Mụn chai là gì?
Mụn chai là tình trạng các nốt mụn bọc bị chai lại, khô cứng, có màu thâm đen, hoặc thâm đỏ, phần nhân mụn bị chai cứng dưới da, hơi nhô lên khỏi bề mặt da và không có dấu hiệu xẹp xuống trong một thời gian dài, khi sờ vào có cảm giác khô sần như 1 vết chai. Loại mụn này xuất hiện khi các nhân mụn nằm sâu dưới da không được điều trị đúng cách, nhân mụn không được lấy hết hoàn toàn từ đó tích tụ dưới da lâu ngày,
Theo khảo sát, loại mụn này thường tồn tại ở dạng mụn bọc bị chai, xuất hiện ở hầu hết các đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Mụn bị chai cứng dưới da nếu không điều trị đúng cách, mụn này sẽ rất dễ để lại sẹo thâm xấu, gồ ghề trên da, rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến mụn bị chai?
Theo các Bác sĩ Da liễu, mụn chai do các nguyên nhân sau:
- Không chủ động điều trị mụn bọc sớm: Điều này khiến nhân bên trong trở nên khô cứng và mụn bị chai cứng dưới da
- Điều trị mụn bọc không đúng cách: Điều trị sai cách, không loại bỏ hết nhân mụn bọc ẩn sâu dưới da khiến đầu mụn khô lại khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm dẫn đến tình trạng nhân mụn dần chai sạn, khô cứng và thâm đen.
- Lấy nhân mụn bọc không đúng cách và không an toàn: Việc lấy nhân mụn bọc khi nhân mụn chưa chín hay nói cách khác là nhân mụn chưa gom khô cồi, đẩy lên trên bề mặt da cùng với thủ thuật lấy nhân mụn không đúng, không an toàn, tác động chà sát làm mụn bọc thâm đen trên da và chai lại
- Thói quen sờ tay lên nốt mụn hoặc nặn mụn bằng tay: Vết chai được hình thành do sự cọ xát lặp đi lặp lại thường xuyên trên 1 vùng da, áp lực tì đè lên nốt mụn, ngày qua ngày nếu bạn vẫn giữ thói quen dùng tay sờ lên mặt, sờ lên nốt mụn bọc sẽ dẫn đến các nốt mụn bị chai cứng dưới da và rất dễ để lại sẹo thâm. Ngoài ra, nặn mụn bằng tay không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh còn có nguy cơ để lại sẹo rỗ rất khó khắc phục.
- Chăm sóc da không đúng cách: Không tẩy trang hoặc tẩy trang không sạch sau khi trang điểm hoặc dùng kem chống nắng, sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp cũng dễ khiến mụn bị chai, để lại các vết thâm khô cứng.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý: Chế độ ăn uống sinh hoạt nếu không được điều chỉnh khoa học sẽ khiến tình trạng mụn viêm kéo dài, đồng thời stress và thức khuya không chỉ khiến mụn hình thành mà còn làm tăng sắc tố da khiến các nốt mụn chai, thâm sạm.
- Các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày như: Nằm nghiêng 1 bên trái/phải trong lúc ngủ đè lên vùng da bị mụn, dùng tay chống cằm, mang quai nón bảo hiểm quá chật làm vùng da mụn bị cọ xát, vệ sinh các vật dụng cá nhân không sạch sẽ,… cũng là nguyên nhân gây nên mụn chai.
Lời khuyên: Khi bị mụn nên lưu ý các nguyên nhân gây mụn viêm để kịp thời điều chỉnh, tránh để việc chúng bị chai lại sẽ khó điều trị hơn. Cần điều chỉnh các nguyên nhân chủ quan trong lối sống, sinh hoạt,… Đồng thời nên điều trị mụn càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mụn chai, thâm đen, xấu xí trên gương mặt.
Mụn chai hình thành như thế nào?
Từ lúc bị mụn đến khi nốt mụn phát triển và hình thành mụn chai sẽ trải qua 5 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 – Sự tăng tiết bã nhờn: Khi hormone (Nội tiết tố) trong cơ thể có sự thay đổi bất thường thì các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn dẫn đến tình trạng tăng tiết bã nhờn.
- Giai đoạn 2 – Tăng sừng hóa nang lông: Dầu thừa và bã nhờn được tiết ra bị tích tụ dưới lỗ chân lông, khi chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài môi trường sẽ tạo nên tế bào chết và dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn đầu trắng.
- Giai đoạn 3 -Tăng sinh vi khuẩn gây mụn: Khi lỗ chân lông bị bít tắc sẽ tạo ra môi trường kỵ khí và vi khuẩn P. Acne rất thích điều này. Chúng sinh sôi nảy nở và tăng sinh một cách bất thường trên da.
