Dị ứng có rất nhiều dạng: dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng do tích tụ độc tố trong cơ thể,… Hầu hết các dạng dị ứng đều có chung đặc điểm đó là những vết mẩn đỏ, mề đay xuất hiện trên da. Hiện tượng này gây khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Vậy bị dị ứng nên làm gì? cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết dị ứng là gì?
Dấu hiệu dị ứng khá đa dạng, tùy vào từng loại dị ứng sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các dạng dị ứng đều có triệu chứng chung đó là da mẩn ngứa, nổi mề đay. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sưng, phù, ho, tức ngực, sốc phản vệ,… và nhiều dấu hiệu khác.
2. Các nguyên nhân gây ngứa do dị ứng
Hàng rào miễn dịch không đặc hiệu trên da giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và các dị nguyên khác xâm nhập. Khi tiếp xúc với dị nguyên, các tế bào trong hàng rào miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng bảo vệ, gây viêm da và tạo ra cảm giác ngứa.
Ngứa là hiện tượng khiến người bệnh muốn gãi vùng da ngứa, tạo ra cảm giác khó chịu và bực bội. Các nguyên nhân gây ngứa da bao gồm dị ứng, da khô, viêm da thần kinh, ghẻ và nhiều bệnh lý khác như tiểu đường, HIV/AIDS, suy thận, xơ gan, v.v. Trong đó, ngứa da do dị ứng (thuốc, thời tiết, v.v.) là phổ biến.
Ngứa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm người già, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị dị ứng thời tiết, hen phế quản, eczema, HIV/AIDS, ung thư và nhiều trường hợp khác.
3. Các phương pháp điều trị ngứa do dị ứng
Bị dị ứng nên làm gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm. Vậy bạn cần phải làm gì khi thường xuyên bị dị ứng? Có nhiều loại dị ứng, mỗi loại sẽ có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý các dạng dị ứng phổ biến.
3.1. Phương pháp không dùng thuốc
Gãi là một phương pháp mà phần lớn bệnh nhân sử dụng để giảm ngứa khi bị dị ứng. Tuy nhiên, gãi da có thể làm tăng kích ứng và làm tình trạng ngứa trở nên nặng hơn. Do đó, cần hạn chế việc gãi vùng da bị ngứa.
Ngoài ra, bệnh nhân cần cắt ngắn móng tay và mặc quần áo thoáng mát và rộng. Khi tắm, tránh sử dụng nước quá nóng, xà phòng, sữa tắm và dầu gội có thể gây kích ứng hoặc gây dị ứng. Nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm chứa chất tạo màu và tạo mùi.
Hãy giữ độ ẩm trong nhà để hạn chế da khô và duy trì nhiệt độ phù hợp. Một cách đơn giản để giảm ngứa khi bị dị ứng là áp dụng nước lạnh hoặc đá lên vùng da ngứa hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà để làm mát.
3.2. Phương pháp dùng thuốc
Thuốc bôi tại chỗ được sử dụng để giảm ngứa da khu trú, chẳng hạn như do côn trùng cắn, ban đỏ, và còn nhiều loại khác. Một số thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng histamin như Mepyramine và diphenhydramine. Trong số đó, diphenhydramine thường được sử dụng hiệu quả để giảm ngứa do dị ứng. Các loại thuốc gây tê như benzocaine, lidocaine, và tetracaine cũng được sử dụng để giảm ngứa. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng quá lâu và trên diện rộng vì những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn nhịp tim.
Thuốc uống thường được sử dụng khi ngứa da lan tỏa hoặc không phản ứng với thuốc bôi. Cách giảm ngứa phổ biến là sử dụng thuốc kháng histamin như cetirizine, chlorphenamine, cimetidine, loratadine, hydroxyzine, ranitidine và nhiều loại khác như doxepin, mirtazapine, ondansetron, paroxetine, …
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc trị ngứa theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
- Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng thuốc.
- Không bôi thuốc trên diện rộng hoặc sử dụng quá mức với thuốc bôi.
