Làm thế nào để tránh đắng miệng? Những lời khuyên từ chuyên gia

Bị đắng miệng là hiện tượng vị giác thay đổi gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống cũng như sinh hoạt thường nhật của bất kỳ ai. Tình trạng đó dễ khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng. Thế nhưng chỉ cần bạn biết cách chăm sóc và thay đổi chế độ ăn uống tại nhà sẽ giúp khắc phục một cách hiệu quả.

1. Điều gì gây ra đắng miệng khi ăn uống?

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) chia sẻ, đắng miệng khi ăn uống là một hiện tượng vị giác phổ biến, có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng miệng đắng kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như tổn thương thần kinh, vấn đề nha khoa hoặc bệnh trào ngược dạ dày.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đắng miệng mỗi khi ăn uống mà nhiều người đã gặp phải.

  • Thức ăn và đồ uống có vị đắng tự nhiên: Cà phê, trà đen, mướp đắng… đều là những thực phẩm có vị đắng tự nhiên và khi dùng chúng bạn sẽ cảm nhận được hương vị đó.
  • Sử dụng quá nhiều đường hoặc muối trong chế biến thức ăn: Khi chế biến thức ăn, việc sử dụng quá nhiều đường hoặc muối có thể gây ra cảm giác đắng miệng khi ăn uống.
  • Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khi mang thai nên sẽ dẫn tới những rối loạn trong hệ thống tiêu hóa gây chán ăn, khó tiêu và đắng miệng.
  • Uống thuốc bị đắng miệng: Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau hoặc thuốc trị bệnh tim có thể gây ra cảm giác đắng miệng.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm, gây ra cảm giác đắng miệng sau khi ăn uống.
  • Khô miệng: Nếu khoang miệng bị khô, tuyến nước bọt không hoạt động tốt khiến độ ẩm trong miệng bị giảm xuống sẽ gây ra tình trạng đắng miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Có một sự thật là nếu như bạn chải răng không kỹ, súc miệng một cách qua loa thì sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác của mình khi ăn uống ngay sau đó. Cụ thể bạn sẽ thấy thức ăn có vị đắng hoặc khi nuốt nước bọt xuống họng cũng thấy đắng miệng.

2. Những căn bệnh liên quan đến đắng miệng khi ăn uống

Bị đắng miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý miệng và cả bệnh lý toàn thân. Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga từ Nha Khoa Paris Bà Triệu giải thích rằng bị đắng miệng có thể do các nguyên nhân sau đây:

– Giảm tiết nước bọt hoặc viêm tuyến nước bọt.- Hội chứng miệng bỏng rát.- Nấm miệng, viêm lưỡi.- Bệnh về răng nướu.- Bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).- Các bệnh viêm đường hô hấp trên.- Điều trị bệnh ung thư.

2.1. Các bệnh miệng

Đầu tiên là các nhóm bệnh về miệng như giảm tiết nước bọt, viêm tuyến nước bọt, nấm miệng, viêm lưỡi hoặc các bệnh về răng nướu sẽ có nguy cơ cao nhất dẫn tới chứng miệng bị đắng.

2.1.1. Giảm tiết nước bọt hoặc viêm tuyến nước bọt

Giảm tiết nước bọt hoặc viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt không sản xuất đủ lượng nước bọt cần thiết để giữ ẩm miệng, dẫn đến cảm giác khô miệng, khó nuốt và đắng miệng.

Tuyến nước bọt là những cơ quan nhỏ nằm xung quanh trong khoang miệng và có nhiệm vụ sản xuất nước bọt. Cùng với đó, một chất lỏng giàu protein có chức năng giúp cho việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn và ngăn ngừa việc bị mất chất khoáng trong răng.

Nguyên nhân của giảm tiết nước bọt hoặc viêm tuyến nước bọt có thể do một số yếu tố như tuổi tác, sử dụng thuốc, xơ gan, viêm khớp, tiểu đường, bị thương hoặc chấn thương vùng đầu và cổ.

2.1.2. Hội chứng miệng bỏng rát

Hội chứng bỏng rát miệng là một tình trạng mãn tính gây đau rát trong miệng, đặc biệt là trên lưỡi mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đây là một trong những vấn đề thường gặp trong nha khoa và có thể gây khó chịu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, không có phương pháp chẩn đoán cụ thể cho hội chứng trên và việc điều trị thường khó khăn.

Triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát có thể bao gồm vùng loét màu trắng hoặc đỏ, đau rát, đắng miệng hoặc khó chịu ở miệng, cảm giác nóng hoặc châm chích và vùng bỏng nặng có thể làm cho niêm mạc miệng bong tróc.

