấp 1: giãn dây chằng do bị kéo căng quá mức
  • Cấp 2: vết rách nhỏ bắt đầu hình thành ở dây chằng chéo trước
  • Cấp 3: người bệnh bị đứt dây chằng hoàn toàn
đứt dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến
Dây chằng chéo trước bị đứt là một trong những chấn thương đầu gối phổ biến nhất của những người chơi thể thao

Vận động viên của những môn mang tính đối kháng cao như bóng đá, khúc côn cầu… là đối tượng dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước nhất. Tuy nhiên, chấn thương thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên vấn đề trên. Đột ngột đổi hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao cũng có thể gây rách dây chằng.

Rất hay:  Chuyển đổi đơn vị đo diện tích: Định nghĩa decimet vuông (dm2) và mét vuông (m2)

1.3. Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)

Giống như tên gọi, dây chằng chéo sau nằm phía sau khớp gối. Vai trò của dải mô liên kết này cũng là ổn định cấu trúc đầu gối, bằng cách ngăn xương chày không trượt ra phía sau quá xa.

Chấn thương dây chằng chéo sau thường xảy ra do va chạm mạnh vào mặt sau đầu gối hay duỗi khớp đầu gối quá mức trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn.

1.4. Chấn thương dây chằng trong khớp gối (MCL)

Nhiệm vụ của dây chằng trong là liên kết xương đùi với xương ống chân ở mặt trong của đầu gối. Chấn thương dây chằng trong thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối khiến đầu gối bị xoay hoặc sụp vào trong làm dây chằng bị kéo căng hoặc rách.

1.5. Chấn thương dây chằng ngoài khớp gối (LCL)

Dây chằng ngoài có tác dụng ổn định mặt ngoài của đầu gối bị tổn thương do mặt trong đầu gối bị tác động lực mạnh khiến đầu gối xoay ra ngoài hoặc do thay đổi tư thế đột ngột khi hoạt động. Mặc dù chấn thương dây chằng ngoài khớp gối hiếm khi xảy ra so với những dây chằng khác, thế nhưng mức độ tổn thương cũng vô cùng nghiêm trọng.

Thông tin tham khảo: > Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi? > Nhận biết tình trạng đứt dây chằng đầu gối > Chấn thương dây chằng đầu gối thường bị bỏ qua

Rất hay:  Hướng dẫn cài đặt và Cách sử dụng Camera hành trình - nội thất ô tô

1.6. Trật khớp gối