Hiện trạng đau vai gáy hiện nay
Mỗi năm, có khoảng 30% dân số thế giới gặp phải các vấn đề vùng vai gáy ở các mức độ từ nhẹ đến nặng. Có thể nói đây là căn bệnh của thời hiện đại, xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt người lao động nặng, người lớn tuổi, người làm công việc thường xuyên phải giữ nguyên một tư thế lâu như nhân viên văn phòng, lái xe… có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Đau vai gáy được xem là một dạng rối loạn thần kinh cơ. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này thường là do các cơ ở vùng đốt sống cổ bị co cứng một cách đột ngột, gây ra cảm giác tê bì, đau mỏi vùng vai gáy, kèm theo hạn chế vận động khi quay cổ, quay đầu. Ngoài ra, đau vai gáy còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm bao khớp vai, gai đốt sống cổ… Khi gặp tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan mà cần được thăm khám, điều trị sớm.
Cách chữa đau cổ vai gáy như nào hợp lý?
Đau cổ vai gáy thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: tuổi tác, tính chất công việc, thay đổi thời tiết, chấn thương vai, bệnh lý…. Do đó, để có thể thoát khỏi bệnh nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần làm đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có được phác đồ điều trị thích hợp, đặc biệt với các cơn đau bắt nguồn từ bệnh lý xương khớp.
Còn với cơn đau không phải do bệnh xương khớp, cách chữa đau cổ vai gáy có thể khác nhau tùy mức độ như sau:
Mức độ nhẹ
Trường hợp đau cổ vai gáy mức độ nhẹ hoặc mới chớm, người bệnh có thể tự chườm ấm vùng cổ vai, xoa bóp vùng cổ vai gáy trong khoảng 10 – 15 phút tại nhà để giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ được thư giãn, giảm đau.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế quay đầu và nghiêng quay đầu, không nên cố gắng quay cổ mà chỉ nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại. Khi tắm nên sử dụng nước ấm thay cho nước lạnh. Tránh ngồi trước quạt, điều hòa vì có thể làm các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn.
Mức độ vừa
Với những trường hợp đau cổ vai gáy mức độ vừa, sau khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh trên nhưng cảm giác đau không thuyên giảm, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
-
Thuốc giảm đau, kháng viêm như: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…
-
Thuốc giãn cơ như Decontractyl để chống các cơ co thắt quá mức, từ đó cũng giúp làm giảm đau.
-
Vitamin nhóm B như Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng làm tăng dẫn truyền thần kinh cũng có thể được chỉ định sử dụng.
Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm có thể được chỉ định sử dụng khi điều trị đau vai gáy. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ.
Mức độ nặng
Đau vai gáy mức độ nặng, kéo dài nhiều ngày, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như: Lidocain, Novocain để tạm thời cắt đứt các cơn kích thích thần kinh mạnh và làm mềm cơ. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện châm cứu để điều hòa lại hoạt động các dây thần kinh.
Người bệnh cần lưu ý, việc chữa đau cổ vai gáy mức độ nặng cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm hay uống để tránh những hậu quả không mong muốn về sau.
Các cách chữa đau vai gáy tại nhà
Khi bị đau vai gáy, đời sống, sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những triệu chứng đau mỏi khó chịu do bệnh gây ra. Lúc này, để làm dịu cơn đau, có 2 biện pháp chính gồm: Sử dụng tác nhân vật lý (xoa bóp, chườm, châm cứu) để giảm đau; Hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh đến cột sống bằng các bài tập bổ trợ.
Người bệnh có thể tham khảo áp dụng 12 cách chữa đau vai gáy tại nhà dưới đây:
Nghỉ ngơi để vai cổ được thư giãn
Triệu chứng đau cổ vai gáy thường có tính chất cơ học, đau tăng lên khi người bệnh vận động cột sống cổ, đi lại nhiều, ngồi lâu hoặc khi di chuyển cổ sai cách. Lúc này, cách chữa đau vai gáy tốt nhất là người bệnh nên tạm thời tạm dừng công việc hiện tại, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động liên quan đến vùng vai cổ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp sẽ góp phần củng cố nền tảng xương khớp vững chắc, giúp tăng khả năng phòng chống bệnh tật và thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên chú ý bổ sung vào bữa ăn hằng ngày khi gặp các vấn đề về sức khỏe xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng:
-
Canxi: Có nhiều trong sữa, sản phẩm từ sữa, rau có màu xanh đậm, đậu phụ, hạnh nhân…
-
Vitamin D3: Có trong một số loại cá béo, hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng,…
-
Vitamin C: Thực phẩm có chứa lượng vitamin C dồi dào có thể kể đến các loại quả mọng, kiwi, ổi, cam, bưởi, đu đủ,…
-
Protein lành mạnh: Thịt trắng, cá, đậu nành, nấm, trứng,…
Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, để cải thiện tình trạng đau vai gáy một cách hiệu quả, người bệnh nên chủ động bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên đã được nghiên cứu, chứng minh khoa học có khả năng hỗ trợ kiểm soát quá trình viêm và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, lâu dài. Đồng thời, kích thích tế bào sụn sản sinh chất nền (Collagen và Aggrecan) hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo sụn, xương dưới sụn giữ ổn định cấu trúc khớp, duy trì chức năng vận động, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe, linh hoạt như bộ tinh chất Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 không biến tính và Collagen Peptide… (có trong JEX thế hệ mới).
