Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức thẻ tín dụng (tiếng Anh là Line of credit) đây là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn trong một chu kỳ nhất định. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để bạn mua sắm tới ngày thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng. Nếu dùng thẻ tín dụng để thanh toán qua POS/EDC thì bạn có thể dùng 100% hạn mức, nhưng nếu dùng thẻ để rút tiền mặt tại ATM thì chỉ có thể sử dụng 50 – 70% hạn mức.
Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà ngân hàng xác minh về thu nhập thường xuyên và mức độ ổn định của thu nhập đó, nghĩa vụ trả nợ đối với những món nợ hiện có (ngay cả nợ ở ngân hàng khác) và mức độ khả tín của từng khách hàng cụ thể.
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Hạn mức còn lại của thẻ tín dụng
Hạn mức còn lại của thẻ tín dụng hay còn được gọi là hạn mức khả dụng. Đây có thể được hiểu là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà chủ thẻ có thể chi tiêu và mua sắm.
Để kiểm tra hạn mức khả dụng, chủ thẻ có thể thực hiện kiểm tra bằng những cách như: Đăng nhập vào Internet Banking, qua tổng đài hoặc đến chi nhánh ngân hàng…
Có thể tăng hoặc giảm hạn mức thẻ tín dụng không?
- Tăng hạn mức thẻ tín dụng: Hạn mức thẻ tín dụng không cố định, nếu bạn không hài lòng với hạn mức mà ngân hàng cấp thì hoàn toàn có thể yêu cầu hạn mức cao hơn. Tuy nhiên điều kiện là mức lương hiện tại đã cao hơn so với thời điểm mở thẻ trước đó hoặc bạn sở hữu thêm các tài sản có giá trị khác như sổ tiết kiệm, sổ đỏ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
- Giảm hạn mức thẻ tín dụng: Nếu lo ngại có thể chi tiêu quá đà, dẫn đến không có khả năng chi trả, bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng giảm hạn mức thẻ tín dụng. So với việc yêu cầu tăng hạn mức, việc giảm hạn mức thẻ tín dụng lại khá dễ dàng. Các khách hàng chỉ cần thông báo với ngân hàng bằng cách gọi điện cho ngân hàng hoặc ra chi nhánh điền vào mẫu yêu cầu rồi gửi cho ngân hàng là xong.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức thẻ tín dụng
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức thẻ tín dụng.
- Mức lương chuyển khoản hàng tháng của khách hàng
- Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị)
- Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt
- Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ
- Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác
- Chủ thẻ có quyền yêu cầu thay đổi hạn mức thẻ tín dụng nếu đáp ứng các điều kiện do ngân hàng phát hành thẻ đưa ra
Điều kiện và thủ tục thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Để thay đổi hạn mức thẻ tín dụng, chủ thẻ phải đáp ứng những điều kiện cũng như thủ tục sau đây:
Điều kiện
Thu nhập tăng lên:
- Bạn phải làm sao chứng minh cho ngân hàng thấy được, tại thời điểm hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao/thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ
- Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu thêm/bớt các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Lịch sử tín dụng tốt:
Bạn hãy tạo thói quen giao dịch tốt để tạo nên một lịch sử giao dịch tốt:
- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích
- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng
- Nếu có nợ hãy luôn thanh toán đúng hạn
- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới
Thủ tục
Thủ tục yêu cầu tăng hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng rất đơn giản:
- Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng,
- Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
- Ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm/nâng hạn mức thẻ tín dụng.
Cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Tùy từng ngân hàng mà sẽ có những cách thay đổi hạn mức thẻ tín dụng khác nhau. Thông thường sẽ có các cách phổ biến sau:
Thay đổi hạn mức tại quầy giao dịch
Nếu muốn tăng/giảm hạn mức tín dụng, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:
- Bước 1: Ra chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng gần nhất
- Bước 2: Xuất trình giấy tờ cá nhân
- Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng/giảm hạn mức thẻ tín dụng của mình
- Nhân viên sẽ phát cho khách hàng 1 mẫu yêu cầu thay đổi hạn mức, khách hàng điền đầy đủ thông tin rồi gửi lại nhân viên.
- Nộp hồ sơ chứng minh thu nhập và lịch sử giao dịch của mình cho ngân hàng.
- Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ
- Bước 5: Đồng ý tăng/giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng theo quy định
Cho phép ngân hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng tự động
Một số ngân hàng hiện nay áp dụng dịch vụ tăng/giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên. Theo đó, ngân hàng sẽ dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ để nâng hạn mức tín dụng cho khách hàng.
Vì vậy, trong mọi trường hợp bạn cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu (thường là 5% của tổng nợ tháng trước) đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.
Thông thường hạn mức tín dụng được cấp sẽ rơi vào khoảng tối đa là 2 – 3 lần lương dựa trên sao kê tài khoản ngân hàng của chủ thẻ, một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức tín dụng trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.
Đóng thẻ cũ và mở thẻ mới với hạn mức cao hơn
Đối với cách này, bạn cần thanh toán hết dư nợ và đóng thẻ tín dụng đang sử dụng. Sau 30 ngày bạn có thể nộp lại hồ sơ mở thẻ mới và đề xuất hạn mức cao/thấp hơn. Tuy nhiên, bạn lưu ý hồ sơ mở thẻ mới có thể được thẩm định phê duyệt hoặc không, nên bạn cần cân nhắc khi thực hiện phương án này.
