Nằm lòng 7 cách tập cho bé bú bình được nhiều sữa, không bị sặc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đặng Thị Thu Thủy

Cho bé bú bình, nghe có vẻ đơn giản nhưng để con chịu hợp tác, bú được nhiều sữa mà không bị sặc hay nôn trớ thì mẹ cần phải biết cách luyện tập cho con. Thực tế có rất nhiều bé khi mới tập bú bình đều quấy khóc và đòi ti mẹ, khiến các mẹ gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu, trong bài viết dưới đây, Kabrita sẽ gợi ý 7 cách tập cho bé bú bình đơn giản, hiệu quả để mẹ tham khảo nhé!

Nên tập cho bé bú bình khi nào?

Tập cho bé bú bình là một giải pháp thay thế tối ưu nếu mẹ không thể duy trì cho con bú mẹ trực tiếp trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ít sữa, không đủ sữa để nuôi con.
  • Mẹ muốn cai bú mẹ bán phần, xen kẽ những cữ bú mẹ với bú bình.
  • Mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc.
  • Mẹ bị bệnh hoặc phải sử dụng thuốc nên không thể cho con bú.
  • Bé sinh non chưa thể bú mẹ.
  • Bé bị sứt môi, vòm miệng, gặp khó khăn khi nuốt, hít thở.
  • Bé bị sụt cân hoặc có lượng đường trong máu thấp.

cách cho bé tập bú bình

Thời điểm tập cho con bú bình còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, công việc của mẹ và thể trạng của bé.

Tư thế cho bé bú bình đúng cách

Khi cho con bú bình, mẹ cần lưu ý điều chỉnh tư thế cho bú đúng để con nhận được nhiều sữa và không nuốt phải khí gây chướng bụng, nôn trớ hay sặc sữa nhé.

Cách 1:

  • Mẹ cho bé ngồi thẳng lưng, tay trái đỡ phần đầu của con.
  • Dùng tay phải giữ bình sữa theo chiều ngang và đặt núm vú vào miệng để con bú.
  • Trong quá trình cho con bú bình, mẹ nên kết hợp xoa lưng để bé ợ hơi, đẩy hết khí trong bụng ra ngoài.

Cách 2:

  • Mẹ bế bé trong lòng, đặt nằm ngửa nhưng phần đầu của bé phải cao hơn so với phần thân dưới.
  • Mẹ dùng tay còn lại cầm bình sữa cho bé bú và đảm bảo rằng phần núm vú phải đầy sữa để bé không nuốt phải khí.

Gợi ý 7 cách tập cho bé bú bình hiệu quả

Dưới đây là 7 cách luyện cho bé bú bình đơn giản, hiệu quả để mẹ tham khảo:

Cho bé bú bình theo nhu cầu

Nhu cầu bú sữa của mỗi bé là khác nhau, có bé bú ngắn với nhiều cữ sữa, có bé lại bú dài và ít lần hơn. Vì thế, mẹ nên quan sát các cữ bú sữa của con và linh hoạt sắp xếp lịch cho ăn sữa phù hợp với độ tuổi, thể trạng, thói quen của bé. Chẳng hạn như mẹ cho bé bú bình khi con đói, ngay cả khi chưa đến giờ cho bú hoặc nếu con đã no thì dừng lại hay con đang ngủ thì không nên đánh thức bé dậy để cho bú.

Rất hay:  Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc MIỄN PHÍ

Chọn núm vú bình sữa mềm, phù hợp với bé

Nhiều bé không chịu bú bình là do đã quen với cảm giác vú mẹ mềm mại, sữa ra đều còn ti giả thì lại cứng hơn và đôi khi dòng sữa chảy không đều. Do vậy, mẹ nên chọn mua các loại bình sữa có thiết kế núm vú gần giống với của mẹ nhất; chất liệu mềm dẻo, an toàn; kích thước phù hợp với độ tuổi; phần lỗ khoét không quá lớn, đảm bảo sữa chảy đều và chảy không quá nhanh.

Cho con thời gian làm quen với bình sữa

Nếu mới bắt đầu tập bú bình mà mẹ đã vội vàng ép con bú sữa thì bé yêu sẽ thể hiện ngay sự “phản đối” đấy mẹ ơi. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé có thời gian làm quen bằng cách để con tự do cầm nắm và chơi đùa với bình sữa, như vậy bé sẽ dễ dàng chấp nhận việc bú bình hơn.

Để bé quyết định lượng sữa khi bú bình

Thay vì ép con bú hết 1 bình sữa thì mẹ hãy để con tự bú theo ý thích của mình, tức là bú đến khi con cảm thấy no và không muốn tiếp tục bú sữa nữa. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé không muốn bú bình nữa là bé quay đầu đi chỗ khác, không tập trung vào bình sữa hoặc bú ít sữa lại.

>>> Bài viết có liên quan: Tham khảo bảng tính lượng sữa cho bé sơ sinh chuẩn nhất

Để một người khác cho bé bú bình

Khi thấy mẹ, các bé thường có xu hướng nhõng nhẽo, đòi ti mẹ và không chịu bú bình. Do vậy, mẹ có thể để bố hoặc ông bà cho bé bú bình, vừa cho bú vừa hát ru để con cảm thấy thoải mái và dần quen với việc bú bằng bình.

cách cho bé bú bình

Để người khác cho bé bú bình cũng là một mẹo cho bé bú bình hiệu quả.

