Cách nhặt rau mồng tơi đơn giản, nhanh, tiết kiệm thời gian

Cách nhặt rau mồng tơi đơn giản, nhanh, tiết kiệm thời gian

Rau mồng tơi là một loại rau giải nhiệt mùa hè rất mát, giàu chất dinh dưỡng. Rau có tính hàn, giúp giải nhiệt nên rau mồng tơi thường được chọn để nấu trong các bữa cơm gia đình. Hôm nay Nghiền Nấu ăn xin phép gửi đến các quý độc giả cách nhặt rau mồng tơi nấu canh nhanh, đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất nhé!

1. Rau mồng tơi là gì?

Mồng tơi hay mùng tơi. Đây là loại dây leo quấn, nhớt. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5-6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen. hoặc màu trắng.

Cách nhặt rau mồng tơi

Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10m. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt. Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

2. Cách chọn mua rau mồng tơi

Nên chọn bó rau có xanh đều từ lá đến thân, có nhiều ngọn, ít lá, lá nhỏ. Nên tránh xa lá bóng, nhẵn, xanh, xỉn và có phần ngọn dài. Chọn rau mồng tơi có phần ngọn nhỏ, màu xanh đậm ăn sẽ giòn, ngon.

Rất hay:  Thì Hiện Tại Hoàn Thành Tiếp Diễn - Công thức, cách dùng và bài tập

Cách nhặt rau mồng tơi

3. Cách nhặt rau mồng tơi nấu canh

Để cần nhặt mồng tơi, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Thau
  • Rổ
  • Thớt
  • Dao

Bước 1: Nhặt phần lá rau mồng tơi

Bạn thực hiện nhặt phần lá từ gốc lên ngọn, trong lúc nhặt rau nhớ chú ý phần nào sâu, già, vàng úa thì không nhặt. Ngoài ra, nếu bạn nhặt rau để nấu canh thì nên nhặt sát phần cuống để khi ăn không bị sượng và ngon hơn.

Bước 2: Nhặt phần thân mồng tơi

Đối với loại rau mồng tơi, thông thường người ta chỉ nhặt phần lá không nhặt phần thân để ăn. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến món xào cùng với rau mồng tơi có thể nhặt thêm phần ngọn để tạo độ giòn cho món ăn nhé!

Cách nhặt rau mồng tơi

Bước 3: Rửa rau mồng tơi

Cho nước vào thau pha với chút muối hoặc dung dịch rửa rau và đổ tất cả phần rau trong rổ vừa nhặt xong, bạn có thể rửa qua 2 – 3 lần nước để rau được sạch hơn. Sau đó, vớt rau ra rổ đợi ráo và tiến hành đem thái rau.

Cách nhặt rau mồng tơi

Lưu ý, không nên rửa rau mồng tơi trực tiếp dưới vòi nước, sẽ khiến rau bị dập, khi ăn bị nhớt và không còn ngon.

Bước 4: Cắt nhỏ rau mồng tơi

Nắm 1 bó rau mồng tơi đã rửa và để khô trên tay, đặt nằm trên thớt và tiến hành lấy dao cắt nhỏ. Tùy vào sở thích của bạn hoặc gia đình bạn mà có thể cắt nhỏ, cắt to hoặc để nguyên nấu canh.

Rất hay:  ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH

Cách nhặt rau mồng tơi

4. Các món ngon với rau mồng tơi

Canh cua mồng tơi, rau đay

Canh cua mồng tơi, rau đay là một món ăn dân dã thanh mát, bổ dưỡng. Trong mâm cơm nếu có kèm thêm cà pháo muối chua, đậu phụ chiên giòn thì chuẩn không cần chỉnh luôn nha.

Canh mồng tơi nấu ngao (nghêu)

Canh ngao mồng tơi là món ăn dân dã và có tác dụng giải nhiệt cơ thể rất tốt. Vị ngọt từ ngao kết hợp với vị thanh và hương thơm của lá mồng tơi sẽ giúp người ăn cảm thấy dễ chịu và ăn rất ngon miệng.

Mồng tơi xào tỏi

Món rau mồng tơi xào tỏi sẽ biến bữa ăn của gia đình bạn trở nên thanh đạm hơn, cân bằng hơn giữa các chất và hương vị món ăn.

Chắc hẳn cả nhà đã nắm được cách nhặt rau mồng tơi rồi. Để có một mâm cơm gia đình chuẩn hương vị quê hương không khó. Nghiền Nấu Ăn chúc các bạn có một bữa ăn ngon miệng!