Dan so va lao dong

Cơ cấu dân số theo giới tính là chỉ tiêu phản ánh kết quả phân chia tổng dân số thành số nam và số nữ.

Để biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính, người ta thường dùng các chỉ tiêu tỷ trọng nam (nữ) trong tổng số dân với công thức tính như sau:

Dân số trung bình là dân số tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định, thường là một năm.

Có nhiều phương pháp tính dân số trung bình. Việc áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào hiện trạng số liệu thu thập được và mức độ chính xác của số liệu cần tính toán.

– Nếu chỉ có số liệu về dân số tại hai thời điểm cách nhau không xa, thường là một năm, ta có thể giả thiết dân số biến đổi đều và dân số trung bình được tính theo công thức:

Trong đó:

: Dân số trung bình

S1: Dân số đầu kỳ (đầu năm)

S2: Dân số cuối kỳ (cuối năm).

– Nếu chỉ có số liệu dân số tại một loạt thời điểm cách đều nhau trong kỳ thì dân số trung bình được tính theo công thức:

Trong đó:

n: Số thời điểm

S1, S2, …,Sn: Dân số có đến n các thời điểm khác nhau.

– Nếu các khoảng cách giữa các thời điểm trong kỳ không đều nhau, dân số trung bình sẽ được tính theo công thức bình quân gia quyền:

Rất hay:  Cách tải phim trên bilutv về iphone

Trong đó:

i: Số thứ tự của các khoảng thời gian

ai: Khoảng cách thời gian có dân số trung bình

: Dân số trung bình của các thời kỳ thứ i.

Tỷ lệ tăng dân số là chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức độ tăng hoặc giảm dân số trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Công thức tính tỷ lệ tăng dân số như sau:

Trong đó:

r: Tỉ lệ tăng dân số hàng năm

t: Độ dài của thời kì (tính theo năm)

P0: Dân số đầu kì

Pt: Dân số cuối kì.

Lao động bình quân năm là lao động bình quân chung một năm, thường được tính theo công thức sau:

Hoặc:

Đối với các đơn vị hoạt động không đủ 6 tháng hoặc 12 tháng thì khi tính lao động bình quân 6 tháng (hoặc năm) vẫn lấy tổng số lao động bình quân của các tháng hoạt động chia cho 6 (nếu tính bình quân 6 tháng), hoặc chia cho 12 (nếu là bình quân năm).

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế là số người thực tế đang làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ, y tế, giáo dục…

Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động quy định của Nhà nước bao gồm: Nam từ 60 tuổi trở lên; Nữ từ 55 tuổi trở lên; Thanh thiếu niên dưới 15 tuổi.

Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi theo quy định của Nhà nước có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội.

Rất hay:  Cây lá cách: Công dụng bất ngờ từ loại rau ăn quen thuộc

Theo quy định của luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (tuổi tròn).