- Giai đoạn 4 – Viêm nhiễm các nốt mụn: Cơ thể sẽ tự tạo cơ chế tự bảo vệ khi phát hiện vi khuẩn P. Acne tăng sinh bất thường trên da. Các bạch cầu và vi khuẩn “đấu đá” hình thành các vết sưng tấy trên da. Lúc này các nốt mụn đã thành mụn bọc bị viêm, vi khuẩn càng phát triển thì mụn bọc viêm càng nặng.
- Giai đoạn 5- Các nốt mụn bị chai cứng dưới da: Khi các nốt mụn bọc bị viêm, mun nang, bệnh nhân không được điều trị và hướng dẫn xử lý, chăm sóc da mụn đúng cách sẽ khiến các nhân mụn ẩn dưới da không được gom khô cồi và kích thích trồi lên bề mặt da để lấy sạch nhân mụn, cộng với việc dùng tay sờ nắn nốt mụn, chà xát lên các nốt mụn tạo thành nốt chai. Từ đó khiến mụn chai và thâm đen trên da.
Lời khuyên: Nên trị mụn bọc đúng cách và tránh sờ tay lên nốt mụn và để bác sĩ da liễu trị mụn trực tiếp khám.
Cách khắc phục và phòng tránh mụn chai
Để khắc phục và phòng tránh mụn chai, bệnh nhân nên tìm hiểu và nắm được các nguyên nhân gây mụn đã được trình bày ở trên và biết cách chăm sóc da mụn khoa học:
- Điều trị mụn càng sớm càng tốt: Tốt nhất là ngay từ khi mụn mới hình thành ở dạng mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Vì lúc này mụn chưa bị viêm nhiễm, điều trị mụn sớm giúp rút ngắn thời gian và tránh để lại các biến chứng như mụn bọc sưng viêm hay mụn chai.
- Lấy nhân mụn đúng cách: Chỉ nên lấy nhân mụn khi mụn đã khô và gom cồi, tránh lấy các nốt mụn đang viêm sưng khiến da viêm nhiễm và để lại các nốt chai thành sẹo thâm (điều trị mụn thâm) xấu.
- Bỏ ngay thói quen sờ tay lên nốt mụn hoặc nặn mụn bằng tay: Mụn bọc không bị chà xát và tì đè sẽ không dẫn đến tình trạng chai sạm và thâm đen.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và hạn chế các thức ăn cay nóng, ngọt, các thức uống có cồn vì đây là nguyên nhân gây mụn và làm tăng sắc tố da khiến mụn chai thâm sạm.
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cá nhân
- Chăm sóc da mụn đúng cách: Từ bước chọn các sản phẩm phù hợp đến các bước skincare cho da mụn: Làm sạch da, dưỡng ẩm, bảo vệ da khoa học. Nếu cần thiết có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để được hướng dẫn.
Bác sĩ Da liễu tư vấn cách chăm sóc da mụn chai
Để trị mụn chai hiệu quả, bệnh nhân ngoài việc kiên trì điều trị còn phải nắm được kiến thức chăm sóc da mụn chai. Sau đây, Bác sĩ Da liễu sẽ tư vấn cách chăm sóc da mụn chai đúng và an toàn, có thể áp dụng trong quy trình chăm sóc da tại nhà để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa mụn chai tái phát.
- Làm sạch da
Tẩy trang: Bước tẩy trang được thực hiện vào cuối ngày để loại bỏ bụi bẩn, khói bị tác động từ môi trường và dầu nhờn trên da, đồng thời làm sạch lớp trang điểm (nếu bạn có trang điểm) và lớp kem chống nắng. Tẩy trang đúng cách có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, tránh gây bít tắc sinh nhân mụn mới.
Rửa mặt: Nên rửa mặt 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. Sữa rửa mặt được chọn phải phù hợp với loại da: Nhờn, khô, hỗn hợp,… có độ PH phù hợp với da đang bị mụn bọc chai, thành phần dịu nhẹ, kiểm soát nhờn tốt nhằm làm giảm tình trạng bít tắc. Nên chọn sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn là dược mỹ phẩm và có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ (nếu cần).
- Dưỡng ẩm cho da: Chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho da mụn chai nên lưu ý thành phần có chứa: Glycerin, hyaluronic acid, glycol và dẫn xuất silicone (dimethicone, cyclomethicone…). Bước dưỡng ẩm giúp cân bằng và làm dịu nhẹ làn da đang bị tổn thương, chai sạm. Dưỡng ẩm cho da mụn chai phải đảm bảo trên nhãn có chữ không chứa dầu (oil-free), “non-comedogenic” (không tạo nhân mụn), không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Chống nắng cho da: Để bảo vệ da mụn chai trước các tác nhân từ môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời, tác dụng của kem chống nắng có phổ rộng ngăn cản tia UVB (gây bỏng nắng) và UVA (tia có độ đâm xuyên lớn hơn, gây ra các vết nhăn và lão hóa), có chỉ số SPF 30+ trở lên mới đủ bảo vệ làn da. Ngoài ra, nên chọn loại kem chống nắng cho da dầu mụn trên thành phần có ghi chữ “Oil free” (không dầu) hoặc “No sebum” (không gây nhờn). Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và nhớ tẩy trang vào cuối ngày bạn nhé!
- Xịt khoáng: mụn chai khiến làn da sần sùi, các nốt mụn khô cứng và chai sạm, vì vậy hãy luôn mang bên mình 1 chai xịt khoáng nhỏ gọn để có thể cấp ẩm cho da 1 cách tức thì mọi lúc mọi nơi. Xịt khoáng không chỉ cấp ẩm cho da mà còn làm dịu da. Đối với các bạn hay đi ngoài nắng và làm việc nhiều với máy tính thì không thể bỏ qua bước này trong các bước chăm sóc da.
Lời khuyên: Việc chăm sóc da phải được thực hiện đúng cách, thường xuyên và duy trì nhằm giúp quá trình điều trị nhanh chóng có hiệu quả đồng thời ngăn ngừa và hạn chế mụn chai tái phát sau điều trị.
Bác sĩ Da liễu tiết lộ cách trị mụn chai hiệu quả
Mụn chai là 1 loại mụn cứng, các nốt mụn bị tổn thương sâu và trầm trọng vì vậy việc điều trị cần có thời gian và kết hợp nhiều phương pháp nhằm tác động vào từng giai đoạn hình thành và phát triển của mụn như: Kiểm soát quá trình tăng tiết bã nhờn tránh gây bít tắc lỗ chân lông, kiểm soát và ngăn ngừa hình thành nhân mụn mới, làm dịu nốt mụn, kích thích nhân mụn trồi lên để thực hiện lấy nhân mụn dễ dàng, tránh để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.
Thuốc bôi trị mụn
Sử dụng thuốc bôi trong điều trị mụn cần kết hợp với thuốc uống do Bác sĩ kê toa và chỉ định. Các loại thuốc bôi thường có dạng kem, mỡ, gel, bọt, lotion… bao gồm các nhóm như: Benzoyl peroxide, Retinoids, AHAs, Axit salicylic và kháng sinh. Thuốc bôi trị mụn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, gom cồi mụn,… từ đó hỗ trợ việc lấy nhân mụn thực hiện dễ dàng, không gây sẹo.
Đa phần các thuốc bôi trị mụn thường có tác dụng phụ là gây khô da, do đó trong quá trình sử dụng thuốc bôi cần bổ sung dưỡng ẩm, uống nhiều nước và chống nắng kỹ để giảm tình trạng này.
Thuốc uống trị mụn
Thuốc bôi tại chỗ thường mang tác dụng hỗ trợ và được kết hợp với thuốc uống để quá trình điều trị nhanh chóng có hiệu quả hơn. Tác dụng của các loại thuốc dùng trong trị mụn bọc là làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, bên cạnh đó giúp gom nhân mụn, đẩy nhân mụn viêm ẩn sâu dưới da lên trên bề mặt da, giúp quá trình lấy nhân mụn diễn ra nhanh chóng và an toàn. Thuốc uống trị mụn chai được chia thành các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm Thuốc hormone: Có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm bằng cách tác động vào hormone của cơ thể, một trong những yếu tố hình thành mụn viêm không nhân.
- Nhóm kháng viêm, dị ứng: Cetirizin DNP, Foxoledin, Vezyx, Prencoid, Cetirizin BP, Medrol 4mg, Medrol 16mg,…
- Nhóm Iso: Zoacnel – 5mg, Halfhuid-10mg, Zoacnel – 20mg, Pectomucil -20mg,…
- Nhóm kháng sinh: Augmentin, Clindamycin, Doxycyclin MKP, Meyerclinda, Levoquin, Leflox, Becacipro, …
Tham khảo: Thuốc kháng sinh trong điều trị mụn chai
*Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong điều trị mụn và cần tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ, không uống thuốc ngắt quãng vì sẽ dễ gặp phải trường hợp đề kháng kháng sinh, khiến việc điều trị mụn trở nên phức tạp, tồn nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Dược mỹ phẩm hỗ trợ trị mụn chai
Dược mỹ phẩm là các sản phẩm sử dụng trong các bước chăm sóc da mụn chai tại nhà như: Nước tẩy trang, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, xịt khoáng,… thường sẽ được các Bác sĩ tư vấn và chỉ định trong quá trình hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà. Lưu ý khi sử dụng dược mỹ phẩm phải mua đúng hàng chính hãng, xem thành phần và công dụng, nếu cần có thể hỏi ý kiến Bác sĩ để chọn loại sản phẩm phù hợp với làn da nhằm mang lại hiệu quả điều trị mụn chai nhanh chóng hơn và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu điều trị mụn chai với các phương pháp chuyên sâu, bạn có thể tham khảo bảng giá trị mụn tại O2 SKIN và đăng ký khám, tư vấn để được bác sĩ lên phác đồ với các dịch vụ trị mụn phù hợp, giúp đẩy lùi tình trạng mụn sớm nhất cho bạn nhé!
(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.