Để giảm triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như: ăn các loại thực phẩm mềm và không cay; tránh các chất kích thích như rượu, thuốc lá và nước cốt chanh; sử dụng nước muối sinh lý để rửa miệng; tránh các hoạt động gây căng thẳng như ăn quá nóng. Nếu triệu chứng không giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Rất hay:  Tải Minecraft PC Miễn Phí Cho Máy Tính Windows, Mac, Linux

2.1.3. Nấm miệng, viêm lưỡi

Nấm miệng hay còn được gọi là viêm niêm mạc miệng do nấm là một bệnh lý miệng phổ biến, do sự tấn công của vi khuẩn hoặc nấm. Nấm miệng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc khi đang sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh hay thuốc chống ung thư.

Triệu chứng của nấm miệng bao gồm vùng loét màu trắng hoặc vàng trên môi, vòm miệng hoặc lưỡi và có thể gây ra một cảm giác khó chịu cũng như làm thay đổi vị giác.

Viêm lưỡi là một tình trạng miệng khá phổ biến và thường được gây ra bởi tác nhân ngoại lai hoặc do một số tình trạng bệnh lý khác. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên bề mặt lưỡi và có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Triệu chứng của viêm lưỡi có thể bao gồm đau rát, khó chịu và một số bệnh nhân có thể cảm thấy nhạy cảm với đồ uống, thực phẩm.

2.1.4. Bệnh về răng nướu

Một số bệnh lý về răng nướu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng miệng bị đắng mà không ít người đã gặp phải.

Viêm nướu: Viêm nướu là một bệnh lý răng miệng phổ biến và gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trên bề mặt răng và nướu. Triệu chứng của viêm nướu bao gồm sưng, đau và chảy máu nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến hư hỏng răng, gây ra mùi hôi miệng và đắng miệng.

Bệnh lợi đỏ: Bệnh lợi đỏ là một bệnh lý viêm nhiễm ở vùng lợi. Triệu chứng của bệnh lợi đỏ bao gồm sưng, đau và chảy máu nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lợi đỏ có thể gây ra hư hỏng răng và tình trạng đắng miệng.

Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý viêm nhiễm ở các tổ chức x, một mô mềm bao quanh răng. Triệu chứng của viêm nha chu bao gồm đắng miệng, đau và sưng ở vùng lợi, răng . Nếu không được điều trị sơm, nó có thể gây ra tình trạng mất răng.

Nhiễm trùng răng: Nếu răng bị thủng hoặc bị hư hỏng, vi khuẩn có thể lây lan vào phần dưới răng và gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng răng có thể gây đau răng, sưng, áp xe chân răng và cũng có thể gây ra vị đắng miệng trong miệng.

2.2. Các bệnh lý toàn thân

Không chỉ các bệnh lý răng miệng mà một số bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh viêm đường hô hấp trên, dây thần kinh bị tổn thương hoặc ung thư cũng là nguyên nhân khiến miệng của chúng ta bị đắng.

2.2.1. Bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, trong đó axit và các chất lỏng khác từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau nửa trên của cơ thể, chua nóng, đắng miệng và khó tiêu.

Thường xuyên trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra viêm loét thực quản, viêm họng, viêm xoang và những vấn đề khác về sức khỏe tổng thể.

GERD thường được chẩn đoán thông qua dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp với kết quả của các xét nghiệm như siêu âm, thử nghiệm dịch vị và thực quản.

Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm acid, thay đổi lối sống và ăn uống. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần phải thực hiện phẫu thuật.

2.2.2. Các bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên sẽ bao gồm rất nhiều bệnh lý khác nhau như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa và viêm thanh quản. Đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và người bị bệnh bạch cầu.

Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên bao gồm sự tổn thương của khoang mũi hoặc đường dẫn khí, việc không thường xuyên rửa tay và tiếp xúc với các khu vực công cộng đông người.

Các bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ gây ra viêm và sưng tấy ở các cơ quan hô hấp ở vùng trên, dẫn đến cảm giác đau và khó chịu. Khi dịch tiết bị chảy ngược vào miệng, cảm giác đắng miệng có thể xuất hiện như một triệu chứng bệnh lý điển hình. Các triệu chứng khác bao gồm sổ mũi, đau họng, ho, khó thở và mệt mỏi.

2.2.3. Dây thần kinh bị tổn thương

Tương tự như những giác quan khác trên cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với hệ thống dây thần kinh của não bộ. Vậy nên, tổn thương dây thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thay đổi vị giác khiến rối loạn vị giác cũng như đắng miệng.

Các nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh có thể là do chấn thương, nhiễm trùng, viêm nhiêm, bệnh lý tự miễn dịch, bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, các bệnh lý ung thư hoặc do sử dụng thuốc một cách không đúng cách.

