Mách bạn cách dán băng vệ sinh không bị tràn chuẩn nhất

Một trong những nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh là hiện tượng tràn băng vệ sinh, kinh nguyệt rò rỉ ra bên ngoài. Để hạn chế tối đa sự cố này, hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây để biết cách dán băng vệ sinh không bị tràn, đảm bảo an tâm trong những ngày “hứng dâu” nhé!

Chọn đúng băng vệ sinh là một phần quan trọng

Một trong những bí quyết đầu tiên để bạn có thể an tâm không lo tràn băng dù bất kể ngày nào trong kỳ hành kinh là cần biết cách chọn băng vệ sinh phù hợp cho từng giai đoạn và phù hợp với cơ địa từng người. Với những người có dòng chảy kinh nguyệt lớn hoặc vào những ngày đầu chu kỳ có máu kinh nhiều thì bạn nên ưu tiên chọn các loại băng có kích thước lớn và độ thấm hút tốt (đôi khi sẽ dày hơn các loại thông thường).

Trường hợp bạn phải thường xuyên di chuyển và có công việc yêu cầu phải hoạt động nhiều thì có thể tham khảo một số loại băng vệ sinh ban đêm hoặc băng vệ sinh dạng quần để đảm bảo chống tràn tối ưu nhất.

Nếu bạn đã thử qua nhiều loại băng vệ sinh dạng miếng khác nhau những vẫn gặp phải hiện tượng tràn băng và rò rỉ máu kinh thì có thể cân nhắc để đổi sang dùng các loại băng vệ sinh đặt bên trong âm đạo như tampon hoặc cốc đựng kinh nguyệt (cốc nguyệt san).

Cách dán băng vệ sinh không bị tràn chuẩn nhất

Mặc dù việc dán băng vệ sinh vào đáy quần nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách dán băng vệ sinh sao cho không bị tràn. Dưới đây là hai bước nhỏ để bạn có thể an tâm dùng băng vệ sinh miếng mà không lo máu kinh chảy ra ngoài:

Rất hay:  Cách Xem Hướng Đông - Tây - Nam - Bắc Chuẩn Nhất

Bước 1: Chọn quần lót có chất liệu dính keo tốt và co giãn vừa phải

Trong những ngày hành kinh, các chị em phụ nữ nên chọn quần lót có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi và co giãn tốt. Đồng thời, chất liệu này cũng bám dính tốt với keo dính của băng vệ sinh hơn. Vì thế, bạn không cần lo băng vệ sinh sẽ bị xô lệch trong quá trình di chuyển và đi lại.

Bước 2: Dán băng vệ sinh sao cho chuẩn, không bị lệch

Sau khi đã chọn được chiếc quần lót có độ kết dính băng keo tốt, bạn chỉ cần bóc vỏ miếng băng vệ sinh ra và dán ngay ngắn vào đáy quần sao cho miếng băng nằm trực tiếp dưới âm đạo.

Tránh trường hợp phần thân băng vệ sinh lùi ra trước hay ra sau quá mức. Nếu là băng vệ sinh có cánh thì sau khi cố định keo của phần thân giữa bạn hẵng gỡ lớp keo ở hai bên cánh ra và dán vào mặt dưới của quần. Lưu ý: Miết nhẹ phần keo ở mặt cánh để đảm bảo băng được dính chặt hơn.

Bước 3: Mặc quần lót vào và kiểm tra, điều chỉnh lại vị trí của miếng băng vệ sinh sao cho vừa vặn

Mặc quần lót vào như bình thường và kiểm tra xem vị trí miếng băng vệ sinh đã vừa vặn và thoải mái hay chưa. Nếu như cảm thấy xê dịch và vướng víu, bạn nên tháo ra dán lại sao cho vừa vặn để đảm bảo băng không bị tràn đầy do xô lệch.

Rất hay:  Gợi Ý Top 10+ kinh hỉ là gì [Đánh Giá Cao]

Một số mẹo nhỏ khác giúp chị em an tâm hơn trong ngày “rụng dâu”

Chọn và dùng băng vệ sinh đúng cách là chưa đủ để đảm bảo không bị tràn băng trong suốt những ngày hành kinh. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tăng thêm tính an toàn và thoải mái khi mang băng trong ngày “đèn đỏ”.

Thường xuyên vào nhà vệ sinh để kiểm tra xem băng vệ sinh có bị lệch hay tràn không. Mặc dù mỗi người đều nắm được lịch trình thay băng và hiểu rõ cơ thể để ước lượng khi nào cần thay băng mới nhưng dòng chảy kinh nguyệt rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Trong những ngày bạn phải vận động nhiều hay căng thẳng tinh thần, lượng dịch tiết ra cũng thay đổi. Vì vậy để tránh xảy ra sự cố, bạn nên thường xuyên vào nhà vệ sinh để kiểm tra xem băng đã đầy và cần được thay mới chưa nhé!

Chọn mặc quần lót dày dặn và vừa vặn với cơ thể. Bên cạnh việc lưu ý chọn chất liệu quần lót có độ co giãn và bám keo tốt thì các chị em cũng nên chọn những chiếc quần lót dày hơn và ôm sát vào cơ thể hơn trong ngày “rụng dâu”. Điều này sẽ góp phần giúp cố định miếng băng và “chữa cháy” trong các trường hợp băng vệ sinh đã đầy mà bạn chưa kịp thay ngay.

Một mẹo nhỏ để các chị em phụ nữ có thể an tâm hơn trong kỳ hành kinh là dán thêm một miếng băng vệ sinh hằng ngày ở phía sau và vuông góc với miếng băng thông thường. Cách làm này vừa giúp kéo dài vừa giúp mở rộng mặt băng để ngăn tình trạng máu kinh tràn đầy, chảy ngược về phía sau. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách thức này, bạn cần đảm bảo rằng miếng băng nhỏ được cố định chắc chắn vào quần, không tạo cảm giác cộm khi mang.

Rất hay:  Cách Vẽ Con Vật Đơn Giản, Hình Vẽ Con Vật Cute Cực Dễ

Hạn chế vận động mạnh trong ngày “đèn đỏ” là cách để hạn chế tối đa sự cố. Khi bạn vận động với cường độ cao, cơ thể đổ nhiều mô hôi sẽ khiến phần keo dán của băng vệ sinh dễ bong tróc hơn. Đồng thời khi bạn di chuyển nhiều cũng làm cho miếng băng dễ bị gấp lại, co dúm và lệch khỏi vị trí ban đầu.

Điều này không chỉ tạo nên cảm giác khó chịu mà còn dễ làm “lộ hàng” do miếng băng cộm ra ngoài. Vì vậy, trong những ngày đèn đỏ, nếu không phải do tính chất công việc bắt buộc, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, để băng vệ sinh không bị tràn và cũng hạn chế để bạn mệt mỏi, mất sức trong kỳ hành kinh.

Lót thêm một miếng khăn cũ lên giường khi nằm ngủ giúp chị em yên tâm hơn bởi nếu kinh nguyệt có rò rỉ ra ngoài cũng không làm bẩn ga giường, khó vệ sinh.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em “bỏ túi” được cách dán băng vệ sinh không bị tràn và những mẹo nhỏ để kỳ hành kinh an toàn và thoải mái hơn nhé!

Quỳnh Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp