Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng hiệu quả

Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng cạn kiệt ý tưởng phát triển tập khách hàng tín dụng, Phượng sẽ chỉ cho bạn những bí quyết hay. Có những điều tưởng như bạn đã biết, cũng sẽ có những điều bạn chưa hề áp dụng nhưng hãy yên tâm rằng, với cách Phượng đưa ra dưới đây, có chăng nó chỉ rơi vào trường hợp “bình cũ rượu mới” mà thôi. Chắc chắn sẽ giúp cho bạn có được một làn gió mới để đổi thay phương thức làm việc trong nghề tín dụng trở nên hiệu quả và quan trọng là có thể dễ dàng mở rộng tập khách hàng trong khi nhiều đồng nghiệp vẫn loay hoay giải bài toán khó ấy.

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

1. Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng qua nhiều kênh tìm kiếm

1.1. Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng qua người thân, bạn bè

Đừng vội buông lời cho rằng cách này ai chẳng biết. Đúng vậy, ai cũng biết nhưng chưa chắc tất cả đã biết cách tận dụng hiệu quả đâu nhé. Cách này chưa bao giờ cũ, bạn bè, người thân luôn mang đến cho bạn những giá trị khai thác bất tận, tất nhiên là không chứa ý nghĩa tiêu cực ở đây.

Họ sẽ trợ giúp đắc lực cho bạn để bạn làm tốt công việc của mình. Vậy làm thế nào để một nhân viên tín dụng khai thác tốt kênh tìm kiếm khách hàng này?

Bạn bè, người thân từ xưa đến nay đều được đánh giá cao là kênh giúp một nhân viên tín dụng nói riêng tìm khách hàng hiệu quả và dễ dàng thực hiện mà chúng ta cần nhắc đến đầu tiên. Nhất là đối với những người mới, có tuổi nghề trong ngành tín dụng – ngân hàng còn ít thì nên bắt đầu từ cách này.

Trong tất cả người thân, bạn bè xung quanh bạn, sẽ có lúc họ cần đến một sự hỗ trợ tài chính. Khi đó bạn sẽ nắm bắt nhu cầu của họ và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ tín dụng của đơn vị bạn làm. Việc thuyết phục này chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với những người không thân thích, nhất lại là khi bản thân họ cũng đã sẵn có nhu cầu về tín dụng, việc họ đặt niềm tin vào bạn sẽ yên tâm hơn so với người ngoài.

Vậy thì bạn hãy khéo léo tìm hiểu, khai thác thông tin nhu cầu về tín dụng, tài chính của người thân bạn bè trong các cuộc gặp gỡ, họp mặt. Nhưng nhất định phải tạo ra được sự tự nhiên nhất để không ai phải ái ngại gặp bạn ở những buổi hẹn sau. Chỉ đề cập khi biết chắc chắn đối phương cũng có nhu cầu.

Rất hay:  Lưu 40 Các Cách Phối Đồ Nam Hiện Đại, Trẻ Trung Theo Xu

1.2. Tìm khách hàng tại khu vực sinh sống của bạn

Cũng áp dụng tương tự với cách đầu tiên, bạn cần sự khéo léo để khai thác thông tin về nhu cầu tín dụng, vay vốn của hàng xóm tại nơi bạn sinh sống. Mô hình này đã được mở rộng hơn phạm vi gia đình và các mối quan hệ thân sơ, có liên quan đến những người không có mối quan hệ thân thiết thì chắc chắn độ khó cũng sẽ tăng lên. Bạn cần nhận thức được điều đó để biết bản thân nên làm gì.

Đừng vồ vập khi đề cập thẳng vấn đề với họ vì như vậy dễ khiến bạn trở thành người đến với họ vì mục đích. Thay vào đó, tốt hơn hết bạn nên gây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người theo đúng tính chất “tình làng nghĩa xóm” trước khi đem công việc vào.

Đừng mời chào bất cứ ai, nhưng cũng đừng giấu thông tin nghề nghiệp của họ. Trong khi tín dụng là một nhu cầu thiết yếu và tất yếu, bất cứ ai cũng có khả năng lớn cần đến tín dụng thì hãy để hàng xóm xung quanh bạn biết rõ bạn là một nhân viên tín dụng, thêm vào việc bạn tạo được nhiều thiện cảm cho họ từ lối sống thì khi có nhu cầu, chắc chắn những người láng giềng xung quanh sẽ tin tưởng và đề cập với bạn nhu cầu của họ.

Cơ hội đã đến, tới lúc bạn cần thể hiện tốt những kỹ năng nghiệp vụ mình bằng cách tư vấn nhiệt tình và cung cấp cho họ các gói tín dụng có nhiều ưu đãi nhất mà công ty đang triển khai, đồng thời nhiệt tình hướng dẫn họ cách thức vay vốn và không quên đưa ra các chính sách áp dụng rõ ràng chi tiết để tăng độ tin tưởng của họ đối với bạn.

Tuyển nhân viên hỗ trợ tín dụng

1.3. Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng thông qua các chương trình cộng đồng

Triển lãm, hội chợ, hội thảo là những chương trình mà bạn có thể tham gia để tìm khách hàng. Đây cũng là một trong những phương pháp mà giới tín dụng đánh giá cao khi có thể mang đến cho bạn tập khách hàng “khủng”.

Đặc điểm của kênh này là sự tối ưu. Không ai còn lạ với đặc điểm của các hội chợ, hội thảo hay các buổi triển lãm với đặc điểm đông đảo người tham gia – tiêu chí hàng đầu để tạo sự thuận lợi khi tìm khách hàng. Người nhân viên tín dụng sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người, qua trò chuyện, nhiệm vụ của bạn cần khai thác được nhu cầu tín dụng của họ có hay không, ở mức nào để cung cấp ngay những dịch vụ mà bạn có.

