MÙA NÀO TRONG NĂM MUA QUẢ DÂU TẰM NGÂM RƯỢU NGON NHẤT
Dâu tằm có tên tiếng anh là Mulberry, tên này vừa có nghĩa là cây dâu tằm và vừa nghĩa là quả dâu tằm. Quả dâu tằm khi còn xanh, chưa chín bạn ăn vào sẽ có vị chua, khi đã chín, quả có màu tím đen khi ăn lại có vị chua chua ngọt ngọt, mềm và nhiều nước. Ở Việt Nam, mọi người thường quen sử dụng quả dâu tằm ngâm đường, siro, mứt hơn là ngâm rượu. Vậy thì hôm nay, thay đổi khẩu vị một chút với quả dâu tằm ngâm rượu, mà vẫn rất tốt cho sức khỏe nhé !
Để có được rượu dâu tằm ngon bạn phải lựa chọn đúng thời điểm để mua dâu. Bạn không nên mua trái mùa, vì giá vừa cao mà dâu cũng có thể bị ép chín, xét cả về chất dinh dưỡng và độ tươi ngon sẽ không thể sánh bằng khi mua vào đúng mùa rộ. Tháng 3-4 là mùa đúng của dâu tằm. Bạn sẽ mua được những quả dâu tằm chín mọng, tím đen bóng, giàu dinh dưỡng và giá không cao.
Mùa dâu tằm chín thường chỉ trong 15 ngày là hết mùa. Vì thế, nếu bạn đã có ý định làm rượu dâu tằm hay dâu tằm ngâm đường thì nên tranh thủ mua lúc trong mùa. Một số gia đình muốn trữ rượu dâu tằm uống quanh năm, do đó họ thường mua dâu tằm chín rồi sấy khô để đó sử dụng dần. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng: quả dâu tằm khi đã được sấy khô đem đi ngâm rượu sẽ có thời gian đợi uống lâu hơn là 30 ngày so với dâu tằm tươi ngâm rượu.
QUẢ DÂU TẰM NGÂM RƯỢU CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
Quả dâu (trong Đông y hay còn gọi là Tang thầm), đây là bộ phận tinh túy và có giá trị nhất trên cây dâu. Theo các tài liệu cổ để lại cho biết: quả của dâu tằm có vị ngọt, tính bình, có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
+ Quả Dâu Tằm là một nguồn sắt và vitamin C tuyệt vời, ngoài ra cũng chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất khác điển hình như vitamin C, Sắt, vitamin K1, Kali, Vitamin E… Vì vậy mà giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa tốt hơn, thông khí huyết bổ thân, tráng dương, sáng mắt.
+ Rượu Dâu Tằm có tác dụng lợi ngũ tạng, xương khớp, thông khí huyết, bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong tiêu khát…
+ Làm cho tóc bạc đen lại, trị tóc bạc sớm vô cùng hiệu quả.
+ Hỗ trợ tiêu hóa, chữa trị chứng táo bón, tăng kháng thể, giúp chữa trị các bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Điều trị chứng mất ngủ, chứng thiếu máu, chứng nhức đầu kinh nên.
+ Giảm dấu hiệu mất ngủ, ù tai ở người lớn.
+ Giảm mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
+ Ngăn ngừa cảm cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, giải độc rượu.
+ Ngoài ra các chị em phụ nữ sử dụng đều đặn giúp da hồng hào, ngăn ngừa lão hóa, kinh nguyệt đều, máu huyết lưu thông… Nếu uống lâu dài nhu cầu phòng the tăng lên rõ rệt do nội tiết tố được cải thiện rõ rệt.
+ Người bình thường có thể dùng 12 – 20g hàng ngày để tăng cường sức khỏe Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của rượu dâu tằm các bạn nên ngâm cho gia đình một bình rượu dâu tằm ngon và bổ dưỡng nhé.
CÔNG THỨC NGÂM RƯỢU DÂU TẰM THƠM NGON BỔ DƯỠNG
- Nguyên Liệu Để Ngâm Rượu Dâu Tằm
– 2kg dâu tằm: Dâu tằm cần chọn những quả dâu chín to, không bị nát, thối hay dập, có màu tím sẫm và mọng một chút nhé.
– 800gram đường trắng ( ngoài ra cũng có thể ngâm với đường phèn giã nhỏ )
– 1 lít rượu trắng: Rượu sử dụng là rượu gạo, rượu nếp càng tốt bạn nhé, rượu có nồng độ từ 40ºC – 45ºC để khi ngâm rượu với dâu, nước dâu ngấm vào rượu khiến nồng độ rượu giảm còn 35-38ºC độ là chuẩn.
– Bình thủy tinh: Bình ngâm rượu là bình thủy tinh hoặc bình sành sứ có nắp đậy( lưu ý tuyệt đối không sử dụng bình nhựa vì rượu ngâm lâu ngày khiến các chất độc hại trong nhựa bị thôi ra rượu khiến người uống rượu rất dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng lớn đến tác dụng của rượu).
Sau khi đã chọn nguyên liêu xong chúng ta tiến hành ngâm theo các bước dưới đây nhé.