So sánh hạn mức thẻ tín dụng các ngân hàng
Ngân hàng Tên thẻ và hạn mức tín dụng
Ngân hàng Vietcombank
– Vietcombank Cashplus Platinum American Express®: Từ 100 triệu -1 tỷ – Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express®: Từ 200 triệu – 1 tỷ
– Vietcombank American Express chuẩn: Từ 5-dưới 50 triệu – Vietcombank Visa: Từ 5 – 300 triệu VNĐ – Thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Visa Platinum: Từ 150 triệu – 1 tỷ – Thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu Vietcombank Vietravel Visa: Từ 10 triệu – 300 triệu – Thẻ tín dụng quốc tế đồng thương hiệu Vietcombank Diamond Plaza Visa: Từ 10 triệu – 300 triệu
– Vietcombank Visa Chuẩn: Từ 5 triệu – 50 triệu
– Thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Unionpay: Từ 50 triệu – 300 triệu
– Vietcombank JCB Chuẩn: Từ 5 triệu – 50 triệu
Ngân hàng Viettinbank
– Vietinbank Premium Banking MasterCard Platinum: Từ 300 triệu – 2 tỷ – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium MasterCard vàng: Từ 50 triệu – 299 triệu – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium MasterCard chuẩn: Từ 10 triệu – 49 triệu – VietinBank Visa Signature: Từ 300 triệu – 1 tỷ – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium Visa Platinum: Từ 300 triệu – 1 tỷ – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium Visa vàng: Từ 50 triệu – 299 triệu – Vietinbank Cremium Visa chuẩn: Từ 10 triệu – 49 triệu – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium JCB vàng: Từ 50 triệu – 299 triệu – Thẻ tín dụng quốc tế Vietinbank Cremium JCB chuẩn: Từ 10 triệu – 49 triệu
Ngân hàng BIDV
– Thẻ tín dụng BIDV Visa Infinite: Từ 300 triệu – 1 tỷ
– Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Platinum: 80 triệu – 500 triệu
– Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Mastercard Platinum: 80 triệu – 500 triệu
– Thẻ tín dụng BIDV Visa Premier: 80 triệu – 500 triệu
– Thẻ BIDV Visa Precious: Từ 10 triệu – 200 triệu
– Thẻ BIDV Visa Flexi: Từ 1 triệu – 45 triệu – Thẻ tín dụng BIDV Vietravel Platinum: 50 triệu – 500 triệu
– Thẻ tín dụng BIDV Visa Smile: Từ 10 triệu – 200 triệu
Ngân hàng Agribank Agribank Visa chuẩn: Từ 10 triệu – 50 triệu Agribank Visa vàng: Từ 100 triệu – 300 triệu Agribank MasterCard Platinum: Từ 300 triệu – 500 triệu Agribank MasterCard vàng: Từ 100 triệu – 300 triệu Thẻ tín dụng quốc tế Agribank JCB Gold: Từ 50 triệu – 300 triệu Ngân hàng VPBANK
– VPBank Visa Signature Travel Miles: Từ 100 triệu- 1 tỷ đồng
– VPLady Classic: Từ 20 – 500 triệu đồng
– Stepup Classic : Từ 20 – 500 triệu đồng
VPBank Platinum Loyalty: Từ 100 triệu – 1 tỷ
– VietnamAirlines Platinum MasterCard: Từ 40 triệu – 1 tỷ đồng
– Number 1 Classic: Từ 1-30 triệu đồng – MC2 Classic: Từ 10-70 triệu đồng
Ngân hàng Quốc Tế (VIB)
– VIB Premier Boundless: : Hạn mức 60 triệu đồng – 2 tỷ đồng
– VIB Travel Élite: Hạn mức 60 triệu đồng – 2 tỷ đồng
– VIB Online Plus 2in1: Hạn mức 15 – 600 triệu đồng – VIB Happy Drive: Hạn mức 36 – 600 triệu đồng) – VIB Cash Back: Hạn mức 45 -600 triệu đồng – VIB Financial Free: Hạn mức 15 – 50 triệu đồng
Ngân hàng Sacombank – Sacombank Visa Platinum Cashback: Từ 60 triệu – 1 tỷ
– Thẻ tín dụng Sacombank Visa Signature: 60 triệu – 1 tỷ
– Sacombank Visa Infinite: Từ 60 triệu – 500 triệu
– Sacombank Visa Ladies First: Từ 10 triệu – 200 triệu – Sacombank Visa Chuẩn: 10 triệu – 50 triệu – Sacombank World MasterCard: 10 triệu – 1 tỷ – Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank UnionPay: 10 triệu – 200 triệu – Sacombank Family: Từ 10 triệu – 200 triệu
Quy định về hạn mức thẻ tín dụng
Về quy định hạn mức thẻ tín dụng được công bố tại thông tư 26 bổ sung quy định về hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
- “Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm thì hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do tổ chức phát hành thẻ xác định theo quy định nội bộ của tổ chức phát hành thẻ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 tỷ đồng Việt Nam”.
- Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng Việt Nam.
- Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
Như vậy hạn mức tối đa của thẻ tín dụng là 1 tỷ đồng.
Với những thông tin này, các bạn đã nắm được toàn bộ các thông tin cần thiết về hạn mức thẻ tín dụng. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hành trang giúp bạn sử dụng thẻ một cách hiệu quả.