Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
A. Lý thuyết
1. Khối lượng riêng
– Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
2. Công thức tính khối lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật (m3)
D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)
Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).
1 g/cm3 = 1000 kg/m3
3. Trọng lượng riêng
– Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
– Hay nói cách khác là: Trọng lượng của 1m3 của một chất được gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
4. Công thức tính trọng lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
P là trọng lượng của vật (N)
V là thể tích của vật (m3)
d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)
5. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
Ta có:
B. Trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Bài 2: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
A. D = 10d B. d = 10D
C. D. D + d = 10
Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Bài 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Bài 5: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.
A. Khối lượng riêng của vật càng tăng
B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.
C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.
D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.
Bài 6: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối
A. Nhôm B. Sắt C. Chì D. Đá
Bài 7: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,69 B. 2,9 C. 1,38 D. 3,2
Bài 8: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,264 N/m3 B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3 D. 1264 N/m3