Cách uốn cây nguyệt quế đẹp trang trí sân vườn. Cây nguyệt quế được coi là biểu tượng của sự chiến thắng nên rất được ưa chuộng trong việc trồng trong trang trí sân vườn, ngoài ra hoa nguyệt quế có hương thơm làm quyến rũ lòng người.
CÁCH UỐN CÂY NGUYỆT QUẾ ĐẸP TRANG TRÍ SÂN VƯỜN Cây nguyệt quế
Tên tiếng Việt: Nguyệt quế, Nguyệt quới, Nguyệt quí. Tên tiếng Anh: Orange Jasmine. Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack. Họ: Rutaceae – Họ Cam. Bộ: Rutales – Bộ Cam.
Nguồn gốc Cây có nguồn gốc từ châu Á. Ở Việt Nam cây mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa từ các tỉnh miền Bắc đến Trung Bộ, dọc theo các bờ nước, thung lũng, ven khe hay dưới tán rừng nhiệt đới vùng đồi núi trung du. Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo. Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.
Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Nhị đực 10. Hoa có quanh năm. Quả mọng, hình cầu hay trứng, gốc có đài còn lại đầu nhọn, màu đỏ, thịt nạc, 1 – 2 hạt.Yêu cầu sinh tháiNhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam)Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.
Phương pháp nhân giống
Có 4 phương pháp thường áp dụng : Gieo hạt Chiết cành
Ghép mắt
Giâm cànhPhòng trừ sâu bệnhSâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton). Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co dúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu nên trên lá và chồi điều kiện cho bệnh loét phát triển. Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu. Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.Rầy mềm (Toxoptera sp): Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama). Tác hại của rầy chổng cánh: trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết. Tập quán sinh sống của rầy chổng cánh. Gây hại trên các cây cảnh : Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ. Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất. Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu. Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non. Thiên địch của rầy chổng cánh: rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm. Phòng trừ rầy chổng cánh Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy. Thường xuyên xem xét để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn. Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.Phun thuốc: +Khi cây ra đọt non 1-2 cm. +Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến. +Phun tập trung vào các đợt đọt non. Dùng các loại thuốc như: Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nướcBệnh loét (Canker) Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng. Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800) Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.
Bệnh thối gốc chảy nhựa Do nấm Phytopthora sp gây ra.Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ, mảnh, ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…
Làm cách nào để uốn cây?
Người xưa dạy rằng: “Uốn cây từ thuở còn non” điều này đúng, nhưng với Bonsai thì trái lại, không nên uốn khi cây và cành còn non, phần lõi bên trong chưa hóa gỗ.
Người xưa chơi kiểng cổ cũng biết cách uốn cây, uốn cành bằng nhiều cách như:
Cách treo: Dùng những vật nặng như tảng đá, cục sắt, khúc gỗ để cột dây vào, rồi đầu kia cột lên phần ngọn thân hay giữa cành (treo lên) để làm cây nghiêng hẳn về một phía, hoặc cành sẽ nằm theo thế mà mình mong muốn . treo vật nặng theo cách này cần thời gian dài ngắn bao nhiêu còn là tùy vào độ tuổi của cây và canh đó già hay non ra sao.
Cách neo: Thay vì dùng vật nặng treo lên để làm cành oặt xuống thì đầu dây thay vì cột vào vật nặng lại neo vào một điểm tựa cố định dưới đất, như cây cột hay gốc cây khác gần đó chẳng hạn.
Cách nêm: Nếu tạo cho cành có thế nằm ngang trong khi đó nó đang mọc thẳng không đúng cách, thì dùng một đọan gỗ cứng nêm giữa thân và cành để cành khỏi chỏi ra xa.
Ngày nay, ngoài một vài trường hợp phải áp dụng theo cách cổ xưa trên, nhiều người thích chọn cách uốn cây bằng dây kẽm, xem ra tiên lợi hơn nhiều.
Dây kẽm (hay dây đồng, dây nhôm) có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau (1mm đến 6mm), từ độ mềm đến độ cứng để thích dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non… Muốn uốn, cứ dùng dây kẽm quấn chặt lại theo đúng kỹ thuật, chờ một thời gian nhanh lắm là ba bốn tháng, chậm nhất là một năm, sau giai đoạn phát triển, cành hay cây được uốn đó cứ tăng trưởng theo “khuôn” có sẵn, không sao trở lại cũ được
Khắc và uốn thân cây
Cây nguyệt quế trang trí sân vườn
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Muraya paniculata (L.) Jack thuộc họ Rutacaea ( họ Cam), cây nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới thuôc cây gỗ nhỏ thân thẳng, dáng đẹp lá xanh bóng, cành khẳng khiu dễ cắt uốn tạo cảnh hay tạo thế bonsai. Cây nguyệt quế lại dễ ra hoa quanh năm, chỉ cần bón phân, tưới nước hàng ngày và đặt cây nơi đầy đủ ánh sáng là cây ra hoa thường xuyên. Hiện nay mọi người quan tâm đến cây nguyệt quế vì hai quan niệm sau đây
1. Cây nguyệt quế trừ tà ma xua đuổi cái xui cái xấu
Thời gian qua, cây nguyệt quế được nhiều người tìm mua và trồng trong những chiếc chậu, đặt trước cửa nhà. Nhiều người cho rằng cây nguyệt quế có thể trừ tà ma. Đặc biệt không nên trồng nguyệt quế trong chậu bằng sứ đẹp mà trồng trong cái chum, được nung nguyên bản bằng đất sét. Như thế cây sẽ cho lá xanh và hoa thơm hơn rất nhiều.
2. Cây nguyệt quế mang tài lộc vào nhà
Nhiều nơi buôn bán làm ăn hay chọn trồng nguyệt quế trước cửa với mong muốn gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, và gặt hái thật nhiều tài lộc.
Cây nguyệt quế cần được nhìn nhận ở gốc độ là biểu tượng của khát vọng chiến thắng, của sự vươn lên. Và đó cũng là điều mà nhiều gia đình đã mua cây nguyệt quế về trồng trong nhà với mong ước con cháu sẽ thành danh, có ích cho đời.
THAM KHẢO THÊM: Các thế cây cảnh hay
Thế ngũ nhạc
Thế này trồng bằng năm cây kiểng trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kin quýt, đều đẹp.Thế quần thụ tam sơn
Là ba cây kiểng nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây kiểng trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đòan kết : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây dụm lại thành hòn núi cao”. Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.
Thế lưỡng long tranh châu
Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm rô nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu uốn với hai cây mai chiêú thủy thì rất quý. Thế này còn nhân ra “sư tử hí cầu” là hai con sư tử giỡn với quả cầu,cũng là hai cây uốn đối xứng với quả cầu rất đẹp. Cũng như thế (loan phụng hòa mình), hai con loan và phượng múa quấn quýt lấy nhau như cặp uyên ương duyên dáng……. Thế long đàn phượng vũ
Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hòang múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa , ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.Thế long bàn hổ phục
Thế này cũng có thể uốn với một cây kiểng to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu.Thế long bàn hổ phục có nghiã là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hửu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên , thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển.Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng khong kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực, rất hay rất đẹp.Thế long mã hồi đầu
Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.Thế song thụ
Bây giờ đến thế có hai cây trồng chung trong một chậu. Thế song thụ còn có thể song xiêu, hai cây to cao như huynh đệ, nhưng đều bị gió xô đổ ngã về một bên, hoặc một cây ngã bên này, một cây ngã về bên kia, theo chiều đối nghịch nhau để giữ thăng bằng, cành nhánh đều phân theo lối chi tiết, ngọn vươn thẳng lên và hồi đầu. Thế này có vẻ đối ngịch với nhau, xung khắc với nhau như cây hoa huệ đỏ, một vòi có hai hoa xòe ra hai bên, đấu lưng lại với nhau vậy. Cón nếu hai cây cùng ngã về một phía thì phải uốn các cành và ngọn vươn dài ra làm đối trọng và quy căn hồi đầu mới giữ vững được không đổ ngã, tượng trưng sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, các nhánh có thể giao chi, quấn quýt lấy nhau xem rất đẹp.
Thế này hơi khác một chút là cây tiều phu phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc, cây tiều phu phải đổ ngã nhiều hơn, gần như bạt phong hồi đầu, cõng cây tử trên lưng; cây tử cùng một gốc, nhưng mọc cao hơn, nhằm trên lưng như nhánh vậy, nhưng gốc to hơn, cây tử có vẻ phong trần hơn, tuy nhỏ nhưng có vẻ già nua, cũng hai tàn một ngọn dạng xuy phong như cây tử của cặp mẫu tử. Cây tiều phu cũng bốn tàn một ngọn, nhưng gồ ghề, gân guốc u nần, gần nằm mọp nhưng vẫn quy căn hồi đầu, để giữ thăng bằng. Cây tiều phu quái tử cũng quấn quýt nhau như tình cảm cuả cha con vậy. Còn nhân ra thế “Lão mai sinh quí tử” rất hay, cha già có con muộn rất được ưa chuộng, tưng tiu, trìu mến, tuyệt vời… Các thế tương tự như thế mẫu tử này, có thể uốn từ một gốc hay hai gốc, nhưng tùy theo thế mà uốn tách rời ra hai bên, lấy gỗ chêm, lấy dây căng kéo, tạo dáng cho ngã ra hai bên rồi vươn dậy đứng thẳng lên quy căn hồi đầu, phân cành nhánh theo lôí chiết chi, bên ba. Bên năm cho hài hòa cân đối là đẹp. Thế phụ tử giao chi
Thế này y như thế phụ tử, nhưng phần nhánh cuả hai cha con có thêm phần quấn quýt, ôm lấy nhau, mặc dù cha con, nhưng yêu thương trìu mến y như tình yêu thương dịu dàng cuả mẹ con. Thế này câu tử có thể to cao hơn và có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi. Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự như cây mẫu tử, nhưng chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mo tả tính tình quan hệ với nhau mà thôi, nhưng hai cây gần bằng nhau, coi như bạn bè, gọi là đồng khoa, nếu cây cao cây thấp chút đỉnh, coi như anh em được gọi là huynh đệ, còn hai cây có dáng mềm dịu, duyên dáng hơn được gọi là tỷ muộn, chị em. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, nhu phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân v.v..Thế phụ tử
Thế này cũng y như thế mẫu tử, nhưng cây phụ, nhưng cây cha phải to cao và đứng thẳng hơn cây mẫu, tạo vóc dáng cuả người cha, ít dịu dàng hơn, cứng rắn hơn, nhưng không phải là không che chở cho con, thể hiện đúng tình cảm cha con,cây tử nhỏ hơn cây phụ nhiều, cũng ba tàn, quấn quýt lấy cây phụ, lúc nào cũng nhờ sự bao bọc cuả người cha. Cây phụ cũng 5 tàn quy căn hồi đầu như cây mẫu. Cây phụ tử có htể mập mạp to hơn cây mẫu tử, thường uốn thế tam cang ngũ thường, biểu hiện tính trung hiếu xử lý ở đời cuả người quân tử. Thế mẫu tử
Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc triù mến thương yêu tình cảm thật sự cuả mẹ đối với con! Tán thứ nhất cuả cây mẫu bẻ ra bên ngoài chừa chỗ cho cây tử mọc lên. Hai cây me con đều uốn theo chiết chi nhị diện, cây tử vươn lên thẳng đứng, hai tàn một ngọn nhỏ. Cây mẫu đến đoạn thứ ba cũng uốn quy căn thẳng đứng, để giữ trọng tâm nằm trong chậu, gọn gàng, cân đối, có bốn tàn một ngọn hồi đầu. Tàn cuả cây mẫu tử lớn hơn tàn cây tử, đều uốn theo tàn hồng nhật tròn đẹp, hoặc tàn hoa rơi xoè ra ôm lấy cây tử, mềm mại duyên dáng, cây tử thì quấn quýt không dời cây mẫu, tả được tình cảm giữa mẹ con, thế này thường là “Tam cang ngũ thường hay tam tùng tứ đức” rất được ưa thích trong bộ ba kiểng cổ ngày xưa. Thường bộ kiểng cổ 3 cây,có hai cây mẫu tử đối xứng hay bên rất đẹp. Nếu cây tử không phải cùng chung một gốc với cây mẫu, mới tháp vào thì gọi là “Minh linh dưỡng tử” xem như là con nuôi vậy Thế long giáng
Thế này dễ uốn hơn thế long thăng, hình dáng điệu bộ ngược lại với thế long thăng là được. Đầu chúi xuống, ngực nằm trên mặt chậu, cành nhánh làm mây bao lấy chân uốn khúc trong tư thế đáp xuống, đuôi mềm dẻo, làm bánh lái điều khiển êm ái nhẹ nhàng một cách tự nhiên. Tuy nhiên không kém phần oai phong lẫm liệt, vì rồng là con vật trong bộ tứ linh, rất dũng mãnh. Thế này bắt buộc phải đầu to đuôi nhỏ, cành nhánh xếp gọn lại để tạo dáng hạ xuống là đẹp, tượng trưng cho tính ôn hoà mềm mỏng nhưng không kém phần oai phong quyền lực.Thế long thăng
Thế này có hai cách uốn, tùy theo ý cuả nghệ nhân, tùy theo đánh cây + Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều người vẫn uốn được. + Cách thứ hai: Thăng lên nhưng đầu năm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong thăng là thân mình phải quật khởi mới mới đúng điệu. Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ.Thế huyền chi lạc địa
Thế này càng ít thấy, là cây kiểng trên núi non bị bão táp, đổ ngã cong queo qua cơn thiên tai, cành nhánh ngổn ngang, tàn lá liệt địa rơi rụng, hình dung một khung cảnh điêu tàn, nhưng lại là bức tranh tuyệt tác đối với nghệ nhân, trái ngược lại với cây kiểng lúc nào cũng có tàn lá xanh tươi, vươn cao khỏe mạnh. Thế huyền chi lạc địa nếu phân tích kỹ sẽ tìm ra được rễ lồi ngoằn ngòeo, gốc hình thú nằm, thân long uốn khúc cong queo, tàn nhánh gãy cúp theo ngũ chi hiệp nhất, ngọn chiều thiên vươn lên để nhận ánh sáng thật là xinh đẹp lạ lùng, trong cái hỗn độn vô trật tự, có một sức sống vươn lên mãnh liệt.Thế long cuốn thủy
Thế này dựa vào hình ảnh của rồng hút nước, thế nàu thường uốn với cây mai chiếu thủy, cây kim quýt. Gốc to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng, trong nhỏ ngòai to. Thân uốn cong như rồng uốn khúc, các cành thân tứ diện làm chân và mây, không xòe ra dài lắm, nhưng vươn móng bám vào mây lấy thế mạnh để hút nước, cành hầu làm mây che lấy thân, ngọn có thể vươn lên xòe ra làm đuôi hoặc hồi đầu vừa cân đối, dáng đẹp, đứng vững vàng hùng vĩ.Thế thác đổ
Thế này kiểng cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biều hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.Thế ngọa tùng
Thế này là thế hoành độc thụ, rễ xèo ra bốn phía, nhưng rễ đối với thân cây phải khoẻ để làm đối trọng cho cây không đổ ngã. Thân cây nằm ngang mặt chậu rồi vươn lên đứng thẳng và hồi đầu; hướng về gốc, để cho thân cây thăng bằng, thế này khúc khuỷu hơn xuy phong hay bạt phong hồi đầu, cành nhánh, thấp hơn và sà xuống như nhánh thủy đề, soi đáy nước, các nhánh trên sửa theo lối tứ diện cân đối ngắn gọn, uốn tàn vươn lên lúp búp như hoa sen, rất đẹp, duyên dáng yêu đời.Thế hạc lập
Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công. Thế phượng vũ
Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phương có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim.[/b] Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay giở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.
Thế bạt phong hồi đầu
Thế này bị gió xô đẩy mạnh nên thân cây nghiêng ngã nhiều hơn, có khi đến 60-70 độ, cành nhánh đều ngã về một bên theo sức của gió, nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới đứng vững được. Mặc dầu các cành hầu sơ vơ, xiêu vẹo, nhưng dũng cảm chống chọi với sức gió quay cuồng. Hai nhánh dưới đòi hỏi phải vương tiền phóng hậu, giữ trọng tâm ở trong lòng chậu, hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn giữ được thăng bằng không ngã. Thế này biểu hiện lòng bền chí hiên ngang không khuất phục. Thế xuy phong
Thế xuy phong hay xiêu phong cũng là một, xuy là chữ hán, xiêu là chữ nôm, đều phải uốn nghiêng cỡ 30 – 40 độ do bị gió xô đẩy. Phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lên hình thú hay thân nôm, thân uốn cong như long thân và quy căn hồi đầu, tàn nhánh có thể uốn chiết chi hay tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng chống lại sức gió. Cho nên còn gọi thế nghinh phong, cũng bốn tàn một ngọn, nhưng cành phải uốn về phía gốc để khỏi đổ ngã, cây xuy phong phải uốn cho đủ cặp để xếp với cây trung bình thành bộ ba cây. Cây bên phải là cây âm, đối xứng với cây bên trái là cây dương (Nam tả hữu nữ). Cây trung bình đứng giữa là cây dẫn đàn, đứng thế chủ động của bộ kiểng. Thế mai nữ
Thế mai nữ nằm trong câu thiệu (Vô nữ bất thành mai, vô thập bất thành tùng) mà ông cha chúng ta thường dùng để làm mẫu sửa kiểng cổ. Cây mai nữ có thể là cây trực thọ hay là cây suy phong cây trung bình mai nữ rất rễ uốn, là cây cổ thụ có đọan thân bẻ cúp rồi đứng thẳng lên, đủ để uốn nhánh cong qua thành hình chữ nữ là đạt, các tàn nhánh các đều uốn theo lối chiết chi, chỉ có khó là cây mai nữ phải uốn làm sao cho mềm dẻo, yểu điệu, dịu dàng, như người con gái. Cây xung phong mai nữ còn lại đẹp hơn, do hình dáng còn uyển chuyển ẻo lả hơn. Thân cây dạng nghiêng nên nhánh tréo nữ ôm lấy thên rất mềm mại duyên dáng. Kế đó thân lại quy căn đắp điếm lấy nhánh mai nữ, bảo vệ người con gái, nên rất đẹp và rất hay, còn có ý nghĩa lòng nhân, đạo đức căn bản về con người. Cây thứ nữ là cây mai nổpi tiếng ở Miền Nam, thường uốn cho cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, cây cần thăng, cây kim quýt …đều rất đẹp, cộng thêm bộ rễ khéo léo nổi bật lên nữa là vô giá, ngắm nhìn không chán.Thế chữ vương chữ tường
Cũng như cây tùng thập thế vương tường uốn theo hình chữ vương, chữ nho có 3 tầng nằm ngang, như chữ dương là con dê, nhưng còn đọc là tường có nghĩa là may mắn, điềm tốt lành, như kiết tường dùng để chúc mừng, để cầu được nhiều điều tốt lành, may mắn, có phước… Thế này có ba từng nằm ngang và có hai ngọn nhỏ. Thế nay tuy rất đơn giản nhưng rất khó uốn, cả ba từng đôi, giăng ngang, phải uốn được ba tàn văn, ba tàn võ, thành ra sáu tàn, dưới to trên nhỏ. Uốn đúng thế rất đẹp. Cây vương tùng nếu là cây cổ thụ thì quí giá vô cùng, tượng trưng thiên mệnh ý chí tối cao vô thượng của các bậc vua chúa. Thế tùng thập