Rất hay:  8+ App xóa người (xóa vật thể thừa) trong ảnh tốt nhất 2023

Các triệu chứng của dây thần kinh bị tổn thương có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, có thể bao gồm cảm giác đau, tê liệt, suy giảm cảm giác và sự bất thường của các giác quan.

2.2.4. Điều trị bệnh ung thư

Điều trị bệnh ung thư thường bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ lan truyền của nó.

Một số phương pháp điều trị chính bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị bằng tia laser và liệu pháp tiếp cận tế bào. Điều trị bệnh ung thư phần lớn đều tập trung vào việc tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời ngăn chặn chúng phát triển hoặc lan rộng sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị trên thông thường sẽ gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có thể bao gồm cảm giác bị đắng miệng.

Để giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh miệng như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và dùng nước muối sinh lý để giúp giảm cảm giác khó chịu.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ quy trình điều trị được chỉ định bởi bác sĩ và đến các buổi kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng việc điều trị đang diễn ra hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Những câu hỏi liên quan đến triệu chứng đắng miệng

Xoay quanh chủ đề miệng bị đắng ắt hẳn vẫn còn rất nhiều câu hỏi khiến chúng ta băn khoăn như đây là triệu chứng của bệnh gì? Ngủ dậy bị đắng miệng là bệnh gì? Hay ăn gì cũng thấy đắng miệng phải làm thế nào?

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn cho bạn về các vấn đề trên.

3.1. Đắng miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Như đã chia sẻ ngay ở phần đầu tiên, vị giác là một cơ quan phức tạp và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nên, nếu miệng của bạn bị đắng và nhất là khi tình trạng đó lại kéo dài thì rất có thể sẽ là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau.

  • Rối loạn tiêu hóa: Viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm gan, bệnh lý về đường mật, nang mật, ung thư mật…
  • Rối loạn đường tiết niệu: Bệnh thận, sỏi bàng quang, viêm bàng quang…
  • Rối loạn về hô hấp: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản..
  • Rối loạn thần kinh: Đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn giấc ngủ…

Các bệnh lý khác như bệnh tự miễn dịch, bệnh tim mạch, viêm khớp… Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây đắng miệng, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.

3.2. Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?

Đắng miệng khi ngủ dậy có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Các nguyên nhân có thể bao gồm dịch mật ở ruột non trào ngược lên dạ dày và thực quản, rối loạn van môn vị, bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.

Ngoài ra, đắng miệng và khô miệng sau khi ngủ dậy còn là tình trạng rất thường gặp ở những người có thói quen ngủ há miệng hoặc ngủ ngáy.

Trong trường hợp đó, thực chất đây chỉ là một dạng triệu chứng do khoang miệng bị khô tạo ra vị đắng khó chịu. Cảm giác đắng miệng sẽ đọng lại trên lưỡi và thường kéo dài lâu tan, gây khó chịu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, mất ngủ, sụt cân… thì bạn cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi lúc bấy giờ, đây lại là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của cơ thể đang gặp vấn đề.

3.3. Ăn cái gì cũng thấy đắng miệng phải làm thế nào?

Để chấm dứt tình trạng đắng miệng khi ăn uống cũng như ăn gì cũng thấy đắng miệng, không chỉ cần biết được nguyên nhân gây ra mà còn cần phải áp dụng biện pháp phù hợp.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, hãy theo dõi sức khỏe và tìm đến bác sĩ để được tư vấn cũng như chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chỉ có bằng cách đưa ra các biện pháp cụ thể và hiệu quả, bạn mới có thể giải quyết triệt để vấn đề đắng miệng khi ăn uống.

Để giảm cảm giác đắng miệng khi ăn, bạn có thể thử một số cách sau:

  • Uống nhiều nước để giảm cảm giác khô miệng và giúp loại bỏ các chất kích thích trong miệng.
  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo như rau xanh và trái cây tươi, thay vì các loại thực phẩm nhiều đường và chất béo.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh ăn quá no hoặc ăn quá nhiều vào buổi tối.

4. Cách chăm sóc miệng khi miệng bị đắng

Cho dù bạn bị đắng miệng do nguyên nhân gì thì việc chăm sóc đúng cách vẫn là điều cần thiết. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi bị đắng miệng sẽ giúp cải thiện tình trạng một cách hiệu quả. Hơn thế, trong phương pháp trị miệng đắng hiệu quả thì đây cũng là cách được đề cập đến rất nhiều.

Rất hay:  Công thức Rubik 3x3 cho người mới bắt đầu chi tiết từ A - Z

+ Vệ sinh răng miệng khoa học: Nên đánh răng kỹ ít nhất 2 lần/ngày. Súc miệng với các sản phẩm không chứa cồn hoặc nước muối sinh lý sau khi đánh răng. Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn uống để làm sạch từng kẽ răng là những bước cơ bản trong chu trình vệ sinh răng miệng hằng ngày mà bạn không nên bỏ qua.