- Cách Bước Thực Hiện Để Ngâm Rượu Dâu Tằm
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, dâu tằm đem về rửa sạch với trong nước lạnh rồi để ráo nước, nhớ rửa cẩn thận để tránh làm nát dâu nhé !
– Bước 2: Ngâm dâu và đường trong bình thủy tinh
Khi dâu tằm đã ráo thì ta cho vào hủ thủy tinh, cứ một lớp dâu sau đó lại một lớp đường, cứ làm xen kẻ như thế đến khi nào hết thì thôi. Nhớ là lớp trên cùng phải là lớp đường đấy nhé! Sau đó đậy kín nắp hủ lại và ủ trong khoảng 1 tháng thì dâu sẽ tự ra nước. Cứ khoảng 2 tuần, bạn dùng vá sạch nhấn phần dâu ở trên cùng xuống để dâu được ngấm đều.
– Bước 3: Cho rượu trắng vào ngâm cùng
Sau 1 tháng kể từ khi ngâm, bạn cho chai rượu trắng (đế) hay rượu vang tùy thích vào hủ ngâm rượu dâu, sau đó đậy kín lại và ủ tiếp trong vọng 1 tháng nữa. Lúc này dâu sẽ nhừ và ra nước, khi dùng bạn chỉ việc lọc lấy phần nước và ép phần xác dâu để loại bỏ bã.
– Bước 4: Hoàn thành
Lúc này bạn thu được phần rượu dâu tằm với màu dâu đậm rất đẹp và hương vị rất thơm ngon. Bạn có thể uống với đá viên hoặc không cần uống đá vẫn thấy ngon vô cùng. Phần rượu này cũng cần được bảo quản trong bình thủy tinh, hoặc có thể bảo quản ở điều kiện nhiệt độ ngăn lạnh thì càng tốt đấy nhé !
Cách ngâm rượu dâu tằm thật rất đơn giản phải không nào ! Chỉ cần dành chút thời gian rảnh là bạn đã có ngay 1 hủ rượu dâu tằm thơm lừng rồi đấy nhé! Rượu dâu tằm rất ngon, ngọt nhẹ, rất dễ uống, đặc biệt là rất thơm mà lại tốt cho sức khỏe nữa. Có điều bạn nên lưu ý là đừng thấy rượu thơm ngon quá mà làm tới nhé. Lúc đầu chỉ hơi bừng bừng trên mặt một chút thôi nhưng nếu uống nhiều thì say lúc nào không biết luôn đấy nhé !
Chúc các bạn thành công với cách ngâm rượu dâu tằm đơn giản mà cực ngon này !
Ngoài Ra Các Bạn Có Thể Ngâm Làm Nước Uống Giải Khát Mùa Hè Như Sau:
Dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được nhiều người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ thận, máu, và giải khát rất tốt…
Cách làm nước dâu tằm rất dễ, chị em hãy thử nhé !
Nguyên liệu:
– Dâu tằm: 2kg
– Đường: 800gr – 1kg
Thực hiện:
Bước 1: Dâu tằm đem thả vào chậu nước đầy, dùng tay khoắng nhẹ để rửa sạch cát, bụi bám vào dâu. Rửa khoảng vài nước, cho đến khi dưới đáy chậu không còn cát đọng lại là được. Vì dâu tằm rất dễ bị nát nên các thao tác nên làm nhẹ nhàng và nên rửa từng ít một. Hoặc có thể cho một ít dâu vào rổ rồi xả dưới vòi nước.
Bước 2: Đun sôi một nồi nước to với một chút muối, để cho nước nguội bớt (khoảng 70 độ). Thả một ít dâu vào ngâm khoảng 1- 2 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước, làm cho đến hết số dâu.
Bước 3: Rải một lớp dâu vào khay (hộp, lọ, xoong) lớn rồi lại rải một lớp đường lên trên. Cứ rải một lớp dâu lại đến 1 lớp đường cho đến khi hết dâu và đường, rồi đậy kín lại. Ngâm dâu qua đêm, sáng hôm sau dâu sẽ tiết ra rất nhiều nước và đường thì tan hết.
Bước 4: Cho tất cả dâu, nước dâu vào nồi đun sôi thì hạ lửa nhỏ để dâu sôi trong khoảng 40 – 45 phút.
Bước 5: Để nồi dâu nguội bớt, gạn lấy phần nước cốt dâu, cho vào lọ thủy tinh. Chờ khi nước dâu nguội hẳn thì đậy nắp lọ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Bước 6: Cho phần quả dâu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho thêm chút đường nữa nếu dâu chưa đủ ngọt. Cho phần dâu xay nhuyễn này lên bếp sên cho đến khi đặc quánh lại thì tắt bếp. Để cho mứt dâu nguội hẳn, cho vào lọ thủy tinh rồi cũng bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Những hôm trời nóng chỉ cần rót một ít nước dâu tằm vào cốc, thêm nước và đá là đã có một cốc siro dâu mát lạnh để giải nhiệt rồi.
Phần mứt dâu có thể đem dùng để làm kem, ăn kèm bánh mì…
Mrs.Hoàng Quyên