Cách trị ho đêm cho bé an toàn, hiệu quả

Hiện tượng trẻ em bị ho đêm thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con mà còn là dấu hiệu gây ra các bệnh về đường hô hấp. Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý một số biện pháp trị ho đêm đúng cách, hiệu quả và an toàn cho bé.

1. Nguyên nhân khiến bé bị ho vào buổi đêm

Thông thường, ho là phản ứng của đường hô hấp để đẩy các chất kích thích, các vật cản ra khỏi đường thở. Ho về đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bé. Đồng thời, trẻ ho khi ngủ cảnh báo nhiều bệnh lý về hô hấp. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho về đêm ở trẻ nhỏ:

Do nhiệt độ phòng quá thấp: Về đêm, nhiệt độ phòng xuống thấp, thời tiết thay đổi khiến cho cổ họng dễ bị ho, từ đó gây kích ứng ho ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc cha mẹ để nhiệt độ điều hòa quá lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khi ngủ của bé.

Do dị ứng: Trẻ em khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như môi trường độc hại, phấn hoa, lông thú,…. sẽ gây ra hiện tượng ho về đêm ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ho do dị ứng sẽ kèm theo một số tình trạng khác như sưng, đau rát vòm họng, hắt hơi, ngứa mắt,….

Viêm họng: Trẻ em bị viêm họng sẽ gây ra hiện tượng ho về đêm, kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, ngứa rát cổ họng, sốt,….

Rất hay:  Hướng dẫn cài đặt và Cách sử dụng Camera hành trình - nội thất ô tô

Do bệnh viêm xoang: Viêm xoang sẽ tăng tiết dịch nhầy, khiến trẻ bị nghẹt mũi. Ban đêm, dịch nhầy mũi chảy xuống cổ họng khiến cổ họng bị kích ứng gây ngứa và ho ở trẻ nhỏ.

Trào ngược dạ dày thực quản: Khi trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, lượng thức ăn vẫn chưa tiêu hóa được hết dẫn đến nguy cơ trào ngược, kích ứng đến niêm mạc cổ họng và dẫn đến ho.

Thiếu sắt: Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây cổ họng sưng, kích ứng, gây ho khan cho bé vào ban đêm.

Do một số nguyên nhân khác: Ho về đêm ở trẻ là dấu hiệu của các bệnh viêm phổi, ho gà, cảm cúm, viêm phế quản,…. Ngoài ra, bé có thể bị ho do dị vật đường thở, phòng ngủ nhiều bụi, không khí khô,….

> XEM THÊM:

– Cách chữa ho cho em bé nhanh, dứt điểm ho khan, ho có đờm ở trẻ

– Những lưu ý khi trẻ bị viêm đường hô hấp để tránh biến chứng

– Hướng dẫn chữa ho bằng quất hiệu quả tại nhà

2. Cách trị ho đêm cho bé với những phương pháp dân gian

2.1. Trị ho đêm bằng nghệ tươi

Nghệ tươi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa cao, chống viêm,…, có tác dụng điều trị ho vô cùng hiệu quả.

Mẹ sử dụng nghệ tươi để trị ho cho bé bằng cách dùng một củ nghệ tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhuyễn. Cho nghệ cùng với một chút nước lọc và 1 thìa cà phê đường phèn rồi hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Mẹ cho bé uống ngay khi thuốc còn ấm, ngày uống 2 lần, duy trì đều đặn cho đến khi tình trạng ho của bé được cải thiện hoàn toàn.

Rất hay:  3 Cách Chế Biến Ốc Hương Mà Có Lẽ Bạn Chưa Biết - Crab Seafood

2.2. Trị ho đêm bằng tỏi và mật ong

Từ lâu tỏi và mật ong là 2 nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp bởi tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt của 2 loại thảo dược này.

Cách trị ho đêm cho trẻ nhỏ bằng tỏi và mật ong được tiến hành như sau: lấy 2 tép tỏi, rửa sạch, bóc vỏ rồi giã nát. Trộn thêm với 2 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy. Chú ý không hấp quá chín tránh làm mất tác dụng. Mẹ cho bé uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 1 – 2 thìa cà phê, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

2.3. Xoa dầu nóng vào gan bàn chân

Trước khi đi ngủ, mẹ hãy xoa một ít dầu nóng vào gan bàn chân cho bé, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút để kích thích các huyệt đạo cho trẻ. Mẹ có thể dán thêm một miếng salonpas vào chân cho bé để giữ ấm về đêm.

2.4. Rửa mũi, súc họng bằng nước muối loãng

Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng của trẻ gây ra những triệu chứng ho khan về đêm, trước khi đi ngủ, mẹ nên nhỏ một vài giọt dung dịch nước muối loãng để rửa sạch mũi cho bé. Đồng thời, mẹ hướng dẫn trẻ cách súc miệng để làm sạch họng và loại bỏ các vi khuẩn. Cách làm này sẽ giúp cho họng của bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ cũng ngon giấc hơn.

Rất hay:  Cách đổi Email Facebook, thêm, xóa email chính trên fb - Thủ thuật

2.5. Kê cao gối cho bé khi ngủ

Khi bé ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Thức ăn bị trào ngược lên thực quản, ảnh hưởng đến niêm mạc bị kích thích và gây ra hiện tượng ho về đêm. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần kê cao gối khi ngủ cho bé là có thể khắc phục.

3. Cách phòng tránh ho về đêm cho bé

Ngoài các phương pháp chữa trị trên, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh cho trẻ bị ho về đêm:

– Giữ gìn không gian sống thông thoáng, sạch sẽ, không có các chất gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú,….

– Để điều hòa nhiệt độ phù hợp, không dưới 25 độ để tránh trẻ bị nhiễm lạnh.

– Giữ ấm cơ thể cho bé khi ngủ

– Cung cấp đủ nước cho bé, tăng cường uống nước ép trái cây để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là các phương pháp điều trị trẻ bị ho về đêm mẹ có thể lưu ý chữa trị cho bé. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Biohoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.