9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Từ A – Z [Kèm Bản Mẫu]

cam nang lap ke hoach kinh doanh

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai.

Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt đông tương lai của doanh nghiệp như một con đường không ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin rọi sáng, giúp bạn bước những bước đi vững chắc về sau.

Dù biết được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mơ hồ, chưa hình dung cách thức tạo lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Malu đã tổng hợp cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A – Z chi tiết kèm bản mẫu, hy vọng sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về quy trình vô cùng quan trọng này.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuẩn bị và thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chúng ta cùng khám phá đôi nét về khái niệm bản kế hoạch kinh doanh, cùng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp.

1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tại sao cần lập bản kế hoạch kinh doanh?

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

tam quan trong ban ke hoach kinh doanh

Về mặt đối nội, kế hoạch kinh doanh chính là thước đo đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đó, giúp họ xác định thế mạnh họ đang nắm vững, điểm yếu cần sửa đổi, cơ hội thị trường cần nắm bắt, và những thách thức của yếu tốbên ngoài để có kế hoạch đối phó.

Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.

>>> SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết như sau

1. Thu thập thông tin số liệu

Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

thu thap so lieu

Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
  • Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
  • Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
  • Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
  • Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
  • Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
  • Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
  • Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Rất hay:  Gói C90N MobiFone Đăng Ký Nhận 120GB 1 Tháng

Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

  • Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
  • Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
  • Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
  • Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

chuan bi tai lieu cho ke hoach

Những tài liệu này có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

3. Xác định đối tượng thực hiện

Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.

Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

Hướng dẫn viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.

yeu to ke hoach kinh doanh re e1677084945535

#1: Tóm tắt bản kế hoạch

Một bản kế hoạch tài chính thường khá là dài, có thể lên tới hàng chục trang. Một trang tóm tắt sơ lược và cô đọng nhất là cần thiết để họ nắm bắt toàn bộ nội dung. Phần này chỉ nên kéo dài từ một tới hai trang.

#2: Mô tả về doanh nghiệp

Toàn bộ các thông tin liên quan tới doanh nghiệp, từ loại hình kinh doanh, lịch sử hình thành, thành tựu, quy mô, cơ sở vật chất,… nên được liệt kê khái quát trong mục này.

#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ

Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.

#4: Phân tích thị trường

Tất cả những thông số liên quan tới thị trường, như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể trong mục này. Nhận thức được bức tranh của thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể trong hoạt động kinh doanh sau này.

phan tich thi truong

#5: Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính

Đây là ba thành tố nhất định phải có trong bảng kế hoạch kinh doanh. Số lượng nhân sự các phòng ban là bao nhiêu, sơ đồ tổ chức các phòng ban, các mục tiêu và chiến lược Marketing cần triển khai trong thời gian tới, bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, cách phân bổ nguồn vốn ra sao, kế hoạch huy động vốn trong tương lai…

#6: Tài liệu đính kèm

Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…

Rất hay:  Gợi Ý Top 18 go round là gì [Quá Ok Luôn]

>>> Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Malu như sau

#1: Xác định tầm nhìn dài hạn

Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

xac dinh tam nhin dai han

Bạn nên viết tầm nhìn dài hạn của công ty trong mục Sứ mệnh, tầm nhìn định hướng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

#2: Đặt mục tiêu cụ thể

Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

Nguyên tắc S.M.A.R.T

nguyen tac smart 02

smart 01Specific có nghĩa là cụ thể. Một mục tiêu tốt phải mang tính rõ ràng. Rõ ràng về mục tiêu đặt ra, ở đâu, khi nào, thay đổi ra sao.

Ví dụ: Doanh thu của sản phẩm nước giải khát của công ty A năm 2019 phải tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Measurable: Trong mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp phải kết hợp những yếu tố đo lường được. Thường những yếu tố này là các chỉ số, lợi nhuận, doanh thu,…

Ví dụ: Bài viết tìm hiểu về S.W.O.T của công ty A sẽ đạt rank #1 trong kết quả tìm kiếm Google, từ khóa “SWOT là gì?”

smart 03Achievable: Mục tiêu đặt ra phải khả thi với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

smart 04Realistic: Mục tiêu phải thực tế với bối cảnh thị trường và khách hàng mục tiêu hiện tại.

smart 05Time-bound: Cuối cùng, mục tiêu phải có mốc thời gian cụ thể để giới hạn.

#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.

unique selling point

Hãy lồng ghép USP vào bản kế hoạch kinh doanh. Điều này giúp bạn nhận biết thế mạnh của bản thân, và làm bản kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt của người đọc.

>>> USP là gì? Ứng dụng USP để tối ưu hóa doanh thu

#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.

#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

xac dinh khach hang muc tieu

#6: Nghiên cứu cung – cầu thị trường

Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.

#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.

#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?

Rất hay:  Hướng dẫn tải Windows 10 chính thức từ Microsoft

chien luoc kinh doanh

#9: Hành động

Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.

Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

Bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước lập kế hoạch kinh doanh qua video dưới đây:

3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

#1: Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể

Sẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.

#2: Nhận biết đối tượng người đọc là ai

Xác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.

thau hieu doi tuong nguoi nghe

#3: Đừng quá đặt nặng vấn đề chuyên môn trong bản kế hoạch

Hầu hết những người đọc bản kế hoạch của bạn có thể không am hiểu quá tường tận các yếu tố liên quan tới chuyên môn ngành nghề. Bạn cần diễn giải thông tin trong bản kế hoạch làm sao để đến cả đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu bạn đang nói gì.

Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.

Tham khảo template – mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn còn băn khoăn lo lắng về cách viết một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo 3 trang web hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh dưới đây

#1: Panda Doc

Panda Doc là vốn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các template tài liệu thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó tất nhiên là cả bảng kế hoạch kinh doanh. Trong bảng điều hướng, bạn chỉ cần chọn ngành nghề của doanh nghiệp, và sẽ có những mẫu gợi ý dành riêng cho bạn.

pandadoc

#2: ThoughtCo

Nếu bạn muốn có hình dung cụ thể về một bản kế hoạch kinh doanh thực tế, thì ThoughtCo chính là nơi mà bạn cần tìm đến.

thought co

ThoughtCo đã dày công tạo 1 sample riêng, lấy công ty giả lập “Acme Management Technology” để trình bày cho bạn một cách trực quan nhất những yếu tố cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh ngoài đời thực. Việc của bạn là tìm hiểu và đối chiếu với bản kế hoạch của doanh nghiệp mình.

#3: BPlan

Khi tham khảo các mẫu kế hoạch kinh doanh của BPlan, bạn sẽ tiếp cận những bảng biểu gợi ý mà chỉ có ở BPlan mới có, bao gồm các bảng báo cáo tài chính và bảng miêu tả kế hoạch tài chính trong tương lai.

Ngoài ra, Malu cũng gửi đến bạn bản mẫu kế hoạch kinh doanh trên Word, chi tiết tải xuống tại đây. Dưới mỗi đề mục, có những gợi ý cụ thể để bạn tự vạch ra cho mình nội dung thích hợp.

mau ke hoach kinh doanh

Trên đây là toàn bộ tất tần tật những chia sẻ của Malu về kế hoạch kinh doanh, cũng như cách viết bản kế hoạch sao cho hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Bạn cũng có thể tham khảo những bài viết khác của Malu về kinh doanh, và marketing.