Bạn lập một bảng tính excel và đang băng khoăng không biết là cách tạo filter trong 1 ô excel làm như thế nào? Điều này cũng là nỗi niềm chưa tỏ của khá nhiều bạn đang làm văn phòng. Vân, vậy thì để chúng mình giúp các bạn giải đáp bài toán này nhé! Hãy theo dõi bài viết của Lê Thuận Blog để tìm thấy câu trả lời cho mình thôi nào!
Nói nôm na filter trong 1 ô excel cũng giống như là khi bạn nhập chuột vào ô đó, nó sẽ sổ xuống một danh sách kéo thả – cho phép bạn chọn một thằng từ trong danh sách.
Xem thêm: Cách căn lề trong Excel
Cách tạo filter trong 1 ô excel chi tiết
Để làm được điều này, mình đưa ra cho bạn một thí dụ cụ thể như trong hình bên dưới. Để chúng ta dễ hình dung và dễ hiểu rõ hơn nhé.
Các bạn lưu ý:
Ở bảng tính này, mình muốn tạo filter cho cột Sản phẩm – với dạng một danh sách kéo thả để chọn giá trị input cho từng ô một.
Các bạn hiểu điều mình nói chưa? Hiểu rồi phải hong! Vậy thì bắt tay vào làm từng bước một nào.
Bước số 1:
Trên trang tính đó, bạn qua sheet thứ 2 – tạo ra một bảng “Danh mục sản phẩm”. Rồi bạn điền đầy đủ thông tin của từng sản phẩm vô.
Bạn nắm được vấn đề chưa? Nếu chưa – nhìn hình sẽ rõ! Ke ke.
Rồi! Tạo bảng Danh mục sản phẩm.
Ở đây mình chỉ giả dụ thế này thô nhé, còn ngoài thực tế bạn tạo theo ý muốn của mình.
Bước số 2:
– Bấy giờ, vẫn ở sheet 2 – bạn quét khối bảng “Danh mục sản phẩm” rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + T để tạo ra một bảng data thật sự.
– Khi cửa sổ Create Table hiện lên, bạn thấy vùng mình quét khối xuất hiện trong thanh giá trị “Where is the data for your table”. Sau đó bạn nhấn nút OK.
Sau khi thiết lập xong, nó sẽ ra thế này!
Bước số 3:
– Quay trở lại sheet thứ nhất – bảng doanh số bán sản phẩm cho cửa hành. Như hình dưới, bạn chú ý đến cột “Sản phẩm” nhé.
– Tại đây, chúng ta bắt đầu làm thủ thuật như sau: Ban đầu bạn quét khối cột sản phẩm, từ ô thứ hai cho tới ô thứ tám. Sau đó, bạn vào tab Data => chọn Data Validation => rồi tiếp tục chọn Data Validation lần nữa.
Bước số 4:
– Sau khi nhấn lệnh Data Validation, nó sẽ hiện ra cho bạn một cửa sổ.
– Lúc này ở tap Settings => bên dưới có mục Allow. Bạn nhấn vào dấu mũi tên chỉ xuống => nó sổ ra một danh sách => bạn chọn vào chữ List.
– Rồi ở mục Source, bạn click chuột vào cái nút nằm bên phải ở thanh phía dưới. Sau khi click, nó sẽ hiện lên như hình bên dưới.
– Sau đó, bạn qua sheet thứ 2 và quét khối bảng “Danh mục sản phẩm” bên ấy. Rồi nhấn lại cái nút bên phải => Sao cho ra giống như hình này!
Ở đây mình xin giải thích thêm về:
– Mục check thứ nhất – Ignore blank: có nghĩa là bạn không cho phép bỏ trống ô nào trên cột “Sản phẩm”. Trên mỗi một ô điều phải được chọn một giá trị tương ứng trong danh mục đã thiết kế.
– Mục check thứ hai – In-cell dropdown: có nghĩa là bạn cho phép nhập một giá trị bất kỳ – không nằm trong danh mục thiết kế vào. Giống như ngoài thực tế phát sinh thêm sản phẩm mới thì nhập vào thôi.
Hai nút check này được chọn mặc định. Nhưng bản thân mình thấy bạn để 2 nút này luôn cũng hay, không nhất thiết phải bỏ chọn chúng. Vì ràng buộc không cho dữ liệu trong ô bị trống, lại có thể nhập giá trị phát sinh bất kỳ vào. Mình thấy tính năng này good – recommend bạn nên để.
Sau khi xong. Bạn có thể bấm nút OK được rồi, lúc đó là nó sẽ tạo ra một danh mục trong từng ô; từng ô một. Nhưng nếu bạn muốn thiết kế trang bảng tính của mình thêm chỉnh chu hơn nữa, thì bạn có thể đọc tiếp những bước sau. Dù sao, cố gắn hơn một chút nữa cũng đâu có thừa, nhiều khi còn được điểm cộng trước sếp.
Bước số 5:
Qua tab Input Message. Sẽ có vài điều bạn cần phải để ý.
– Mục Show input message when cell is selected: hiện thị thông điệp trên ô khi được chọn.
– Mục Title: tiêu đề cho cái thông điệp bạn muốn gửi tới người đọc.
– Mục Input message: thông điệp có liên quan tới một ô mà bạn định nhập vào.
Để hiểu rõ hơn – bạn tham khảo hình bên dưới nhé!
Bước số 6:
Bạn qua tab Error Alert – để show ra cảnh báo lỗi khi dữ liệu nhập vào không đúng. Cũng tương tự như ở tab Input Message bạn nhé.
Sau khi điền đầy đủ thông tin tương tự như hình trên. Bạn nhấn nút OK là xong rồi nhé.
Đây là thành quả của chúng ta nảy giờ cố gắn:
Trường hợp báo lỗi nhập không có trong danh mục:
OK! Vậy là bạn đã tự tay tạo được filter trong 1 ô excel rồi đó.
Tạm Kết
Mình vừa chia sẽ xong với các bạn về cách tạo filter trong 1 ô excel. Bài viết này mình hy vọng giúp ích được cho các bạn trong công việc văn phòng, làm hóa đơn giấy tờ, cũng như là báo cáo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đăng, chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
Nếu bạn thấy bài viết này có giá trị hãy comment bên dưới cho chúng mình biết, đồng thời tạo động lực cho chúng mình xuất bản những bài viết mới lang tỏa giá trị ra cộng đồng bạn nhé.