Đây là thế của các cụ ngày xưa dùng làm mẫu để uốn những cây trực thọ, vì cây tùng có dáng thân đứng thẳng, tàn nhánh phân chi nhị diện nằm ngang hai bên, với khỏang cách đều đặn, dưới to trên nhỏ rất đẹp. Cây tùng phải là cây cổ thụ, già nua, rũ tàn nhánh xuống, nhưng vẫn còn giữ được chữ thập tự nhiên mới thật là đẹp, chớ không phải uốn ngang tràn cứng ngắc như người đứng giăng tay giữa trời thì không còn phải cây kiểng nữa. Tướng Tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, gan dạ bất khuất, nên phải uốn cho dứt khóat, biểu hiện cho tính thẳn thắn như người quân tử. Ông cha ta ngày xưa uốn cây tùng làm mẫu cho những cây kiểng có lá kim khác. Và trong một giàn kiểng ít ra cũng phải có cây tùng, cây bách để nói lên sự vững chãi lậu bền.Thế thất hiền
Thất hiền chiết chi là thế cao lớn nhiều tàn một ngọn cộng chung là bảy tầng. Bộ rễ sửa chân nôm, thân có thế trực, nhưng uốn bẻ qua bẻ lại theo tả hữu theo chi âm dương thì hay hơn, nghĩa là đọan thân thứ nhất cong qua bên phải – cùng với nhánh thứ nhất – Đọan thứ 2 trả về bên trái: cứ luôn phiên tới từng thứ sáu, đọan ngọn đứng thẳng và uốn theo kiểu hồi đầu trung, các tàn đều uốn hồng tâm hay tròn lúp búp, dưới to trên nhỏ, nhánh thứ nhất gọi là phủ địa sà xuống mặt đất, nhánh thứ hai là triều nhiên uốn hơi vươn lên một chút, đối xứng với nhánh phủ địa, nhánh thứ 3 là chiếu thủy soi nước phải uốn nằm ngang hơi hạ xuống để nhìn nước, nhưng do ảnh hưởng của nắng, ngọn nhánh quang hợp cũng tự vươn lên, nên phải uốn sủa không thể cho vươn lên cao quá. Nhánh thứ tư là nghinh phong cong qua quẹo lại, như phe phẩy với gió, đầu cành xoay theo chiều gió như kiểu sơn thủy rất đẹp. Nhánh thứ 5 là quán vũ, hơn vươn lên để hứng mưa rơi hứng xương tuyết, nhưng phải uốn trở xuống không để không thể vươn lên quá cao. Nhánh thứ 6 là nhánh trung bình, uốn nằm ngang, cân đối, không dài không ngắn, kết hợp với các nhánh trưuớc nối liền với ngọn, uốn hồi đầu trung, để tạo dáng cây hài hòa, đầy đủ tàn nhánh phải luôn luôn uốn tỉa, hễ cành vươn lên cao thì uốn trở xuống, cành nào thấp quá thì uốn vươn trở lên cho cân đối, theo câu (Cực dương biến âm, cực âm biến dương) làm sao cho dáng cây kiểng không khuyết chỗ nào, để khi ngắm nhìn thưởng thức, vừa ý thỏa lòng. Cây thế thất hiền tượng trưng cho lòng thanh thóat, vô tư, uống rượu ngâm thơ không màn tới thế sự. Thế vũ trụ
Thế vũ trụ trước tiên phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, xoè ra bốn phía, thân to xù xì, đứng thẳng, phân cành nhánh theo lối chiết chi tứ diện, có thể có từ ba đến năm tàn to, uốn hình quạt, nằm ngang, dưới to, trên nhỏ, tỉa lúp búp, ngọn uốn hồi đầu thượng, gần như hình nón chớ không vươn lên cao, Thế này phải uốn đúng luật âm dương, cành tả, hữu, tiền, hậu đầy đủ, sum suê đầy đặn, tượng trưng cho cả không gian và cả thời gian và cả thời gian vĩnh cửu. Thế nhất trụ kình thiên
Thế này ít có người uốn sửa vì thiếu nhã nhặm, khiêm tốn, chọc trời khuấy nước, kiên cường, bất khuất. Thế này phải là cây cổ thụ trực thọ, gốc to lớn, rễ vừng chắc, thân gồ ghề, không có nhánh, chỉ có một tàn ngọn duy nhất bao gồm bốn năm nhánh xoè ra, vươn lên để chống đỡ, tàn ngọn này phải cắt tỉa bằng phẳng hoặc lúp búp chớ không so le, biểu tượng cho người anh hùng không phục tùng ai hết.Thế ngũ phúc
Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất. Thế tam đa
