Trước đây khi chưa có đồng hồ, người ta sử dụng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Ngày nay, cách tính giờ trên Trái Đất đã được hoàn thiện và được quy định. Nó đã tạo nên sự thống nhất trong việc tính thời gian. Vậy công thức tính giờ như thế nào? Trên bề mặt địa cầu có bao nhiêu múi giờ?
Bài viết nổi bật:
- Hệ mặt trời là gì, Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
- Sao chổi là gì? Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?
Bài viết dưới đây, kienthuctonghop.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính giờ. Và những sự thật thú vị về múi giờ trên Trái Đất cũng sẽ được bật mí ngay sau đây.
Cách tính giờ trên Trái Đất có gì đặc biệt? Công thức tính giờ
Tại sao ở đất nước này là 7h nhưng tại một quốc gia khác, cùng thời điểm đó đồng hồ lại đang chỉ 9h? Đó là do những vị trí khác nhau trên Trái Đất sẽ có múi giờ khác nhau. Vậy các múi giờ trên Trái Đất là những múi giờ nào, cách tính ra sao?
“Múi giờ là một vùng trên bề mặt địa cầu. Tại đây, người ta quy ước sử dụng 1 thời gian tiêu chuẩn (giờ địa phương). Các đồng hồ trong múi giờ sẽ chỉ 1 thời gian.”
Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu múi giờ tất cả?
Thực tế, vì Trái Đất hình cầu, lại quay từ Đông sang Tây nên thời gian cũng biến đổi từ Đông sang Tây. Tại một thời điểm xác định, có nơi đang là buổi sáng, có nơi trời đã chuyển đêm. Các thành phố nằm ở kinh tuyến khác nhau sẽ có múi giờ khác nhau.
24 đường kinh tuyến chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau. Mỗi kinh tuyến tương ứng với một múi giờ. Điều này giúp con người dễ dàng hơn khi tính toán thời gian chênh lệch giữa các quốc gia. Việc phân chia này là cơ sở chung, từ đó, các múi giờ cụ thể sẽ được phân chia theo thỏa ước địa phương nhằm thống nhất lãnh thổ 1 nước.
Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối với giờ UTC (giờ phối hợp quốc tế, xấp xỉ bằng giờ GMT). Tức là lấy tương đối so với giờ tại kinh tuyến 0 qua đài thiên văn Greenwich, Luân Đôn, Anh.
Theo lý thuyết, giờ GMT là giờ mặt trời. Nó được tính và thời điểm giữa trưa – mặt trời nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Do quỹ đạo của Trái Đất là hình elip gần tròn nên đã dẫn đến sự chênh lệch giờ trên Trái Đất.
Trái Đất tự quay quanh mình không đều vì chịu tác động của Mặt Trăng nên bị chậm dần. Do đó, sử dụng giờ GMT không còn đảm bảo được độ chính xác. Người ta thay GMT bằng UTC – giờ phối hợp quốc tế được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử bố trí quanh địa cầu. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa giờ UTC và GMT là không đáng kể.
Cách tính giờ trên Trái Đất như thế nào?
Ta có công thức tính giờ trên Trái Đất đó là: Tm = To + M
Trong công thức này, ta có:
- Tm là giờ múi
- To là giờ GMT
- M là số thứ tự của múi giờ
Khi biết giờ múi của kinh độ, người ta có thể xác định được giờ địa phương. Hoặc ngược lại, khi biết giờ địa phương sẽ tính được giờ múi. Công thức đó là: TM = Tm ± Dt. Trong đó Dt là khoảng chênh lệch thời gian của kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định giờ.
Sự chênh lệch giữa các múi giờ do cách tính giờ trên Trái Đất
Sự chênh lệch này là rất lớn. Vì các múi giờ còn cần phải được chia theo biên giới giữa các quốc gia. Sự chênh lệch này thể hiện rõ nhất ở các nước có chiều rộng lãnh thổ lớn nhưng lại sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ. Trung Quốc, Ấn Độ có diện tích rất lớn nhưng lại chỉ sử dụng một múi giờ trên cả nước.
Múi giờ nhỏ nhất
Tại biển Baltic có một hòn đảo nhỏ thuộc sở hữu của Thụy Điển và Phần Lan. Vì thuộc hai quốc gia khác nhau nên múi giờ của hòn đảo này cũng bị chia làm hai. Mặc dù có diện tích rất nhỏ nhưng hòn đảo sử dụng hai múi giờ theo ranh giới quốc gia mà nó thuộc về.
Quần đảo Hawaii không đổi giờ cho “dễ nhớ”
Vào mùa đông, quần đảo Hawaii có giờ trùng với Alaska dù có thời tiết hoàn toàn trái ngược nhau. Một số vùng thuộc Mỹ cũng không đổi giờ mặc dù nằm trên nhiều kinh độ khác nhau.
Pháp là nước có nhiều múi giờ nhất trong cách tính giờ trên Trái Đất
Trên thực tế, Pháp chỉ sử dụng múi giờ UTC + 1 và UTC + 2. Tuy nhiên vào bất cứ thời điểm nào thì toàn bộ nước Pháp, các tỉnh, lãnh thổ hải ngoại sẽ trải qua 12 múi giờ khác nhau. Nguyên nhân bởi vì các tỉnh, lãnh thổ mà Pháp quản lý có thể nằm ngoài ranh giới châu Âu và rải rác ở nhiều nơi trên Thế giới.
Lãnh thổ Pháp trải từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Mỹ đến châu Phi. Vì chúng thuộc rất nhiều kinh độ khác nhau nên sẽ có múi giờ khác nhau. Vì thế, cho dù không phải quốc gia rộng nhất Thế giới, Pháp vẫn có số múi giờ nhiều nhất.
Tổng thống Putin xóa một số múi giờ trên lãnh thổ nước Nga
Nga là quốc gia rộng lớn nhất Thế giới và có 11 múi giờ (theo 11 kinh độ trên lãnh thổ nước này). Tuy nhiên, thực tế chỉ có 9 múi giờ. Tổng thống Putin đã đồng ý với quyết định thống nhất múi giờ tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nga.
Theo đó, vào 2h ngày 28/3/2010 hầu hết lãnh thổ nước Nga sẽ vặn đồng hồ thêm 1 giờ. Điều này nhằm tăng sự thống nhất các vùng trong đất nước với thủ đô Moscow. Năm 2020, vùng Crimea tăng thêm 2 giờ vào ngày 30/3 để đồng bộ với thủ đô Nga.
Nơi đầu tiên và cuối cùng đón năm mới
Người ta vẫn cho rằng Sydney (Australia) là nơi đầu tiên đón năm mới. Nhưng sự thật, Tonga (trên Thái Bình Dương) và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati là những nơi đón năm mới sớm nhất trên toàn thế giới.
Khi tất cả các nước trên Thế giới đã đón giao thừa thì thành phố Honolulu (thuộc Hawaii, Mỹ) mới thực sự bước qua giao thừa.
Việt Nam thuộc múi giờ số mấy?
Việt Nam thuộc múi giờ số 7 (GMT+7), cùng với Thái Lan, Lào, Campuchia. Theo đó, những nơi đón giao thừa sớm nhất trên thế giới sẽ đón giao thừa trước 7 giờ so với Việt Nam. Honolulu đón năm mới vào khoảng 17h ngày 01/01 tại nước ta.
Cạnh nhau nhưng chênh nhau 24 giờ?
Đó là Samoa (phần lãnh thổ Mỹ tại Thái Bình Dương) và quần đảo Lines. Hai nơi chỉ cách nhau 2000km nhưng chênh nhau đến 24 giờ.
Một số nước cộng giờ lẻ đến phút so với cách tính giờ trên Trái Đất
Thông thường, khi tính múi giờ, người ta sẽ cộng vào giờ GMT/UTC một số chẵn như GMT+2. Tuy nhiên, ở một số nơi việc cộng giờ lẻ đến phút lại được áp dụng:
- Iran: GMT+03:30, GMT+04:30 (vào mùa hè)
- Afghanistan: GMT+04:30
- Sri Lanka: GMT+05:30
- Canada: GMT-03:30, GMT-04:30 (vào mùa hè)
- Tây Úc: GMT+08:45
- Nepal: GMT+12:45
- Chatham (New Zealand): GMT+05:45
Nhờ có cách tính giờ trên Trái Đất mà cuộc sống hiện đại trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng tính toán giờ tại các vị trí khác nhau trên bề mặt địa cầu. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cần thiết cho bạn khi tìm hiểu về múi giờ, cách tính giờ. Đừng quên tiếp tục theo dõi kênh kienthuctonghop.vn để biết thêm thông tin hữu ích nhé!
Bài viết liên quan khác:
- Mặt trăng là gì, mặt trăng mọc hướng nào?
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng và các hành tinh khác
- Khối lượng của Trái Đất và những sự thật về nó có thể bạn chưa biết
Nguồn: Kiến thức tổng hợp