Pha Loãng Axit – Cách Thực Hiện Và Lưu Ý – Hanimexchem

Pha axit là gì ?

&nbspLà phương pháp làm loãng nồng độ axit bằng cách cho dung dịch axit hòa tan với nước tinh khiết

Cách pha loãng axit sunfuric đặc đúng kỹ thuật

&nbspNhư đã biết, axit sunfuric phản ứng cực mạnh với nước. Nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng này lên tới 19Kcal. Bởi vậy, người ta thường pha loãng axit sunfuric để sử dụng.

&nbsp- Nguyên tắc pha loãng: Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước chứ không làm ngược lại.

&nbsp- Thao tác pha loãng: Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho axit sunfuric vào một cốc khác. Tỷ lệ axit/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch. Bạn cần sử dụng một chiếc đũa thủy tinh để thực hiện quá trình này. Sau đó, đặt chiếc đũa thủy tinh đứng thẳng, rót từ từ H2SO4 dọc theo thân đũa cho tới khi hết và khuấy nhẹ. Để an toàn nhất, các thao tác này nên được làm trong phòng thí nghiệm – nơi có đủ các dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Nếu không bạn có thể thay thế bằng các vật dụng tương tự.

Những lưu ý – cảnh báo khi pha loãng dung dịch axit sunfuric H2SO4 đặc

&nbspDường như cách pha loãng dung dịch axit sunfuric khá đơn giản và dễ hiểu. Vậy khi pha loãng cần lưu ý những điều gì?

&nbsp- Đầu tiên, không bao giờ được đổ nước vào axit sunfuric. Bởi nó rất háo nước, nếu rót nước vào axit sunfuric sẽ có thể gây nổ, khiến bạn bị thương: bỏng rộp da, ăn mòn,…

Rất hay:  Mẫu biên bản cuộc họp đầy đủ, chuẩn nhất

&nbsp- Không nên pha vào các bình thủy tinh vì bình thủy tinh dễ biến đổi bởi tác động của nhiệt. Đây là phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh nên việc dùng các cốc nhựa là giải pháp hợp lý nhất.

&nbsp- Không được để axit sunfuric tiếp xúc với da, mắt và đường hô hấp. Nếu hít phải axit sunfuric, bạn có thể bị ho, tức ngực, khó thở. Axit sunfuric dính vào mắt gây phồng rộp, rát, đỏ mắt,…Nói chung đây là một axit rất nguy hiểm với sức khỏe con người. Nếu rủi ro xảy ra, cách duy nhất là đưa nạn nhân tới các trạm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Hậu quả của quá trình pha loãng axit sunfuric không đúng cách chính là lời cảnh báo nghiêm trọng nhất đối với chúng ta.

Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước

&nbspBước 1: Tính các đại lượng cần dùng

&nbspBước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng cần xác định

&nbsp* Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM):

&nbspTừ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V (ml) dung dịch A nồng độ CM

&nbspBước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:

&nbspVì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức:

&nbspn = CM . V

&nbspBước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan (m) cần lấy để pha chế.

Rất hay:  Tiểu nhiều - Nguyên nhân và cách khắc phục

&nbspBước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.

&nbspKết luận: vậy cần lấy m gam A hòa tan vào V (ml) nước cất để tạo thành V (ml) dung dịch A có nồng độ CM

&nbsp* Pha dung dịch nồng độ phần trăm:

&nbspTừ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.

&nbspBước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế: m1=mct=mdd.C%100%m1=mct=mdd.C%100%

&nbspBước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:

&nbspCần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: mdung dịch = mdung môi + mchất tan

&nbsp=> m2 = mnước = mdung dịch – mchất tan

&nbspKết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước

&nbspa) Đặc điểm:

&nbsp- Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.

&nbsp- Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

&nbspb) Cách làm:

&nbsp- Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên:

&nbsp+ Đối với bài tập nồng độ %: mdd(1) . C%(1) = mdd(2) . C%(2)

&nbsp+ Đối với bài tập nồng độ mol: Vdd(1) . CM (1) = Vdd(2) . CM (2)

&nbspTổng quát: Pha V2 (ml) dung dịch A có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M)

Rất hay:  Hướng dẫn chi tiết cách tìm Gmail bằng số điện thoại

&nbsp Bước 1: Tính toán

&nbsp- Tìm số mol chất tan có trong V2 (ml) dung dịch A nồng độ CM2 (M):

&nbspn = CM2.V2

&nbsp- Vì pha loãng dung dịch là thêm nước cất => số mol chất tan là không thay đổi.

&nbsp- Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M):

&nbspV1 =nCM1V1 =nCM1

&nbsp=> Thể tích nước cần thêm là: Vnước = V2 – V1

&nbspBước 2: Pha chế dung dịch

Bài luyện tập 8 – Bài 2 trang 151 sgk hóa học 8. Bạn em đã pha loãng axit bằng cách

&nbspBạn em đã pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20 g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50 g dung dịch H2SO4

&nbspa) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng

&nbspb) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng, biết dung dịch này có khối lượng riêng là 1,1 g/cm3.

&nbspĐáp án:

&nbspa) Khối lượng H2SO4 là: m = 10 g

&nbspNồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là:

&nbspC% = 10/50 . 100% = 20%

&nbspb) Thể tích dung dịch H2SO4 là: V = 45,45 ml

&nbspSố mol của H2SO4 là: n = 0,102 mol

&nbspNồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng:

&nbspCM = (100*0,102)/45,45 = 2,24 (mol/lít)

&nbsp

&nbsp

&nbspTag: boric bai tap loang hàn inox thiếc hcl giấm kẽm màu dich bi bong phai lam sao gi dinh san pham humic kia thuc folic tat toi photphat acid sorbic