JEX thế hệ mới với các tinh chất thiên nhiên quý được chứng minh có khả năng hỗ trợ giảm đau, giúp hệ xương khớp chắc khỏe
Chườm lạnh
Trường hợp bạn bị đau vai gáy, kèm theo biểu hiện sưng mô mềm, căng cơ, rất có thể được bắt nguồn từ một chấn thương hay viêm. Một cách chữa đau vai gáy tại nhà do các nguyên nhân này khá hiệu quả mà bạn có thể thử đó là chườm lạnh vùng vai gáy 15 – 20 phút, 2 – 3 lần trong ngày. Cách làm này có thể giúp làm dịu cơn đau rất nhanh nhờ nhiệt độ lạnh làm tê liệt các thần kinh cảm giác. Ngoài ra, nhiệt lạnh còn có thể giúp làm giảm tạm thời sự cấp máu cho vùng bị sưng viêm, nhờ đó giảm tình trạng sưng một cách hiệu quả.
Chườm nóng
Mẹo chữa đau vai gáy này chỉ thực hiện khi bạn bị đau nhức, co cứng vai gáy nhưng không có biểu hiện sưng viêm. Khi bạn chườm nóng, hơi nóng từ túi chườm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, các cơ được thư giãn, hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng. Nhờ đó, cơn đau vùng vai gáy cũng dịu đi, tổn thương phần mô mềm cũng được cải thiện.
Khi chườm nóng, người bệnh không nên chườm nhiệt quá cao có thể gây bỏng da, nên sử dụng một túi chườm nóng hoặc một chai nước ấm, bọc khăn vải mỏng bên ngoài. Chỉ nên chườm nóng 15 phút và 2 – 3 lần/một ngày, không chườm lúc đi ngủ.
Luyện tập các bài tập kéo giãn cơ
Với những trường hợp đau cổ vai gáy kèm theo triệu chứng co cơ, hạn chế vận động, việc luyện tập các bài tập kéo giãn cơ có thể giúp làm dịu cơn đau, cải thiện vận động hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, người bệnh cần phải lưu lý thực hiện đúng cách, kiên trì thực hiện mỗi ngày. Dưới đây là một số bài tập kéo giãn cơ cổ vai gáy khá đơn giản, bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà:
Bài tập vận động cổ:
-
Ngồi thẳng trên ghế với một tư thế thoải mái, giữ thẳng đầu, hít thở sâu.
-
Từ từ cúi đầu về phía trước để cằm chạm vào ngực 5 – 10s.
-
Từ từ ngửa đầu ra sau, nhìn thẳng lên trần nhà 5 – 10s.
-
Nghiêng đầu về bên phải cho tai chạm vào vai 5 – 10s rồi lại từ từ nghiêng về bên trái cho tai chạm vào vai 5 – 10s.
-
Xoay đầu nhẹ nhàng sang phải, giữ 5 – 10s rồi lại xoay về bên trái giữ 5 – 10s.
Bài tập giúp giảm áp lực vùng cổ, vai gáy:
-
Đầu tiên, người bệnh cần khởi động vùng cổ bằng cách xoay đầu theo chuyển động tròn.
-
Sau đó, thực hiện xoay cổ từ trái sang phải rồi từ phải sang trái. Uốn cong và kéo giãn cổ bằng cách nhìn lên, xuống. Thực hiện mỗi động tác khoảng vài phút.
-
Khi cơ cổ đã nóng lên thì thực hiện động tác kéo giãn cơ cổ khoảng 30s cho mỗi bên: Đầu tiên, nghiêng đầu về phía 2 bên vai. Sau đó, gập cổ về phía trước hướng cằm xuống ngực, xoay nhẹ về 1 bên, rồi đổi bên còn lại.
Bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ vùng cổ:
-
Đầu tiên, bạn nằm ngửa xuống sàn nhà, sau đó ưỡn phần cổ và vai lên, giữ trong vài giây.
-
Lắc vai qua lại khoảng vài lần, sau đó thở ra và ép bụng xuống.
-
Có thể thực hiện bài tập này 3 lần một ngày.