- Khi bôi thuốc, tránh để thuốc tiếp xúc với mắt, mũi, miệng và tai.
3.3. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi bị dị ứng, ngứa da
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc để giảm ngứa khi bị dị ứng, việc chú ý đến chế độ ăn uống cũng rất quan trọng.
Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau để giảm ngứa:
- Hải sản.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, kem, phô mai… do chứa nhiều vitamin D, protein, canxi, có tác dụng kích thích tiết bã nhờn trên da, gây viêm và làm trầm trọng tình trạng ngứa.
- Chất béo bão hòa.
- Thức ăn ngọt như bánh kẹo, trà sữa.
- Đồ cay nóng, kích thích.
- Thực phẩm lên men.
- Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
Khi bị ngứa da, nên ăn những thực phẩm sau:
- Rau củ quả.
- Thịt lợn.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống đủ nước để giữ ẩm cho da và giải độc cơ thể.
Ngoài ra, để giảm ngứa da, cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Đảm bảo đủ giấc ngủ (7-8 tiếng/ngày).
- Tập luyện để tăng sức đề kháng và giảm căng thẳng.
- Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên, giặt sạch chăn màn.
- Nếu tình trạng ngứa da không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, cần tới cơ sở y tế để được kiểm tra và nhận chỉ định phù hợp.
3.4. Xử lý dị ứng do cơ thể tích tụ độc tố
Đối với người bị dị ứng do chức năng gan kém, cơ thể tích tụ nhiều độc tố thì điều quan trọng nhất đó là phải tăng cường chức năng gan, thải độc tố ra ngoài cơ thể. Hiện nay, có rất nhiều cách giúp mang lại hiệu quả này, trong đó sử dụng sản phẩm thảo dược siro An Bì Đức Thịnh được đông đảo người bệnh đánh giá cao.
An Bì Đức Thịnh được sản xuất dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường – nhà thuốc có lịch sử 200 năm liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc bao gồm 15 vị thuốc quý như: Bạch thược, Kim ngân, Xuyên quy, liên kiều,… được kết hợp theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền, có tác dụng khu trừ độc tố trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, từ đó cải thiện triệu chứng và phòng ngừa mề đay, dị ứng, mẩn ngứa tái phát.
Với thành phần thảo dược nên An Bì Đức Thịnh an toàn tuyệt đối cho người dùng. Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng gồm siro và viên uống, phù hợp với mọi đối tượng khác nhau.
An Bì Đức Thịnh được sản xuất trên dây chuyền GMP-WTO hiện đại, bảo đảm sự an toàn tuyệt đối về chất lượng và đã được Bộ Y tế cho phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, đặt hàng chính hãng, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.
4 Phải làm gì để hết ngứa khi bị dị ứng
5. Một số mẹo nhỏ khi bị dị ứng do nguyên nhân khác
Đối với các trường hợp bị dị ứng thông thường, một số mẹo nhỏ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
5.1. Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da dị ứng
Bị dị ứng da nên làm gì? Đối với những người có làn da nhạy cảm thường xuyên bị dị ứng thì có thể áp dụng ngay phương pháp này. Đó là dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút. Nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
5.2. Uống nước chanh mật ong tăng miễn dịch cơ thể
Pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong. Uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy đều đặn trong một vài tháng. Cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
5.3. Uống nước hoa quả để phòng tránh dị ứng
Nước hoa quả cũng được xem như 1 phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Bạn có thể uống 500 ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Uống thường xuyên cũng sẽ đem lại lợi ích.
5.4. Mật ong chống nhiễm khuẩn hỗ trợ tăng đề kháng
Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
5.5. Dùng trà xanh thêm chút mật ong
Bạn cũng có thể dùng 1 – 2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Trong quá trình điều trị nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.
Những thông tin trên đây đã cho bạn biết bị dị ứng nên làm gì và da bị dị ứng phải làm sao? Nếu có thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại thông tin bên dưới để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ sớm nhất nhé!