Tăng tiếp xúc da kề da với bé khi bú bình

Tiếp xúc da kề da khi bú mẹ giúp bé giảm căng thẳng và có sự kết nối với mẹ tốt hơn. Khi bú bình thì thời gian da kề da này trở nên ít đi. Do vậy mẹ nên tăng cường những khoảnh khắc tiếp xúc với bé bằng cách bế con vào lòng và cho bú bình, bé sẽ cảm thấy thoải mái và bú sữa ngoan hơn.

Rất hay:  Cách bóc giấy dán tường

Cách cho bé bú bình dễ dàng: Bắt đầu với sữa mẹ

Đối với những bé chuyển sang dùng sữa công thức, các con thường không chịu bú bình do không thích mùi vị của sữa. Vì thế, mẹ hãy tập cho con bú bình bằng sữa mẹ trước để bé làm quen, rồi dần dần thay bằng sữa công thức. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chọn loại sữa công thức hợp khẩu vị để con thích thú khi bú hơn nhé.

Tạo ra khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái khi cho con bú bình

Mẹ có biết rằng, cảm xúc của mẹ cũng có sự tác động đến con yêu không? Khi cho bé bú bình, nếu mẹ tỏ ra căng thẳng, lo lắng hoặc vội vàng, con sẽ chú ý đến điều này và không tập trung bú sữa. Vì vậy, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái để tạo ra khoảng thời gian cho con bú vui vẻ, đồng thời chú ý đến nhiệt độ của sữa, đặt bé ở tư thế dễ chịu và cất đi những món đồ làm con xao nhãng để bú bình hiệu quả hơn.

cách cho trẻ bú bình

Tạo khoảng thời gian bú sữa vui vẻ cũng là cách tập cho bé bú bình hiệu quả mẹ không nên bỏ qua.

Kiên nhẫn khi cho bé bú bình là điều mẹ cần chú ý

Trong thời gian đầu tập cho bé bú bình, mẹ không nên quá nóng vội và cần kiên nhẫn nhiều hơn. Nếu hôm nay bé chưa chịu bú bình thì mẹ không nên ép con, mà hãy cất bình sữa đi và thử lại vào ngày hôm sau. Cứ như vậy rồi dần dần bé cũng sẽ chấp nhận và chịu thử bú bình thôi mẹ ơi.

Chọn sữa công thức thanh mát, dịu nhẹ tự nhiên

Với các bé lần đầu sử dụng sữa công thức khi bú bình, mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa nhạt mát gần với tự nhiên, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu để bé thích nghi tốt hơn khi chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức.

Sữa dê Kabrita – nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thu nhanh

Sữa dê Kabrita sở hữu hệ dưỡng chất vượt trội, hỗ trợ nuôi dưỡng bé yêu khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Chính vì lẽ đó mà hàng triệu mẹ đã chọn Kabrita để đồng hành cùng con yêu của mình trong suốt chặng đường lớn khôn.

Rất hay:  Tổng hợp những cách chỉnh đồng hồ điện tử treo tường trong nhà

Theo đó, sữa dê Kabrita là sự kết hợp giữa đặc tính dịu nhẹ của sữa dê và công thức cải tiến của Kabrita:

  • Thành phần sữa dê với đạm quý A2 Beta-casein, không chứa A1 Beta-casein gây rối loạn tiêu hóa và có nồng độ αs1-casein thấp, giúp tạo ra sữa đông mềm lỏng hơn. Nhờ đó mà bé tiêu hóa dễ dàng, hấp thu tốt, ít bị táo bón và giảm nôn trớ hiệu quả.
  • Dưỡng chất HMO và Nucleotide tự nhiên hỗ trợ tăng cường đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh giúp bé yêu khỏe mạnh, cải thiện hoạt động tiêu hóa ngay từ giai đoạn đầu đời.
  • Bổ sung thêm DHA, AA, GOS, axit beta-palmitic góp phần tăng trưởng và phát triển hệ thần kinh, não bộ, thị giác và hệ tiêu hóa của bé. Kết hợp 22 loại vitamin & khoáng chất cần thiết, hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện.
  • Hương vị sữa thanh mát, thơm béo rất dễ uống, giúp con uống sữa ngon miệng.

cách cho trẻ bú bình

Sữa dê Kabrita với công thức tiên tiến, hàm lượng dinh dưỡng cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của bé trong từng giai đoạn.

Một số lưu ý khi tập bú bình cho bé mẹ cần biết

Trong quá trình tập cho con bú bình, mẹ nên chú ý một vài điều sau:

  • Nên chọn bình sữa bằng chất liệu thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA.
  • Tiệt trùng cẩn thận bình sữa trước khi cho con sử dụng.
  • Nên làm ấm sữa trước khi cho bé bú bình, vì một số bé thích uống sữa ấm hơn so với nhiệt độ bình thường.
  • Mẹ nên tập cho bé bú bình vào ban ngày, lúc con cảm thấy thoải mái, không khó chịu hay quấy khóc.
  • Sau khi bú bình xong, không nên cho bé nằm ngay, thay vào đó mẹ nên bế con khoảng 10 – 15 phút kết hợp vỗ ợ hơi để tránh tình trạng nôn trớ hoặc sặc sữa.

Qua gợi ý 7 cách tập cho bé bú bình trong bài viết trên, mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để giúp cho việc bú bình của con trở nên dễ dàng hơn rồi. Hãy thử áp dụng những cách này với bé yêu nhà mình để con nhanh chóng biết bú bình mẹ nhé! 

>>> Xem thêm:

  • Một số gợi ý về việc cho bé bú sữa công thức
  • Bật mí cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hiệu quả
  • Trẻ sơ sinh lười bú, bú it mẹ nên làm gì để khắc phục?