+ Lấy cao răng thường xuyên: Cao răng, mảng bám là những nơi cư trú của vi khuẩn gây hàng loạt bệnh lý răng miệng. Vì vậy, để tránh tình trạng đắng miệng do các bệnh nha chu, sâu răng, viêm lợi… bạn hãy đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

+ Kiểm soát chế độ ăn uống tốt: Không để mình đói quá mức hoặc quá no làm dạ dày tiết nhiều dịch axit, làm tổn thương dạ dày, mật, gan… khiến bạn bị đắng miệng.

+ Những thực phẩm không nên ăn khi miệng bị đắng:

  • Không nên ăn các đồ ăn quá cay, quá nóng hay thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi sẽ tăng hoạt động trào ngược dạ dày, dịch mật gây đắng miệng.
  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, gây khô miệng, nấm miệng.
  • Hạn chế các loại nước có ga, nhiều axit để phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày.
  • Đắng miệng khi đang mang thai cần phải hạn chế những thực phẩm có mùi khó chịu dễ gây buồn nôn.
  • Không ăn những món chứa nhiều đường, protein hoặc để lại vụn khiến vi khuẩn gây hại trong răng miệng phát triển nhanh chóng.

+ Sử dụng thuốc đúng cách: Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc để điều trị bệnh lý, đặc biệt nên đọc kỹ tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với các những người dị ứng với thành phần của thuốc. Cách khắc phục tình trạng đắng miệng sau khi uống thuốc rất đơn giản là chỉ cần uống thật nhiều nước lọc hoặc ăn đồ ngọt sau đó, súc miệng lại sẽ cải thiện được tình trạng trên.

+ Uống nhiều nước lọc: Để tránh bị khô miệng gây ra đắng miệng thì bạn cần uống mỗi ngày 2 lít nước.

5. Các yếu tố khác có thể gây đắng miệng

Ngoài các yếu tố về cách chăm sóc răng miệng, dùng thuốc hay bệnh lý thì thời kỳ mãn kinh và căng thẳng cũng là hai điều khiến chúng ta dễ gặp phải tình trạng miệng có vị đắng khó chịu.

5.1. Thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, sự giảm hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả cảm giác khô miệng và đau rát miệng. Điều đó là do estrogen có tác dụng đến các tuyến nước bọt và tuyến dịch tuyến nước bọt trong miệng.

Khi hormone estrogen giảm, sự sản xuất nước bọt và dịch tuyến nước bọt trong miệng cũng giảm, dẫn đến cảm giác khô miệng và từ đó miệng sẽ bị đắng.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Menopause vào năm 2013 đã tiến hành đánh giá tình trạng đắng miệng và sự thay đổi của nó trong suốt quá trình mãn kinh. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 1.000 phụ nữ đang ở trong thời kỳ mãn kinh, kết quả cho thấy rằng gần 30% trong số họ có cảm giác đắng miệng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng đắng miệng có liên quan đến sự giảm sản xuất nước bọt và khô miệng, một hiện tượng thường gặp trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phụ nữ có sử dụng hormon thay thế có xu hướng ít bị đắng miệng hơn so với những phụ nữ không sử dụng.

5.2. Căng thẳng

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng căng thẳng và lo lắng có thể gây áp lực lên các giác quan trong cơ thể và thay đổi vị giác của chúng ta. Trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn đến việc cảm nhận rõ ràng hơn vị đắng.

Tình trạng căng thẳng cũng có thể làm tăng mức độ acid trong dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và dẫn đến cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, cảm giác đắng miệng còn do các cơ bắp trong vòm miệng bị căng thẳng, dẫn đến một loạt các vấn đề miệng như rối loạn tiêu hóa, đau rát miệng và nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường.

Do đó, việc kiểm soát tình trạng căng thẳng và lo lắng có thể giúp cải thiện sự nhạy cảm của giác quan, nâng cao trải nghiệm thưởng thức thức ăn.

Để giảm cảm giác đắng miệng do căng thẳng, bạn hãy tập thư giãn bằng cách nghe nhạc, tập yoga, tập luyện thể dục hoặc tạo ra các niềm vui mới cho mình.

Tình trạng bị đắng miệng có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể thấy rằng trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe răng miệng hoặc sức khỏe toàn thân của chúng ta đang gặp vấn đề. Vậy nên, bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng trên. Hãy áp dụng những biện pháp khắc phục chứng đắng miệng ở trên, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm nên đi khám bác sĩ sớm.