Thế tam đa còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân nữa. thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai xũng hớt tỉa tròn nhưng nhưng nhỏ hơn hai tàn trứơc. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu, theo tích ba ông Phước, Lộc, Thọ cũng rất hay. + Phước là ông Đậu Vũ Quân, tuổi già mà có con nhỏ là có hạnh phúc, ý muốn nói có nhiều con + Lộc là ông Quách Tử Nghi làm quan to lâu năm, bổng lộc nhiều, ý muốn nó giàu sang suốt đời. + Thọ là ông Đông Phương Sóc, sống lâu một trăm tuổi, đầu râu tóc bạc phơ, ý muốn nói sống được lâu Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả. Thế trung bình cong
Là thế có thân uốn cong cong như long thân. nếu bộ rễ chân nôm hay hình thú thì tuyệt đẹp, thân ngay đoạn thứ nhất đã cong về một bên rồi, tàn thứ nhất phải ngả về hướng thân cây, nhưng đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại quy căn ngay, đến đoạn thứ ba sửa thành cây trực, giữ thế trung bình. Các chi nhánh đều uốn tứ diện, so le, dưới to trên nhỏ, nhưng ngọn phải uốn hồi đầu trung như đuôi cá. Cây thế trung bình cong, uốn được hai cây giống nhau, thì hợp với cây trung bình ngay làm thành bộ kiểng tam tài ba cây rất đẹp, tương trưng cho thiên, địa nhân. Thế trung bình ngay
Thế trung bình là thế phổ biến , kiểng xưa còn để lại rất nhiều . trung bình là cây độc thụ , thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, nếu được hình thú thì càng tốt, thân xù xì phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.Nhánh thứ nhất bẻ về bên dương nếu gốc cây có dáng hơi ngả về bên phải. Đoạn thứ hai phải uốn trở về bên âm, đoạn thứ ba phải uốn trở lại về bên dương để quy căn, nhánh thứ ba cũng phải bẻ trở về bên dương , đến đoạn thứ tư thì nên uốn đứng thẳng đảm bảo ngay gốc, để cây không đổ ngã. thế kiểng này chỉ uốn hơi nghiêng lại một chút, đến tàn thứ năm là ngọn phải uốn hồi đầu. thế trung bình ngay là cây kiểng dễ uốn sửa, chỉ cần phân tàn nhánh cho hài hòa cân đối là đẹp, cũng biểu tượng về đạo đức, ngay thẳng thật thà. Thế trực quân tử liên chi
Thế trực quân tử liên chi: thế này cũng giống như hai thế trên nhưng lại có hai ba cây tử ở quanh thân cây mẹ. thường là loại cây mai chiếu thủy, mặc dù thân trực nhưng tàn nhánh cũng ôm lấy mấy cây con ở bên dưới .Cây tử lại sống độc lập, cây nào cũng có đủ tàn nhánh như một cây riêng biệt, sống không nhờ cây mẹ, ên xen như là một quần thụ nhỏ, rất đẹp, tượng trưng cho tình yêu thương người, nhất là trẻ thơ, lúc nào cũng vui tươi.Thế trực liên chi
Thế trực liên chi cũng là cây có dáng trực, thẳng đứng, biến ra từ thế trực quân tử, nhưng liên chi là nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mới xòe ra ngoài làm tàn theo kiểu tứ diện, sum suê đầy đủ, mặt nào cũng đẹp, cân đối hài hòa, thành hình chóp dưới to trên nhỏ, không khuyết chỗ nào rất đẹp, biểu hiện người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc.Thế trực quân tử
Thế trực quân tử mà ông cha chúng ta rất ưa thích, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời. Cây trực quân tử là dáng cây có theá trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người có kỷ cương nề nếp, tài năng, chính nhân quân tử.Công dụng của hoa nguyệt quếCách trồng hoa nguyệt quếCách trồng hoa nguyệt quế Cách làm vòng nguyệt quế bằng giấy làm người thân yêu bất ngờ