Rất hay:  Cách đổi Tên Hiển Thị Và Tên Người Dùng Trên Twitter Cực đơn Giản

Một điều đặc biệt hơn cả đến từ lợi thế của kênh tìm kiếm này đó chính là cơ hội được tiếp cận với khách hàng là doanh nghiệp rất cao. Họ có nhu cầu tài chính lớn nên nếu ký hợp đồng tín dụng với bạn thì đồng nghĩa bạn có được “mối ngon” vì giao dịch lớn mà không biết bao nhiêu khách hàng cá nhân cộng lại mới có thể bằng được.

Nếu có thể tiếp cận được với càng nhiều khách hàng doanh nghiệp và mời gọi họ ký hợp đồng tín dụng thành công thì KPIs của bạn càng nhanh chóng vươn tới thành tích khủng.

1.4. Tối ưu hiệu quả từ những khách hàng cũ

Làm tín dụng mặc dù luôn luôn phải hướng tới việc mở rộng khách hàng, nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới là bất tận nhưng không vì thế mà bạn cho phép bản thân “có mới nới cũ” đấy nhé. Khách hàng cũ luôn là kênh mang đến cho bạn cơ hội tốt để hoàn thành công việc.

Việc họ đã sử dụng dịch vụ tín dụng do bạn cung cấp không có nghĩa đó là gói duy nhất trong đời. Nhu cầu của chúng ta luôn không có điểm giới hạn. Do đó khach hàng của bạn có thể dùng tín dụng một lần, có thể hai lần và cũng có thể là n lần. Nếu như trước đó, bạn đã thực sự cung cấp tới khách hàng cũ dịch vụ tín dụng hiệu quả, khiến họ hài lòng và ấn tượng tốt về bạn thì không có lý do gì khi có nhu cầu tín dụng nữa, họ lại không quay về với bạn.

Nhưng có một điều, khách hàng cũng là những người thông minh, khi bỏ tiền ra đầu tư, chắc chắn họ sẽ đong đo cân nhắc rất nhiều. Bạn có thể tốt, nhưng nếu có những người khác thể hiện tốt hơn ở thời điểm khách hàng có tiếp tục có nhu cầu về tín dụng, trong khi đó bạn thì “lặn mất tăm”, chắc chắn khách hàng cũ sẽ chọn lựa dịch vụ đến từ nhân viên tín dụng khác thay vì liên hệ lại với bạn.

Vậy thì làm sao để giữ chân khách hàng cũ?

Rất đơn giản, hãy cố gắng thực hiện tốt chương trình chăm sóc khách hàng, đi từ chương trình của chính cá nhân bạn thay vì chờ đợi doanh nghiệp làm điều đó. Khi kết thúc lần hợp tác trước, bạn đừng bỏ ngỏ một lời hỏi thăm, một vài tin nhắn để kết nối và giúp duy trì mối quan hệ nhé. Điều đó rất quan trọng để giúp khách hàng luôn luôn nhớ tới bạn và khi có nhu cầu, ngay lập tức họ sẽ dành cho hội tốt cho bạn.

Rất hay:  Cách diệt tận gốc Bọ chét, Bọ nhảy ”Cứng đầu” | An toàn - EcoPest

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư tại Hồ Chí Minh

2. Tìm kiếm khách hàng thông qua các hoạt động cụ thể

Thông qua việc sử dụng phương thức là kênh khách hàng, bạn còn cần chú ý tới các hoạt động cần thiết, quan trọng để tìm kiếm khách hàng hiệu quả nhất. Một số hoạt động cần thực hiện mà nhiều chuyên viên tín dụng đã thực hiện và tạo được những tập khách hàng khủng cho chính mình có thể kể tới nhứ:

– Tìm nguồn khách hàng trên nhiều trang mạng xã hội.

– Chăm chỉ gọi điện để giới thiệu gói dịch vụ tín dụng.

– Trực tiếp đi thị trường, đặc biệt tới lui các thị trường giàu tiềm năng về kinh tế như showroom ô tô chẳng hạn.

– Liên hệ với người chủ của các dự án bất động sản, liên hệ với nhân viên kinh doanh và nhờ họ giới thiệu khách hàng tiềm năng.

– Thực hiện công việc phát tờ rơi truyền thống.

– Thường xuyên gửi tin nhắn, email cho khách hàng

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư tại Hà Nội

3. Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng theo các bước bài bản

Không một công việc nào được thực hiện mà không có quy trình tiêu chuẩn. Thực hiện theo các bước cũng là cách giúp nhân viên tín dụng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả.

Bạn hãy cố gắng nắm bắt và thực hiện những bước tìm kiếm khách hàng tín dụng Phượng chia sẻ dưới đây, nó khá đơn giản và nhanh chóng để học:

Bước 1: Nắm chắc nghiệp vụ tín dụng đã dược đào tạo và nghiệp vụ theo yêu cầu của đơn vị

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng theo các kênh đã nêu trên

Bước 3: Tiếp cận khách hàng bằng những hành động thiết thực theo như gợi ý ở tại mục (2) mà Phượng chia sẻ trên đây.

Bước 4: Thực hiện giao dịch với khách hàng.

Tìm việc

Như vậy, nếu nắm vững những điều này, bạn sẽ có được trong tay cách tìm kiếm khách hàng tín dụng trong tay. Nếu là một nhân viên tín dụng, còn chần chờ gì nữa mà không “thu nạp” ngay cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên tín dụng mà Phượng chia sẻ trên đây.