Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể bị sốt và cảm thấy khó chịu. Để giúp giảm sốt cho trẻ, bố mẹ cần biết một số cách hạ sốt cho trẻ an toàn. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của AVAKids tìm hiểu ngay các cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng dưới đây nhé!
1Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Trước khi đến với những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng.
Sốt là một trong những phản ứng thường gặp nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đa số trẻ em thường sốt nhẹ không quá 2 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cho bé khoảng 2 – 3 giờ/lần, nếu bé sốt trên 38 độ thì cần kiểm tra từ 15 – 30 phút 1 lần.
Các bác sĩ cho biết, trẻ có thể bị sốt ngay cả khi tiêm phòng ho gà hoặc thương hàn. Đồng thời, vẫn có những trường hợp trẻ bị sốt ngày thứ 5 sau khi tiêm, tình trạng sốt muộn này thường xảy ra trong trường hợp tiêm phòng quai bị hoặc vắc xin sởi.
Một vài dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng như sau:
- Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.
- Cơ thể nóng bừng, da ấm lên hoặc đỏ hơn bình thường.
- Trẻ em có thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn hoặc mệt mỏi.
- Trẻ có thể bị đau đầu, đau bụng hoặc đau nhức cơ.
- Trẻ biếng ăn, khó ngủ, dễ kích động.
- Phát ban, nổi mề đay, nổi mẩn ngứa.
Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ và khó chịu là dấu hiệu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
2Vì sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?
Vắc xin là chế phẩm sinh học mang virus, vi khuẩn đã chết hoặc làm cho suy yếu rồi đưa vào cơ thể. Khi được tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của trẻ coi vắc xin như một loại vi trùng ngoại lại và bắt đầu phản ứng với vắc xin giống như đối với vi khuẩn, virus để tạo nên kháng thể tiêu diệt mầm bệnh.
Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ trong những năm tháng đầu đời khá non yếu nên chưa thể chống lại hoàn toàn các tác nhân gây bệnh có mặt trong vắc xin. Do đó, thể thể trẻ xuất hiện các phản ứng sau tiêm như đau, sưng chỗ tiêm, sốt nhẹ dưới 38.5 độ,… Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể.
Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu một số cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng để áp dụng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
3Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả
Có nhiều cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, dưới đây là những cách thông dụng và an toàn được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng:
Lau người cho trẻ bằng nước ấm
Lau người bằng nước ấm là cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng khá đơn giản và hiệu quả. Nước ấm sẽ bốc hơi làm cho mạch máu giãn nở và giúp cơ thể mát hơn. Do đó, mẹ tiếp tục thực hiện biện pháp này cho đến khi nhận thấy nhiệt độ cơ thể của trẻ đã giảm xuống bình thường (37 độ C), thông thường khoảng 30 – 45 phút.
Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước cũng là một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đơn giản. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng cao gây mất nước. Để bù vào lượng nước đã mất, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước.
Thông thường, trẻ sốt sẽ không cảm thấy đói, lúc này bố mẹ không nên ép trẻ ăn mà có thể cho trẻ uống sữa. Đối với những trẻ lớn hơn có thể cho ăn cháo, súp hoặc các món ăn lỏng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng được nhiều mẹ áp dụng
Dùng rau diếp cá
Chất decanoyl-acetaldehyd có tính kháng sinh nên rau diếp cá có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể,… Trong Đông y, rau diếp cá có tính mát, vị chua, cay với tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, sát khuẩn, giải cảm, hạ sốt,…
Do đó, khi trẻ bị sốt, mẹ hãy rửa sạch 30g rau diếp cá tươi rồi giã nát, lọc lấy nước, đun sôi, để nguội rồi cho bé uống. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giã nát một ít diếp cá rồi bọc vào khăn sữa nhỏ đắp lên trán khoảng 30 phút, sau đó lau sạch lại bằng nước ấm.
Hạ sốt bằng tinh dầu
Tinh dầu bạc hà có chứa menthol có tác dụng làm mát da và cơ thể khi bị sốt. Khi hít tinh dầu bạc hà pha loãng cũng sẽ kích thích cơ thể tiết mồ hôi, giúp hạ sốt hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xoa bóp bằng tinh dầu cũng là cách tuyệt vời để hạ nhiệt độ cơ thể.
