Công thức tính nồng độ dung dịch – Luật Hoàng Phi

Trong nội dung bài học của môn Hóa học lớp 8 có một nội dung vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ là kiến thức của lớp 8 mà còn có liên quan đến các lớp cao hơn đó chính là nồng độ cung dịch. Công thức tính nồng độ dung dịch như thế nào?

Nồng độ dung dịch là gì?

– Nồng độ dung dịch là khái niệm cho biết lượng chất tan trong một lượng dung dịch nhất định, nồng độ có thể tăng bằng cách giảm lượng dung môi hoặc thêm chất tan vào dung dịch và ngược lại, có thê giảm nồng độ bằng cách giảm lượng chất tan hoặc tăng thêm dung môi.

– Phân loại dung dịch, có nhiều loại dung dịch khác nhau, bao gồm:

+ Nồng độ phần trăm ( kí hiệu C%);

+ Nồng độ % theo thể tích;

+ Nồng độ mol;

+ Nồng độ molan (Cm);

+ Nồng độ phần mol và nồng độ đương lượng.

– Dung dịch gọi là bão hòa khi dung dịch đó không thể hòa tan thêm chất tan, đó là lúc dung dịch có nồng độ cao nhất. Công thức tính nồng độ dung dịch?

Công thức tính nồng độ dung dịch

Công thức tính nồng độ dung dịch gồm công thức tính nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ mol.

– Công thức tính nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Rất hay:  7 biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất hiện nay

– Công thức tính nồng độ phần trăm của một chất

C% = mct / mdd x 100%

Mdd= d . V = mct + mdm

Trong đó:

C%: Nồng độ phần trăm

mct:Khối lượng chất tan

mdd: Khối lượng chất tan

mdm: Khối lượng dung môi

d: Khối lượng riêngcủa dung dịch (g/ml)

Cách sử dụng công thức tính nồng độ phần trăm

Đối với hóa học thì có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau, có bài yêu cầu tính số mol, khối lượng, hay đơn giản là xác định công thức hóa học của từng chất,… Nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ phần trăm (C%) các chất có trong dung dịch sau phản ứng thì chúng ta cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: xác định số chất có trong dung dịch (đặc biệt quan tâm đến số dư của các chất tham gia phản ứng)

Bước 2: xác định khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức:

mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí

Bước 3: Tìm khối lượng chất tan cần xác đinh

Bước 4: Tính C% theo công thức tính nồng độ phần trăm

Một số điều cần lưu ý để có thể tính được nồng độ phần trăm của dung dịch một cách chính xác nhất:

+ Đọc kỹ thông tin, xác định chuẩn những thành phần đã cho và thành phần cần tính toán.

Rất hay:  Chữ Ký Bắt Đầu Bằng Chữ T, Th ❤ Những Mẫu Đẹp Nhất

+ Nhớ chính xác các công thức để áp dụng cho phù hợp, tránh nhớ nhầm lẫn mà áp dụng sai.

+ Khi tính toán cần thật cẩn thận, kiểm tra kỹ để đưa ra kết quả đúng nhất.

– Công thức tính nồng độ mol

Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan ở trong một lít dung dung dịch. Nó có từ viết tắt là CM. Chúng ta có công thức tính nồng độ mol của dung dịch như sau:

CM = nct / Vdd (mol/l)

Trong đó:

CM: Nồng độ mol (mol/l)

nct:Số mol của chất tan

Vdd: Khối lượng chất tan (đổi sang đơn vị lít)

Công thức này vô cùng quan trọng vì trong hầu hết các bài toán đều có phần tính toán này. Nếu trong trường hợp V trong đề bài chưa về lít thì phải đổi về lít.

Một số bài tập tính nồng độ dung dịch

Công thức tính nồng độ dung dịch có vai trò rất quan trọng và cần phải nắm được để vận dụng vào việc giải bài tập.

Bài tập 1: Tính nồng độ mol của dung dịch khi hòa tan 3,4 g KMnO4 trong 5,2l nước.

Hướng dẫn giải:

Số mol của KMnO4 (n) = mct / M = 3,4158 = 0,0215 mol.

Từ đó, xác định được nồng độ mol của dung dịch là:

CM = 0,0215 / 5,2 = 0,004 (mol/l)

Bài tập 2: Tính nồng độ mol của dung dịch có chứa 0,75 mol Natri Clorua trong 4,2l dung dịch?

Hướng dẫn giải:

Rất hay:  Bỏ túi 6 cách chụp màn hình Samsung A12 chỉ với 3 LẦN CHẠM

Ta có số mol chất tan là 0,75 mol và thể tích dung dịch là 4,2l. Từ đó, xác định được nồng độ mol của dung dịch là:

CM = 0,75 / 4,2 = 0,179 (mol/l)

Bài tập 3: Tính nồng độ mol của một dung dịch chứa 1,2 mol Canxi Clorua trong 2905ml nước.

Hướng dẫn giải:

Ta có 2905ml = 2,905l. Nồng độ mol của dung dịch sẽ là:

CM = 1,2 / 2,905 =0,413 mol/l

Như vậy để tính nồng độ mol của dung dịch, bạn cần xác định chính xác về số mol chất tan có trong dung dịch, cũng như thể tích của dung dịch đó.

Bài tập 4: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Hướng dẫn giải:

Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm = 10 + 40 = 50 gam

Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%= x 100% = x 100%= 20 %.

Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của đường là 20%