Dạy Pha Chế Trà Sữa Cà Phê Kem

Bánh chưng là một món không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt, thể hiện lòng thành kính dân lên các bậc tổ tiên cầu mong mọi sự an lành trong năm mới đến. Cách gói bánh chưng khá khó nên không phải ai cũng có thể gói được những chiếc bánh chưng vuông vắn, đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách gói bánh chưng bằng tay và bằng khuôn giúp bạn có những chiếc bánh chưng thật ngon, đẹp cho ngày Tết.

Nguyên liệu gói bánh chưng

1. Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói.

2. Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

3. Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

4. Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 phần gạo: 2 phần đỗ.

5. Gia vị: muối, hạt tiêu.

Sơ chế nhân và lá dong gói bánh chưng

– Ngâm đỗ xanh trong nước khoảng 2 tiếng cho nở, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Cho thêm một thìa muối, trộn đều rồi mang đồ chín. Lúc đỗ còn nóng dùng muỗng đánh cho đỗ tơi nhuyễn rồi nắm thành từng nắm có kích vừa phải. Lưu ý: Bạn cũng có thể để nguyên đỗ sống đã ngâm cho nở, vớt ráo nước và xóc muối để gói.

Rất hay:  Mua vé số đài nào dễ trúng? Mẹo chơi xổ số lợi hại

– Ngâm gạo nếp trước khoảng 8 tiếng trước khi gói cho mềm ( chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, ngâm lâu gạo sẽ bị chua và bở ). Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó sóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối. Cần chú ý cho lượng muối vừa đủ tránh bánh bị quá nhạt hoặc quá mặn.

Nếu muốn bánh được xanh và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ, lọc lấy nước cốt mà xanh để ngâm gạo nếp.

– Lá dong rửa thật sạch 2 mặt rồi đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Sau đó, dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra. Một mẹo nhỏ giúp bạn cắt sát vào lá nhưng không làm rách lá là hãy cắt từ giữa lá trở ngược lại phần cuống.

Cách gói bánh chưng

Cách 1: Cách gói bánh chưng bằng tay

-B1: Lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.

– B2: Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá hướng xuống dưới. Xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân quay lên trên.

– B3: Đổ một nửa gạo lên trên trải đều khắp 4 góc. Sau đó, cho 1 phần nhân đậu xanh lên. Cuối cùng, cho nửa gạo nếp còn lại lên trên, phủ kín. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, dùng lạt buộc lại cho chắc.

– B4: Chúng ta cầm lần lượt các lá dong bên phải và trái gấp lại với nhau. Chú ý trong lúc gấp phải chắc tay thì cách gói bánh Chưng tại nhà mới đẹp mắt và vuông vắn. Giấu các mép thừa của lá vào bên trong, nếu thừa nhiều có thể dùng kéo cắt đi. – B5: Dùng 2 ngón của mỗi tay bóp lá dong của phần trên vào trong, rồi gập lại trong khi các ngón cái vẫn giữ cố định phần lá đã gấp lúc trước. Làm tương tự với đầu còn lại.

Rất hay:  Hướng Dẫn Cách Xóa Cột Trong Word 2007 2010 2013, Xóa Hàng, Cột Hoặc Ô Khỏi Bảng

– B6: Sau khi chiếc bánh đã được hình thành, dùng 4 chiếc lạt để buộc bánh, phần lạt thừa cài gọn gàng vào các lớp lạt. Bạn cũng có thể đặt 4 chiếc lạt ở dưới lá dong ngay từ bước đầu tiên để tránh cho bánh bị xô lệch khi buộc.

Sau khi hoàn thành, bạn dùng hai tay ấn nhẹ xuống để bánh được chặt hơn.

Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.

Cách 2: Gói bánh chưng bằng khuôn

– B1: Xếp 4 lá dong giống như xếp để gói bằng tay, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.

– B2: Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên. Bạn có thể xem chi tiết các bước thực hiện ở hình minh họa.

– B3: Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông vức, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra.

– B4: Cho nguyên liệu gói lần lượt vào phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, Tiếp tục một lượt gạo, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có..

– B5: Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được gọn gàng.

Cách luộc bánh chưng xanh và ngon

Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức.

– B1: Cho những lá dong thừa, cuống lá, sống lá vào đáy nồi trước khi xếp bánh lên trên để bánh có thêm hương vị và không bị cháy ở đáy nồi. Xếp bánh thẳng đứng rồi đổ ngập nước quá mặt nước rồi đặt lên bếp đun. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa

Rất hay:  Cách Mở 2 File Word Cùng Lúc Trên Màn Hình: Hướng Dẫn Chi Tiết

– B2: Đun lửa to cho đến khi sôi thì giảm bớt. Bánh luôn phải ngập nước khi luộc nên bạn cần phải chuẩn bị sẵn nước cho nồi bánh chưng. Cứ 1 tiếng bạn kiểm tra mực nước trong nồi 1 lần. Nếu nước giảm thì tiếp nước vào. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này.

– B3: Bánh chưng luộc bằng bếp củi đủ 12 tiếng thì bánh chín, không lo bị “lại gạo” sau này.

Vớt bánh để ráo nước

Bánh chưng vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời. Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước. Thường dùng miếng gỗ phẳng, hoặc mâm đè lên các lớp bánh sau đó là dùng 1 vật nặng vừa phải để lên trên sẽ làm bánh được ép rền, phẳng, chắc mịn.

Để có được những chiếc bánh chưng ngon, đẹp trong những ngày Tết, đòi hỏi người gói phải tinh tế, cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu tới khâu luộc bánh. Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông. Sắp đến tết rồi, nhà bạn đã chuẩn bị gói bánh chưng chưa? Hi vọng những chia sẻ bí quyết gói bánh chưng ngon trên đây sẽ giúp gia đình bạn có những chiếc bánh chưng xanh ngon cho ngày Tết.

Xem thêm Hướng dẫn chọn lá dong và nguyên liệu ngon để gói bánh chưng ngày Tết tại đây!