Bài học
15 Tháng Ba, 2023
Doanh thu bán hàng là thước đo thường được sử dụng trong kinh doanh và là cơ sở để các nhà đầu tư định giá một doanh nghiệp. Hơn nữa, đây là một chỉ số quan trọng trong việc thiết lập các mục tiêu doanh thu, dự báo, tính toán tăng trưởng và đưa ra các quyết định chiến lược dài hạn. Do đó trong bài viết hôm nay, GoSELL sẽ hướng dẫn bạn cách tính doanh thu bán hàng đơn giản nhất nhé.
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng (Sales Revenue) là tổng các giá trị mà doanh nghiệp đạt được trong một kỳ kế toán hay một khoảng thời gian nhất định, thông qua các hoạt động kinh doanh như:
- Bán và cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Cho thuê tài sản.
- Lãi suất gửi tiền ngân hàng, đầu tư trái phiếu.
- Sang nhượng cửa hàng.
- Bán ngoại tệ.
- Đầu tư chứng khoán…
Phần doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp, là nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tái sản xuất và mở rộng thị trường. Hơn thế nữa, doanh thu bán hàng có thể xác định một doanh nghiệp có thỏa điều kiện cho các hợp đồng kinh tế hay khoản vay cụ thể hay không hoặc lĩnh vực nào của doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nhất.
Do đó, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, và bất kỳ ai tham gia vào việc đưa ra các quyết định tài chính nên tìm hiểu kỹ về điều kiện ghi nhận doanh thu cũng như cách tính doanh thu bán hàng như một thước đo kinh doanh.
Tham khảo thêm: Doanh số là gì? Sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu trong kinh doanh
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Để được ghi nhận doanh thu bán hàng, phía doanh nghiệp cần thỏa mãn những điều kiện dưới đây:
- Khoản doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng cho khách hàng
- Doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa.
- Quyền sở hữu và quyền kiểm soát với hàng hóa, sản phẩm đã được chuyển giao hoàn toàn cho người mua, doanh nghiệp không còn quyền hạn này.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo xác định được những chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Công thức tính doanh thu bán hàng đơn giản và chi tiết nhất
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được tạo ra sau khi thực hiện quá trình bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Với tổng doanh thu thường được tính theo công thức:
Tổng doanh thu = Sản lượng bán hàng x Giá bán
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là doanh thu thực của doanh nghiệp dùng để thực hiện việc tính toán cũng như đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Đây được xem là cơ sở để doanh nghiệp có thể tính được lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, từ đó xác định tình trạng lời lỗ trong kỳ.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp có thể được tính bằng công thức sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ sẽ bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá hàng hóa, sản phẩm cho khách mua với số lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Khoản tiền giảm trừ so với giá bán niêm yết của doanh nghiệp dành cho người mua hàng nhằm thu hút khách hàng hay sản phẩm,hàng hóa lỗi thời, kém chất lượng.
- Hàng bán bị trả lại: Giá trị lượng hàng bán đã được tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Với hai công thức trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán tổng doanh thu và doanh thu thuần để theo dõi, quản lý số lượng hàng hóa bán ra cũng như khấu trừ chi phí phát sinh trong kỳ.
Tham khảo thêm: Chiết khấu là gì? Lợi ích khi áp dụng chiết khấu trong kinh doanh
Công thức tính tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng
Bằng cách tính toán doanh thu bán hàng qua các kỳ kế toán hay các năm, doanh nghiệp có thể xác định được tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng như mức độ hoàn thành kế hoạch mà mình đã đặt ra từ trước. Cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu là mức chênh lệch doanh thu giữa năm n và năm (n-1).
Công thức tính:
Tốc độ tăng trưởng năm n = (Doanh thu năm n – Doanh thu năm n-1) : (Doanh thu năm n-1) x 100%
Trong trường hợp doanh thu năm (n-1) nhỏ hơn doanh thu năm n thì tốc độ tăng trưởng năm n sẽ mang dấu âm.
Ví dụ: Công ty A có doanh thu bán hàng trong năm 2020 là 100 tỷ đồng và năm 2021 là 120 tỷ đồng. Vậy tốc độ tăng trưởng năm 2021 của công ty A là:
Tốc độ tăng trưởng năm 2021 = (120 – 100) : 100 x 100% = 20%
Mức độ hoàn thành kế hoạch
Mức độ hoàn thành sẽ là chỉ số được sử dụng để đánh giá kết quả doanh thu thực tế so với kế hoạch đã đề ra.
Công thức tính:
Mức độ hoàn thành kế hoạch = (Doanh thu thực tế : Doanh thu kế hoạch) x 100%
Ví dụ: Công ty A đặt mục tiêu kế hoạch trong 3 năm (từ năm 2020 đến năm 2022) đạt doanh thu 280 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng trong năm 2020, 2021 lần lượt là 100 và 120 tỷ đồng. Vậy % mức độ hoàn thành kế hoạch mà công ty A đã đặt ra là:
Mức độ hoàn thành kế hoạch = ((100+120) : 280) x 100% = 78.6%
Như vậy, chỉ sau 2 năm, doanh nghiệp đã đạt gần 79% kế hoạch đã đề ra. Đây là con số chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Những lưu ý khi tính toán doanh thu bán hàng
Trên thực tế, trong quá trình tính toán doanh thu bán hàng, các doanh nghiệp thường mắc phải những sai lầm dẫn đến số liệu không chính xác và ra những thiệt hại nghiêm trọng. Chưa kể, đối với các doanh nghiệp tính toán doanh thu theo cách thủ công cũng có thể gây ra các vấn đề trong việc đảm bảo tính chính xác và đồng bộ từ nhiều nguồn thu khác nhau.
Bất kể một thay đổi nhỏ trong việc định giá sản phẩm và tính toán chi phí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Do đó, để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, việc ứng dụng một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện như GoSELL là hoàn toàn cần thiết.
Theo dõi doanh thu và quản lý bán hàng hiệu quả với nền tảng GoSELL
Các sản phẩm chính
GoSELL là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng đa kênh, kinh doanh OAO (online & offline). Được phát triển và cung cấp bởi công ty Mediastep Software Việt Nam, GoSELL luôn hướng tới mục tiêu là hỗ trợ tối ưu quá bán hàng đa kênh của doanh nghiệp với các sản phẩm ưu việt sau:
- GoWEB: Thiết kế website bán hàng đa kênh chỉ trong 10 phút giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng khi mua sắm Online.
- GoAPP: Tạo App bán hàng chuyên nghiệp trên iOS & Android với thương hiệu riêng.
- GoPOS: Cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa tiện ích giúp tối ưu quy trình bán hàng ngay tại quầy.
- GoLEAD: Tạo Landing Page hấp dẫn, thu hút, hỗ trợ thu thập thông tin và dữ liệu khách hàng nhanh chóng.
- GoSOCIAL: Liên kết nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo giúp tăng tốc bán hàng, và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.
Ngoài ra, GoSELL còn hỗ trợ hệ thống tổng đài ảo telesales, giúp kết nối chăm sóc khách hàng và xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp GoCALL.
Tính năng Phân tích báo cáo
Phân tích báo cáo giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định nhằm dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Cụ thể:
- Báo cáo doanh thu theo kênh bán hàng (Shopee, Lazada, GoMUA), theo nền tảng (Cửa hàng, Website, App bán hàng, mạng xã hội) hoặc theo từng chi nhánh.
- Dễ dàng theo dõi các chỉ số kế toán trên báo cáo (doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận gộp, tổng vốn, tổng đơn hàng, phí giao hàng, giá trị trung bình đơn hàng).
- Cho phép xem báo cáo doanh thu theo từng mốc khác nhau (hôm nay, hôm qua, 7 ngày qua, tháng này, năm này, khoảng thời gian tùy chọn…).
- Lọc báo cáo doanh thu theo trạng thái đơn hàng (mới, đã giao, đã hủy).
- Lọc báo cáo doanh thu theo phương thức thanh toán của đơn hàng (thanh toán khi nhận hàng, tiền mặt, VISA / ATM, chuyển khoản ngân hàng).
- Phân tích doanh thu, lợi nhuận theo từng khu vực cụ thể giúp ích cho các doanh nghiệp đang muốn mở rộng phát triển thị trường.
- Thống kê những sản phẩm bán chạy nhất theo từng thời điểm nhất định.
- Báo cáo doanh số bán hàng của từng nhân viên theo đơn hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc nhất.
Các tính năng khác
Bên cạnh tính năng Phân tích báo cáo, nền tảng GoSELL còn hàng loạt tính năng tiện ích khác giúp tối ưu hóa quy trình quản lý bán hàng như:
- Quản lý kho hàng: Theo dõi biến động tồn kho theo từng nhóm cụ thể như chủng loại, mẫu mã,… giúp hạn chế thất thoát hàng hóa và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Quản lý đơn hàng: Tạo và xử lý đơn hàng tự động, cập nhật tình trạng đơn hàng nhanh chóng, theo dõi chi tiết quá trình giao hàng và thanh toán.
- Quản lý nhà cung cấp: Theo dõi chi tiết danh sách đơn vị cung cấp hàng h theo tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng,…
- Quản lý nhân viên: Quản lý thông tin nhân viên, giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng của mỗi nhân viên.
- Quản lý khách hàng: Dễ dàng lưu trữ thông tin và phân nhóm khách hàng theo từng điều kiện, mục tiêu cụ thể.
Kết luận
Doanh thu bán hàng là một trong những số liệu có giá trị nhất để phân tích hiệu suất kinh doanh và dự báo tài chính của doanh nghiệp. Đây là lý do tại sao nó lại được đặt ở vị trí dòng đầu tiên trong bảng báo cáo thu nhập. Doanh thu bán hàng đóng vai trò là điểm tham chiếu tối ưu để dự đoán bất kỳ số liệu nào khác trên báo cáo thu nhập.
Suy cho cùng, điểm mấu chốt để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển là tạo ra lợi nhuận. Do đó, với tư cách là một nhà quản trị, bạn cần hiểu rõ về doanh thu bán hàng để đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. GoSELL hy vọng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình này.