Mẹ cũng có thể sử dụng dầu khuynh diệp, bạc hà và hoa cúc để xoa bóp cho trẻ. Hãy trộn 1 thìa dầu nền với 6 giọt tinh dầu rồi sử dụng để massage khắp cơ thể trẻ, nhất là vùng gáy và gót chân để hạ sốt.
Hạ sốt cho trẻ bằng chanh tươi
Nước chanh, quýt, bưởi và các loại hoa quả giàu vitamin C là thức uống có khả năng làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi trẻ sốt, mẹ có thể thái vài lát chanh tươi đắp lên trán cho bé, đồng thời xát chanh vào nách, bẹn và dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Đây là một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng khá hiệu quả.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi
Khi trẻ bị sốt, nếu mặc quần áo dày sẽ khiến thân nhiệt tăng cao. Trong trường hợp trẻ sốt nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì không nhất thiết cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Lúc này, chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cũng là một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả.
Hạ sốt bằng thuốc
Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ là cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mang lại hiệu quả cao.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Hãy dùng acetaminophen (paracetamol).
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen.
- KHÔNG cho trẻ uống aspirin vì có thể liên quan đến hội chứng Reye cực kỳ nguy hiểm.
Lưu ý rằng, liều lượng thuốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc vào trọng lượng. Bên cạnh đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Hạ sốt bằng lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có công dụng làm ra mồ hôi, giải độc, chữa cảm mạo hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây chứa nhiều tinh dầu có thể giúp giảm đau, hạ sốt, giảm cảm,…Mẹ có thể xay lá tía tô lấy nước rồi cho bé uống trực tiếp, đun nước lá tía tô hoặc cho bé ăn sống trước tiêm 1 ngày để giúp giảm sốt và tăng sức đề kháng tự nhiên.
Dùng miếng dán hạ sốt
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng tiếp theo là sử dụng miếng dán hạ sốt. Đối với nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi việc dùng thuốc hạ sốt có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Do đó, trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ sau khi tiêm phòng, mẹ nên sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ tạm thời trước khi đưa đến gặp bác sĩ.
Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ cho bé từ 0 tháng (Hộp 5 cái)
Tắm nước ấm trong phòng kín
Khi trẻ sốt hoặc bệnh, việc giữ gìn cơ thể bé sạch sẽ rất cần thiết. Chính vì thế, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm trong phòng kín để hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Cho trẻ bú nhiều là cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng được khuyến khích. Theo đó, mẹ nên tăng cường cữ bú để cung cấp nước cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể uống nước hoặc sử dụng đồ ăn dặm.
Bên cạnh đó, sữa mẹ không những bổ sung nước mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ nhanh hạ sốt.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
Sốt khiến trẻ khá mệt mỏi, đau nhức khiến trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục. Do đó, mẹ nên dỗ trẻ ngủ nhiều để con nhanh hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy cho bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng, không có tiếng ồn để trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
4Khi nào nên đưa trẻ đi khám sau khi tiêm phòng?
Ngoài các cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, mẹ cũng nên nằm lòng những dấu hiệu nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra sau khi tiêm vắc xin. Các dấu hiệu bao gồm:
- Trẻ bị nổi mề đay, nổi vân tím, tay chân lạnh.
- Trẻ khóc thét, quấy khóc trên 3 giờ.
- Trẻ mệt lả, co giật, lừ đừ, gọi không có phản hồi.
- Sốt cao trên 39 độ C kéo dài 24h và sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.
- Con bỏ bú, bú kém hoặc có các phản ứng thông thường kéo dài.
- Vị trí tiêm bị sưng, đau, cứng, hạn chế vận động, xuất hiện quầng đỏ kích thước lớn và lan rộng.
- Trẻ khó thở, tím tái, thở ngắt quãng, khò khè, thở nhanh, có rút lõm lồng ngực,…
Trẻ nổi mề đay sau khi tiêm phòng là dấu hiệu cần đưa đến bác sĩ
5Đôi lời từ AVAKids
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là phản ứng thường gặp nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Với những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng được tổng hợp bởi AVAKids trên đây, hi vọng bố mẹ đã biết cách giúp con nhanh giảm sốt và dễ chịu hơn sau khi tiêm phòng.
Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tổng hợp bởi Bích Lựu
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm