Nhiều doanh nghiệp trong và cả ngoài nhà nước hiện nay sử dụng hệ số lương làm căn cứ để tính lương cơ bản; xây dựng thang lương, bảng lương cho đơn vị mình.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Hệ số lương là gì?
Hệ số lương ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số lương được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Hệ số lương của cán bộ công chức nhà nước, của lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các cán bộ làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ở các nhóm khác nhau thì khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau. Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng.
Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch về ngạch lương, bậc lương của người lao động dựa trên yếu tố về bằng cấp, trình độ, cấp bậc. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc cũng có thể là căn cứ tính lương cơ bản, chế độ phụ cấp cho nhân viên trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào chức vụ – ngành nghề và lĩnh vực. Khi chỉ số này càng cao thì chứng tỏ người lao động ở bậc lương cao và giữ vị trí quan trong cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ số hệ số lương sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hệ số lương trong tiếng Anh có nghĩa là “coefficients salary” thể hiện sự chênh lệch về mức tiền lương nhận được đối với mức lương theo ngạch và theo bậc lương cơ bản – “basic pay”. Hệ số lương là bao gồm tiền lương cơ bản, lương làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó.
Hệ số lương là một trong những yếu tố lương cơ bản của thang lương và bảng lương, đó là cơ sở để các doanh nghiệp, các cơ quan trả lương và tính toán các chế độ Bảo hiểm xã hội, lương làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ xin nghỉ phép, … để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Đối với các đơn vị kinh doanh tư nhân thì người sử dụng lao động cũng có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp với những yêu cầu mà doanh nghiệp, đơn vị đó đề ra, đảm bảo những lợi ích giữa hai bên (doanh nghiệp và người lao động) và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cách tính lương công chức viên chức? Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?
2. Hệ số lương cơ bản:
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Lương cơ bản (hay còn gọi là lương cơ sở) là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ bản. Theo thời gian, lương cơ bản của người lao động sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.
Lương cơ sở là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương; mức phụ cấp. Và được thực hiện những chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước.
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương.
Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.
Hệ số lương cơ bản chính là hệ số nhằm mục đích cải thiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương và mức lương tối thiểu của vùng.
Hệ số lương là một trong những yếu tố lương cơ bản của thang lương và bảng lương. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan trả lương và tính toán chế độ bảo hiểm xã hội, làm thêm giờ, lương tăng ca, các chế độ nghỉ phép… nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Đối với các đơn vị kinh doanh tư nhân thì người sử dụng lao động có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp nhất với những yêu cầu mà doanh nghiệp, đơn vị đó đề ra, đảm bảo những lợi ích giữa đôi bên và tuân thủ đúng với quy định của pháp luật.
Xem thêm: Luật sư tư vấn cách tính lương hưu trực tuyến miễn phí
3. Cách tính lương theo hệ số:
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện tại được áp dụng như sau:
- Vùng I: 4.420.000 đồng/ tháng
- Vùng II: 3.920.000 đồng/ tháng
- Vùng III: 3.430.000 đồng/ tháng
- Vùng IV: 3.070.000 đồng/ tháng
Mức lương mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động trong điều kiện bình thường, nhân viên làm đủ số giờ trong tháng và hoàn thành định mức lao động hay trách nhiệm công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
- Lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động chưa qua đào tạo đơn giản.
- Lương cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động đã qua đào tạo.
Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Chủ doanh nghiệp dựa vào hệ số lương để tạo thang bảng lương cho mỗi người lao động, cũng như tính toán bảo hiểm xã hội, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép… Hệ số lương của tất cả doanh nghiệp được thống nhất tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu cụ thể các quy định về xây dựng thang bảng lương, chuyển lương, phụ cấp cho người lao động thuộc công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
a) Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
- Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
- Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.
Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Căn cứ vào Điều 3, Thông tư số 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và hội thì cách tính mức lương như sau:
b) Cách tính mức lương theo hệ số lương 2019 áp dụng từ ngày 01/07/2019 được tính theo công thức sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14, mức lương cơ sở sẽ thay đổi như sau:
+ Từ 01/01/2020 đến 30/6/2020: mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
+ Từ 01/7/2020 đến 31/12/2020: mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, để khắc phục tác động của dịch Covid-19, Quốc hội ra Nghị quyết 122/2020/QH14 về việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020. Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức vẫn ở mức 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy đến thời điểm hiện tại mức lương của người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan cơ yếu đã có sự thay đổi tích cực có chiều hướng tăng. Dự kiến tới năm 2020 mức lương cơ sở tiếp tục tăng để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống của người lao động.
Lưu ý
- Các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức sẽ có những hệ số lương khác nhau
- Cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.
Ngoài mức lương chính, các cán bộ, công nhân viên còn được hưởng thêm phần lương phụ cấp căn cứ vào chức vụ, công việc, thâm niên… của từng đối tượng cụ thể và từng trường hợp mà mức lương phụ cấp sẽ được tính khác nhau.
Các loại phụ cấp
Hiện nay công chức cán bộ được hưởng một số loại phụ cấp như: phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức năng lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt và các loại phụ cấp khác. Mức phụ cấp cho cán bộ, công chức được xác định như sau:
*Với các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở:
Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
*Với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung:
Mức phụ cấp = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt) khung x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Phụ cấp thâm niên vượt khung là loại phụ cấp áp dụng cho cán bộ công chức đã đạt bậc lương cao nhất nhưng vẫn làm việc tại cơ quan, đơn vị. Cách tính phụ cấp này như sau:
– Với cán bộ, công chức đang áp dụng mức lương theo ngạch từ A0 đến A13 và đang đảm nhiệm các chức danh trong ngành Tòa án và Kiểm sát thì:
+ Ba năm đầu vượt khung bằng mức lương hiện hưởng nhân với 5%.
+ Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm cộng thêm 1% .
– Với cán bộ, công chức đang áp dụng mức lương theo ngạch B, ngạch C, nhân viên thừa hành, phục vụ thì:
+ Hai năm đầu vượt khung bằng mức lương hiện hưởng nhân với 5%.
+ Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm cộng thêm 1%.
– Với cán bộ, công chức bị cơ quan xét không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đang chấp hành quyết định xử lý kỷ luật dưới các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian hưởng phụ cấp này kéo dài thêm 6 tháng. Lưu ý: với cán bộ, công chức bị giáng chức hoặc cách chức thì thời gian hưởng phụ cấp này kéo dài thêm 12 tháng.
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Loại phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng kiêm nhiệm nhiều chức danh hoặc cho đối tượng đang đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo của cơ quan.
Phụ cấp khu vực
Loại phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức đang làm việc tại các đơn vị, địa bàn vùng sâu vùng xa và điều kiện sống khó khăn.
Phụ cấp đặc biệt
Phụ cấp này áp dụng cho các đối tượng là cán bộ, công chức nằm trong các khu vực có điều kiên khó khăn và các đối tượng này làm việc ở các vùng hải đảo, biên giới.
Các loại phụ cấp khác
Ngoài ra còn có một số loại phụ cấp như:
– Phụ cấp thu hút.
– Phụ cấp lưu động.
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Xem thêm: Giải quyết mối quan hệ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn
4. Những cách trả lương thường dùng hiện nay:
a/ Theo thời gian
Trường hợp 1: Tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng.
Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định]* Số ngày làm việc thực tế.
Trong đó:
Số ngày đi làm theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ.
Trường hợp 2: Đó là chọn một con số ngày công tiêu chuẩn cố định để chia (Thường là 26 ngày)
Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp)]/ 26]* Số ngày làm việc thực tế.
b/ Theo sản phẩm
Tiền lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm hoàn thành.
c/ Theo lương khoán
Dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể theo thời gian, hay đơn vị sản phẩm, doanh thu…
Lương khoán = Mức lương khoán * Tỷ lệ hoàn thành công việc.
Kết luận: Mức lương cơ bản phải là mức lương thấp nhất mà nhà nước ban hành, buộc các doanh nghiệp phải áp dụng đối với người lao động. Doanh nghiệp có thể thưởng hoặc tăng thêm lương cơ bản cho người lao động nếu họ làm việc tốt hoặc có những chế độ đãi ngộ nhiều hơn thì không nằm trong phạm vi của Nhà Nước và Pháp luật.