Hướng dẫn ngâm rượu trái nhàu tươi đơn giản tại nhà!

I. Giới thiệu tổng quan về trái nhàu tươi

1. Đặc điểm tự nhiên

Quả Nhàu là loại quả tụ (có nhiều quả đơn dính sát nhau tạo thành). Quả có hình bầu dục dáng hơi thuôn dài, có chiều dài từ 4 – 8 cm, rộng khoảng 2,5 – 5 cm, cuống dài khoảng 0,5 – 1 cm. Quả dễ rụng khi chín. Vỏ quả có màu xanh lục, cứng chắc, mặt ngoài có nhiều mắt hình đa giác sần sùi, mỗi mắt là một quả đơn, bên trong là lớp thịt mềm màu trắng đục bao quanh một hạt hình trứng. Hạt hình trứng dài khoảng 0,5cm đến 1 cm, vỏ ngoài màu nâu bóng, nhân hạt màu trắng, có chứa nhiều dầu béo.

Khi chín, quả chuyển sang màu trắng hoặc vàng nhạt, mềm, mọng nước, dễ bị bã, để lâu ngoài không khí sẽ chuyển thành màu nâu đen. Khi phơi khô, lát cắt có hình tròn hay bầu dục, màu nâu đen, dai, cứng, khó bẻ.

2. Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Nhàu mọc hoang nhiều tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Dương, An Giang…Quả Nhàu được thu hoạch quanh năm.

3. Công dụng của trái nhàu trong đông y

Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Rất hay:  Cách sử dụng hộp số tự động: Khi nào dùng số L, 2, D3?

II. Các bước ngâm rượu trái nhàu tươi

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Chọn trái nhàu tươi: Chọn những trái nhàu tươi có đầu màu xanh và cuống màu vàng nâu. Không nên chọn những quả đã chín nhũn màu nâu để ngâm rượu vì khi ngâm quả sẽ nát. Những quả bị sâu bệnh hay thối cũng không thể ngâm rượu.

Cách chọn rượu ngâm:Nên chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38-40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.

Chọn bình ngâm: Nên chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng. Để có được hiệu quả tốt nhất và giúp loại bỏ độc tố andehit trong rượu ta nên chọn bình gốm Bát Tràng không qua tráng men vì nó giúp cho việc khử andehit tốt hơn, qua việc thẩm thấu qua thành bình khi ngâm góp phần tạo ra 1 bình rượu chất lượng.

2. Các bước tiến hành ngâm rượu nhàu

Bước 1: Rửa trái nhàu tươi với nước sạch từ 2-3 lần cho sạch hết bụi bẩn bám trên quả. Sau đó vớt ra để ráo nước.

Rất hay:  Cách phòng ngừa đột quỵ

Bước 2: Bổ trái nhàu tươi ra làm 2 để rút ngắn thời gian ngâm (Các bạn có thể ngâm nguyên trái).

Bước 3: Rửa lại trái nhàu tươi một lần nữa với nước rượu nhạt (pha rượu với nước theo tỷ lệ 1 lít rượu trắng với 5 lít nước).

Bước 4: Cho trái nhàu tươi vào bình và đổ rượu vào. Các bạn lưu ý phải rửa sạch bình ngâm bằng nước ấm ( nếu có điều kiện thì các bạn có thể tráng qua bình bằng rượu trắng) và phơi khô bình ngâm trước khi cho trái nhàu và đổ rượu.

Bước 5: Đậy kín nắp bình, ngâm trong 2 tháng với nhàu ngâm cả trái và 1 tháng với nhàu đã bổ đôi.

Điều kiện bảo quản:

Tránh ánh nắng trực tiếp

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Đặt bình rượu nơi có bề mặt bằng phẳng không rung lắc nhằm tránh thay đổi hương vị của rượu.

( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml)

Chúc các bạn có 1 bình Rượu Quý như ý !

Rượu Quý – Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: [email protected]