Thay đổi tư thế ngồi, xem màn hình
Với những bạn ngồi làm việc một chỗ, thao tác với máy tính trong nhiều giờ, sai tư thế không chỉ đau vai gáy mà còn có nguy cơ mắc các bệnh văn phòng khác. Do đó, để hỗ trợ chữa đau vai gáy hiệu quả, bạn cần thay đổi tư thế xấu khi ngồi làm việc.
Khi ngồi, bạn nên điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái, sao cho hai chân đặt trên sàn và đầu gối thấp hơn hông. Giữ cho cổ, vai và lưng được thẳng hàng. Tay đặt ngang với bàn làm việc sẽ giúp hạn chế các áp lực đè nén lên cột sống, khớp và gân cơ vùng cổ vai gáy.
Tư thế ngồi không đúng cách, cúi người, cong lưng sẽ khiến cơn đau cổ vai gáy nhanh xuất hiện.
Thay đổi tư thế ngủ
Tình trạng đau cổ vai gáy không chỉ xảy ra khi bạn ngồi sai tư thế mà nó còn có thể xảy ra khi bạn ngủ không đúng tư thế. Để tránh cơn đau kéo dài, bệnh tiến triển nặng hơn bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngủ:
-
Chỉ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, tránh nằm sấp vì tư thế ngủ này có thể gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
-
Lựa chọn gối kê phù hợp, không dùng gối quá cao, quá thấp, hoặc không gối, nên chọn gối có khả năng giữ đầu ngang với cổ.
-
Ngoài gối, nên chọn nệm nằm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, nếu đệm nằm quá mềm, bị xẹp nên cân nhắc thay một chiếc nệm mới.
Cải thiện tình trạng căng thẳng
Căng thẳng, áp lực có thể khiến vùng cổ căng cứng, tình trạng đau vai gáy nghiêm trọng hơn. Do đó, thư giãn, kiểm soát căng thẳng là một cách chữa đau gáy được khuyến khích. Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga để thư giãn tinh thần. Cố gắng cân bằng hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 6 – 7 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya quá 11 giờ.
Xoa bóp vùng vai gáy bị đau
Xoa bóp, massage cũng là một trong những mẹo chữa đau vai gáy được rất nhiều người áp dụng. Khi vùng vai gáy được xoa bóp, massage, hệ thống gân cơ sẽ được thư giãn, các dây thần kinh bị chèn ép được giải phóng, lưu thông tuần hoàn máu ở vai cũng tốt hơn. Nhờ đó, cảm giác đau mỏi cũng tan biến. Tuy nhiên, xoa bóp, massage điều trị đau vai gáy đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, bạn không thể tự mình thực hiện mà cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Châm cứu
Châm cứu là một trong những cách chữa đau vai gáy phổ biến trong y học cổ truyền cho đến hiện nay vẫn còn được sử dụng.
Theo y học cổ truyền, châm cứu sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt vị cần thiết trên cơ thể giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, châm cứu còn giúp giải phóng opioid – chất có công dụng ngăn ngừa các tín hiệu đau của não bộ và dự phòng cơn đau kích hoạt. Từ đó, khắc phục được các triệu chứng đau cổ vai gáy.
Người bệnh cần lưu ý, để đảm bảo an toàn khi thực hiện châm cứu chữa đau vai gáy, người bệnh cần tìm hiểu cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có các bác sĩ y học cổ truyền.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu điều trị đau vai gáy có thể giúp giảm đau và hạn chế đau tái phát bằng cách tăng cường sức mạnh cơ bắp ở khu vực bị tổn thương; giải tỏa căng thẳng cho các cơ nhờ đó các cử động ở vùng cổ, vai gáy trở lại bình thường và linh hoạt hơn. Trước khi tập vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tập theo hướng dẫn của các chuyên viên để có kết quả tốt nhất.
Vật lý trị liệu là một trong những cách hỗ trợ trị đau vai gáy hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau
Trong một số trường hợp đau vai gáy kéo dài, cơn đau âm ỉ gây ảnh hưởng đến vận động, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để cắt cơn đau nhức khó chịu, rất nhiều người bệnh thường lựa chọn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng nhanh và hiệu quả nhưng không phải là giải pháp lâu dài, nếu lạm dụng có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận, xương khớp… Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Các cách chữa đau vai gáy ở trên chỉ có thể giúp hỗ trợ cải thiện trường hợp nhẹ, giảm triệu chứng đau tại chỗ. Trong trường hợp đau vai gáy kéo dài, tái phát, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị thích hợp.
Đặc biệt, mỗi người cần phải chú ý nâng cao sức khỏe xương khớp, bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt (như JEX thế hệ mới) để giúp hỗ trợ hệ xương khớp chắc khỏe dài lâu, phòng ngừa mắc các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.