Cách tính lương của giáo viên THPT (cấp 3) là bao nhiêu?

1. Bậc lương giáo viên THPT:

Bậc lương của giáo viên được xác định theo từng hạng. Trong đó, các điều kiện về chuyên môn, thâm niên, thành tích được căn cứ để xếp hạng giáo viên. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Cụ thể như sau:

Về bậc lương giáo viên THPT:

– Giáo viên trung học phổ thông hạng III.

Mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1.

Hệ số lương được căn cứ tương ứng với bằng cấp, các điều kiện cụ thể của hạng. Theo đó, giao động từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Trong đó, đối với giáo viên được xếp ở hạng III: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Qua đó đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giảng dạy. Cũng như có các kỹ năng sư phạm đảm bảo thực hiện công việc chuyên môn, truyền tải kiến thức hiệu quả.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng II.

Mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2.

Rất hay:  Gợi Ý Top 10+ phòng premium là gì [Hay Lắm Luôn]

Hệ số lương có sự dao động để xác định phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của các đối tượng khác nhau. Theo đó, giao động từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

Các điều kiện đối với giáo viên hạng II vẫn được quy định trong điều kiện là:

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

– Giáo viên trung học phổ thông hạng I.

Mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.

Giáo viên hạng I hệ số lương cao nhất. Trên thực tế, các đối tượng này cũng có bằng cấp, trình độ và năng lực chuyên môn tốt hơn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và các thành quả trong công tác giảng dạy để xác định hệ số lương tương ứng.

Theo đó giao động từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Điều kiện: Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy.

Tất cả các hạng từ I, II đến III đều có sự giao động của hệ số lương. Qua đó xác định sự khác biệt thực tế trong hệ số lương của các chủ thể khác nhau. Cùng hạng giáo viên nhưng các giáo viên vẫn có thể nhận mức lương thực tế khác nhau.

Quy định về bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp:

Rất hay:  Hướng dẫn lấy lại mật khẩu iCloud đã bị quên

Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ quy định về Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp. Qua đó hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Hướng dẫn tính lương giáo viên THPT:

Lương giáo viên phụ thuộc vào hệ số lương tương ứng vào mức lương cơ sở. Ngày 2/2/2021 Bộ giáo dục đào tạo ban hành Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT công lập. Qua đó xác định căn cứ, các nội dung liên quan để tính lương hàng tháng cho giáo viên. Thông tư này thể hiện công thức, cách tính được xác định trong lương được nhận của giáo viên.

Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay vẫn được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Hệ số: Trước tiên phải xem xét hạng giáo viên, bên cạnh các tiêu chuẩn lựa chọn hệ số lương phù hợp phản ánh hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên đó. Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hệ số này được xác định dựa trên các căn cứ cụ thể.

Mức lương cơ sở năm 2022:

Được quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó xác định lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Trong công thức tính lương, chúng ta chỉ cần lấy mức lương cơ sở đang được áp dụng nhân với hệ số lương tương ứng đang được nhận của giáo viên.

Rất hay:  Hướng dẫn cách xóa mật khẩu máy tính Win 10, Win 7 đơn giản nhất

Mức lương cơ sở này được áp dụng khi Nghị định 38 có hiệu lực. Đây là mức lương cơ sở để qua đó có thể tính được lương thực tế của từng giáo viên tương ứng hệ số lương họ được nhận.

2.1. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông:

Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

1/ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15.

2/ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14.

3/ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13.

Các hệ số lương được xác định tương ứng cho từng hạng phân chia giáo viên. Các thông tin này được quy định trong luật, đã được trình bày ở phần bên trên của bài viết.

2.2. Cách tính lương của giáo viên:

Lương của giáo viên bằng: Hệ số lương x mức lương cơ sở.

Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2022 là: 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, khi biết được hệ số lương mà giáo viên đang được hưởng, ta hoàn toàn xác định được cách tính lương của giáo viên đó.