Khô họng là triệu chứng vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của bạn, ngoài việc điều trị bằng thuốc ho thì bạn có thể áp dụng cách chữa khô họng tại nhà an toàn, đơn giản. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu thông tin về các cách trị khô họng tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên và lối sống lành mạnh giúp bạn trị khô họng an toàn.
1Cách chữa trị khô họng do dị ứng
Khi gặp các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài có thể là phấn hoa, lông vật nuôi, mạt bụi, thuốc hoặc thực phẩm… hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng một chất có tên là Histamine H1 gây ho, khô họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì, ngứa,…
Phương pháp cải thiện khô họng do dị ững
- Giữ vệ sinh không gian sống: Thường xuyên giặt chăn, ga trải giường, vỏ gối. Hút bụi thường xuyên ở thảm, các ngóc ngách và lau sàn nhà để giảm bụi. Bạn cũng có thể đặt một tấm phủ ngăn mạt bụi bám trên giường.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt: uống nước thường xuyên và đầy đủ. Tránh để vật nuôi vào phòng ngủ của bạn.
- Dùng thuốc giảm triệu chứng dị ứng: thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, chích ngừa dị ứng, thuốc nhỏ mắt dị ứng.
2Cách chữa trị khô họng do ngủ mở miệng
Một số người có thói quen ngủ mở miệng nên mỗi buổi sáng thức dậy sẽ có tình trạng khô miệng do không khí làm khô nước bọt. Nước bọt giúp trung hòa độ acid tạo pH kiềm và có thể giảm vi khuẩn nên khi ngủ mở miệng còn có thể gây ra hơi thở có mùi hôi, ngủ ngáy,…
Phương pháp cải thiện khô họng do ngủ mở miệng:
- Sử dụng băng dính thông mũi làm thông thoáng đường mũi giúp bạn dễ thở và ngủ ngon hơn.
- Sử dụng một thiết bị răng miệng giúp định vị lại hàm của bạn.
- Sử dụng thiết bị CPAP qua mũi để giữ cho không khí lưu thông vào đường thở được duy trì vào ban đêm giúp bạn có thể giảm khô miệng.
3Cách chữa trị khô họng do mất nước
Việc uống không đủ nước có thể khiến cơ thể bị mất nước và không sản xuất đủ nước bọt như bình thường để làm ẩm miệng và cổ họng của bạn gây ra khô miệng và khô cổ họng, bên cạnh đó bạn còn có thể mệt mỏi, chóng mặt.
Phương pháp cải thiện khô họng do mất nước
- Uống đủ nước cho cơ thể khỏe mạnh hoạt động trao đổi chất tốt hơn và giảm khô miệng.
- Bổ sung nước từ nước ép hoặc sinh tố của các loại trái cây, rau, quả,…
- Tránh các loại nước ngọt đóng chai, cà phê có chứa caffein có thể khiến cơ thể mất nhiều nước hơn.
4Cách chữa trị khô họng do cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra và có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy khô, ngứa, khó chịu, rát.
Phương pháp cải thiện khô họng do cảm lạnh
- Uống nước ấm hoặc trà nóng thay vì nước lạnh hoặc nước đá.
- Súc miệng hàng ngày bằng hỗn hợp nước ấm pha với muối .
- Sử dụng cụ vệ sinh mũi, dung dịch rửa mũi để giảm nghẹt mũi.
- Uống thêm nước để giữ cho miệng và cổ họng đủ độ ẩm.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí để hạn chế không khí bị khô.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Hapacol) hoặc ibuprofen (Ibuprofen STADA) để giảm đau họng và đau nhức cơ thể.
5Cách chữa trị khô họng do cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây ra bệnh cúm cũng khá giống cảm lạnh tuy nhiên triệu chứng cúm có thể nặng hơn so với cảm lạnh. Cảm cúm làm cổ họng đau rát, ngứa ngáy và khô họng.
Phương pháp cải thiện khô họng do cảm cúm
- Nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp các triệu chứng cảm cúm được cải thiện.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau họng và đau nhức cơ thể.
- Uống nước ấm.
6Cách chữa trị khô họng do axit trào ngược
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng khiến axit dạ dày trào ngược vào thực quản gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho khan và cổ họng đau rát.
Phương pháp cải thiện khô họng do axit trào ngược
- Các loại thuốc kháng acid dạ dày như Maalox, Mylanta và Rolaids.
- Các loại thuốc ức chế H2 như cimetidine và famotidine, để giảm sản xuất axit dạ dày.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) như lansoprazole, omeprazole.
- Duy trì cân nặng vì khi cân nặng tăng lên sẽ gây áp lực lên dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Hút thuốc có thể làm suy yếu van giữ axit trong dạ dày và làm tăng acid dịch vị.
- Hạn chế và tránh ăn và đồ uống như thức ăn cay, béo, rượu, caffein, sô cô la, bạc hà và tỏi làm tình trạng trào ngược nặng thêm.
- Nằm cao đầu 45 độ khi ngủ nhằm giảm trào ngược axit dạ dày.
7 Cách chữa trị khô họng do viêm họng hạt (viêm họng do liên cầu khuẩn)
Viêm họng hạt là một bệnh nhiễm trùng cổ họng do do liên cầu khuẩn gây ra điều này có thể làm xuất hiện các triệu chứng amidan đỏ và sưng, sưng hạch bạch huyết ở cổ và làm cổ họng khô, đau rát.
Phương pháp cải thiện khô họng do viêm họng hạt (viêm họng do liên cầu khuẩn)
- Sử dụng đủ liều lượng thuốc kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm loãng.
- Uống đủ nước nhằm giữ ẩm cho cổ họng.
8 Cách chữa trị khô họng do viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng hai khối mềm ở phía sau cổ họng (amidan) thủ phạm có thể do virus hoặc vi khuẩn làm xuất hiện các triệu chứng amidan đỏ và sưng, sưng hạch bạch huyết ở cổ, giọng khàn và làm cổ họng khô
Phương pháp cải thiện khô họng do viêm amidan
- Sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn để điều trị viêm amidan.
- Uống đủ nước để giữ cho miệng và cổ họng không bị khô.
- Súc miệng hàng ngày bằng hỗn hợp nước ấm pha với muối.
- Có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol,…
- Sử dụng máy làm ẩm không khí.
- Sử dụng viên ngậm giảm đau họng.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp các triệu chứng viêm amidan được cải thiện.
9 Cách chữa trị khô họng do tăng bạch cầu đơn nhân
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là bệnh do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra có thể lây từ người này sang người kia qua nước bọt và một trong những triệu chứng của bệnh sẽ làm cổ họng ngứa ngáy và khô họng.
Phương pháp cải thiện khô họng do tăng bạch cầu đơn nhân
- Nghỉ ngơi nhiều hơn giúp hệ miễn dịch phục hồi và khỏe mạnh hơn.
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
- Sử dụng viên ngậm giảm đau họng.
- Súc miệng nước muối loãng ấm mỗi ngày.
10Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các triệu chứng khô họng có thể điều trị tại nhà tuy nhiên nếu tình trạng khô họng của bạn kéo dài lâu khỏi hoặc xuất hiện các triệu chứng dưới đây bạn nên thăm khám ngay bác sĩ để điều trị kịp thời:
- Đau họng dữ dội khiến bạn khó khăn trong việc nhai nuốt.
- Khó thở hoặc thở khò khè.
- Kèm theo các dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
- Sốt cao.
Nơi khám chữa bệnh khô họng
- Để khám và chữa bệnh khô họng, bạn chỉ cần đến chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của bất kỳ bệnh viện nào để được bác sĩ tư vấn.
Bạn có thể tham khảo một số bệnh viện nổi tiếng trong điều trị các bệnh về Tai – Mũi – Họng như
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương (Khám tại khoa tai mũi họng), Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội (Khám tại khoa tai mũi họng), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Khám tại khoa tai mũi họng),…
Xem thêm
- Cách chữa đau họng nhanh và an toàn bạn cần biết
- 3 nguyên nhân đau họng thường gặp và cách phòng ngừa
- Viêm họng nên ăn gì? Các loại thực phẩm giúp bạn nhanh hết viêm họng.