Trí nhớ là một trong những yếu tố quan trọng trong công việc và trong cuộc sống. Chính vì thế làm thế nào để rèn luyện trí nhớ lâu là điều được rất nhiều người quan tâm. Vậy có những cách luyện trí nhớ lâu nào được nhiều người áp dụng? Hãy cùng điểm qua bài viết sau đây của Glints để trả lời cho thắc mắc này nhé.
1. Luyện não bộ ghi nhớ
Tương tự như sức mạnh cơ bắp, trí nhớ cũng cần luyện tập thường xuyên, lao động trí não càng nhiều sẽ giúp bạn có thể xử lý và ghi nhớ thông tin được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động luyện tập nào cũng giống nhau. Bạn nên bắt đầu bằng việc phá vỡ thói quen hàng ngày của bản thân, đưa ra những thách thức và phát triển bộ não của mình theo một lộ trình mới. Cụ thể:
- Dạy bộ não những điều mới mẻ: Hoạt động trí não cần phải mới lạ và nằm ngoài vùng an toàn của bản thân. Để rèn luyện trí não của mình, bạn cần học hỏi và phát triển các kỹ năng mới.
- Thách thức trí nhớ: Tăng cường trí não tốt nhất phải thực hiện khả năng tập trung và chú ý hoàn toàn. Nếu cả hai điều này không đủ tại một thời điểm, bạn sẽ không cảm thấy bài tập rèn luyện trí não của mình đạt được hiệu quả. Do đó, bạn phải giúp cho bộ não của bản thân được rèn luyện liên tục để đạt được như kỳ vọng.
- Hình thành kỹ năng cho bản thân: Chọn những hoạt động ở mức cho phép và bắt đầu với cấp độ dễ nhất, thực hiện lặp đi lặp lại các kỹ năng cho đến khi đạt được trình độ mong muốn.
2. Chọn lọc thông tin, tránh nhồi nhét
Quá trình trau dồi kiến thức thường xuyên, có chọn lọc sẽ giúp bản thân của bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn so với việc cố gắng nhồi nhét một lượng lớn kiến thức cho bản thân của mình. Ngoài ra, bạn cần cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.
Đọc thêm: Cách Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao
3. Tập trung
Tập trung là một trong những thành phần chính để có thể nhớ kỹ và nhớ lâu. Để giúp thông tind được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn bạn cần liên kết với nhiều thành phần khác nhau.
Cố gắng học ở những nơi không ồn ào khiến bạn mất tập trung, tránh xa âm nhạc và trò chơi khi học. Mặc dù loại bỏ sự phân tâm có thể là thách thức, tuy nhiên chỉ cần tập trung chú ý bạn sẽ dễ dàng học và ghi nhớ nhanh mọi thứ.
Đọc thêm: Làm Thế Nào Để Tập Trung Cao Độ Khi Có Quá Nhiều Công Việc?
4. Ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ là một trong số những phương pháp hiệu quả giúp bạn rèn luyện trí nhớ của bản thân một cách tốt nhất. Khi muốn ghi nhớ một điều gì đó bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy. Đây được cho là chìa khóa vạn năng giúp bạn dễ dàng ghi nhớ mọi kiến thức, đồng thời khơi dậy tiềm năng của bộ não một cách tốt nhất.
5. Liên hệ thông tin mới với những gì đã biết
Khi tiến hành tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu mới bạn nên dành một chút thời gian để nắm được mối quan hệ giữa những thông tin này với những gì bạn đã biết. Đừng quên chủ động thiết lập mối quan hệ để tăng khả năng ghi nhớ cho bộ não về những thông tin mà bạn đã học.
6. Hồi tưởng và nhớ lại các chi tiết bất cứ lúc nào
Không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhớ nhanh và nhớ lâu nhiều sự việc khác nhau. Tuy nhiên, một trong những phương pháp hữu ích giúp bạn rèn luyện được cách nhớ lâu là sử dụng khả năng hồi tưởng và nhớ lại chi tiết các sự việc bất cứ lúc nào.
Khi gặp vấn đề việc đầu tiên bạn cần làm là liên tưởng đến những vấn đề bạn đã biết rõ có liên quan đến sự việc đó. Quá trình hồi tưởng không những giúp bạn rèn luyện trí nhớ cho bản thân mà còn giúp cho sự việc của bạn trở nên logic, liên kết hơn.
7. Thực hành viết nhật ký (journaling)
Điều này đã được chứng minh là thực hành viết nhật ký là một trong những phương pháp giúp bạn củng cố thông tin và sự kiện trong trí nhớ dài hạn của bản thân.
Thông qua các sự việc được viết trong nhật ký, bạn có thể hồi tưởng lại các sự kiện hàng ngày hoặc các sự kiện thú vị hay các mốc quan trọng trong sự nghiệp, công việc kinh doanh hoặc mối quan hệ của mình bằng cách viết và vẽ chúng trong nhật ký của mình. Việc phác thảo nó, viết nó, đọc nó, vẽ nó và chia sẻ nó chính là sự trải nghiệm thú vị giúp chúng ta nhớ lại khoảnh khắc của hiện tại trong tương lai.
8. Sử dụng các công cụ hỗ trợ luyện trí nhớ lâu
Sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng là cách luyện trí nhớ lâu được nhiều người áp dụng. Việc ghi nhớ thông tin bằng cách viết vào giấy, vở là một cách giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thông tin ghi nhớ với một số thuật ngữ quen thuộc. Đây là cách giúp bạn rèn luyện trí nhớ cho bản thân, phương pháp ghi nhớ tốt nhất là sử dụng hình ảnh, sự hài hước hoặc điều mới lạ, sự thu hút.
9. Tập thể dục thường xuyên
Tăng cường hoạt động thể chất để rèn luyện trí nhớ, phần nào ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Việc chú ý đến sức khỏe tinh thần là cách tốt nhất giúp cho bạn tăng cường khả năng tư duy cho bộ não, giúp cho bộ não làm việc tốt hơn. Một số hoạt động rèn luyện sức khỏe mà bạn có thể tham gia để rèn luyện bản thân như yoga, chạy bộ, đạp xe.
10. Lặp đi lặp lại những điều cần nhớ
Việc lặp đi lặp lại kiến thức sẽ là cách tốt nhất và dễ nhất giúp bạn ghi nhớ chúng một cách hiệu quả. Khi một vấn đề được nhắc đi nhắc lại trong thời gian dài sẽ giúp cho bộ não của bạn ghi nhớ thông tin một cách chính xác nhất.
Thông qua quá trình lặp đi lặp lại bạn sẽ nắm rõ được nội dung của vấn đề đó là gì. Đừng lặp đi vấn đề như một cái máy khi bạn không hiểu rõ về nội dung của vấn đề đó là gì.
11. Chú ý đến sức khỏe tinh thần
Bạn sẽ không thể nhớ đến bất cứ vấn đề gì nếu bản thân suốt ngày chỉ lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Vậy nên, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của bản thân, kết quả những thông tin bạn nhận được sẽ bị mã hóa và khiến cho bạn quên mất.
Kết luận
Trên đây là những cách luyện trí nhớ lâu mà Glints muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu, từ đó biết được cách luyện trí nhớ lâu cho bản thân mình và đạt kết quả như mong đợi.