Ghẻ nước là bệnh phổ biến do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm nhưng bên cạnh đó cũng mang lại sự phiền toái nhất định với người bệnh cũng như những người xung quanh. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì rất nhiều người kết hợp việc trị ghẻ nước tại bằng nước muối để mang lại kết quả nhanh chóng hơn.
Chữa ghẻ nước bằng muối là một trong những phương pháp dân gian giúp điều trị bệnh khá hiệu quả, tiết kiệm, dễ thực hiện nên được rất nhiều người áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh ghẻ nước bằng muối hiệu quả.
Bệnh ghẻ nước là gì?
Sở dĩ gọi là ghẻ nước là do khi con cái ghẻ ký sinh trên da, con ghẻ sẽ tiếp tục đào hang và đẻ trứng. Tại những nơi con ghẻ đẻ trứng sẽ hình thành rãnh nhỏ và nổi những mụn nước li ti trên bề mặt da kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở người bệnh.
Nguyên nhân bị ghẻ nước?
Bệnh ghẻ nước thường gặp ở các khu vực nhiệt đới, những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nhiều khói bụi. Ngoài ra, những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, kém vệ sinh cũng sẽ là yếu tố khiến tình hình bệnh gia tăng nhanh chóng. Bệnh có khả năng lây cao, nếu bạn có tiếp xúc với người bị ghẻ, rất có thể chúng đã lây lan và làm tổ trên da bạn. Khi có dấu hiệu của bệnh ghẻ nước hãy nhanh chóng đến phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm như: Chàm hóa, viêm cầu thận cấp…
Cách chữa ghẻ nước bằng muối tinh tại nhà hiệu quả
Bệnh ghẻ nước là bệnh lây lan rất nhanh nhưng nếu người bệnh được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm thì việc chữa trị nhanh khỏi là việc không khó. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước như thuốc uống và thuốc bôi. Ngoài ra, một số cách chữa trị dân gian bằng muối giúp giảm nhanh chiệu trứng ngứa ngáy cũng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Hãy cùng tham khảo các cách chữa ghẻ nước bằng muối tại nhà sau đây nhé!
1. Vệ sinh da bằng muối để hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ nước
Muối là loại gia vị phổ biến, có vị mặn, giúp cân bằng hương vị trong món ăn. Ngoài ra muối còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Muối có nhiều khoáng chất, giúp cân bằng điện giải, duy trì chức năng tuyến giáp. Nước muối sinh lý giúp sát trùng, giảm viêm, ngăn ngừa sự nhiễm trùng, ngứa da…
Với người bệnh ghẻ nước, ngoài việc điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể dùng cách dưới đây để vệ sinh da để giảm sự ngứa ngày khó chịu.
Cách thực hiện:
- Pha 9 gam muối tinh và 1 lít nước với nhau.
- Dùng bông y tế thấm hỗn hợp và vệ sinh tất cả vùng da bị ghẻ nước.
- Áp dụng 2 lần/ngày để giúp sát trùng và giảm ngứa ngáy.
2. Sử dụng lá bạch đàn tươi và muối tinh
Lá bạch đàn tươi là nguyên liệu lí tưởng được rất nhiều người ưa chuộng dùng để hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ nước tại nhà. Tinh dầu trong lá bạch đàn có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của ký sinh trùng ghẻ. Tuy nhiên, nếu như nơi bạn đang sống không có lá bạch đàn tươi thì có thể thay thế bằng tinh dầu khuynh diệp cũng có tác dụng tương tự nhé.
Cách thực hiện 1:
- Sử dụng một nắm lá bạch đàn tươi (nên chọn những lá già) đem đi rửa với muối cho thật sạch bụi bẩn.
- Vò nhẹ lá bạch đàn rồi đem nấu với 1 lít nước và một ít muối tinh nấu trong 10 phút.
- Pha với nước với nhiệt độ thích hợp dùng để tắm sẽ làm giảm cơn ngứa rõ rệt và giúp cho những mụn nước mau lành hẳn.
Cách thực hiện 2:
- Sử dụng 7 – 10 lá bạch đàn tươi rửa với muối cho thật sạch bụi bẩn.
- Giã nát lá bạch đàn tươi cùng với một ít muối tinh.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị ghẻ nước khoảng 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Kiên trì sử dụng mỗi ngày để hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị ghẻ nước.
3. Sử dụng lá trầu và muối tinh
Với những trường hợp bị ghẻ nước nhẹ, phát hiện sớm, bệnh nhân có thể dùng lá trầu và muối kết hợp với sử dụng thuốc theo toa bác sĩ sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, mau chóng trở về với cuộc sống bình thường.
Lá trầu không là loại cây phổ biến ở Việt Nam. Dùng lá trầu không để điều trị các bệnh về da cũng được người xưa sử dụng và truyền tai nhau cho đến bây giờ. Lá trầu không kết hợp với muối giúp ức chế phần nào hoạt động của ký sinh trùng ghẻ và phòng tránh sự bội nhiễm do sự cào gãi gây ra.
Cách thực hiện:
- Lấy 7 – 10 lá trầu không đem đi rửa với muối cho sạch bụi bẩn.
- Vò nát lá trầu với một ít muối tinh rồi đắp lên vùng da bị ghẻ nước trong 5 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
- Có thể nấu lá trầu với 1 muỗng cà phê muối trong 5 phút rồi đem đi pha với ấm tắm cũng mang lại hiệu quả tương tự.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày để giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ghẻ nước.
Lưu ý khi dùng nước muối điều trị bệnh ghẻ nước
Một số lưu ý khi sử dụng nước muối để điều trị bệnh ghẻ nước:
- Dùng muối để điều trị bệnh ghẻ nước là giải pháp đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, cần sử dụng muối sạch với nồng độ vừa phải, không nên dùng quá nhiều có thể gây viêm loét vết thương hở.
- Cách dùng muối để trị bệnh ghẻ nước chỉ là phương pháp hỗ trợ, giúp kháng khuẩn, sát trùng vết thương, giảm sự ngứa ngáy và làm giảm sự tổn thương trên da. Bệnh nhân cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị dứt điểm bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da.
- Không nên cào gãi để tránh tổn thương da và lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân như: Giặt giũ bằng nước nóng trên 60oC nhằm tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ.
- Hạn chế tiếp xúc với người lành để tránh lây lan thành dịch.
Hoàng Yến
Nguồn: Tổng hợp