Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Nếu bị hóc xương cá mà nhất là khi không biết xử trí đúng đắn thì rất có thể gây hại rất lớn. Hóc xương cá ban đầu chỉ là mảnh xương nhỏ đâm vào niêm mạc họng khi ăn. Khi đó, nó sẽ gây cảm giác khó chịu nhất là khi nuốt mà không làm gì được. Thường thì ta sẽ được khuyên là dùng thức ăn lớn nuốt vào để đẩy mảnh xương xuống nhưng ít ai biết rằng cách này có thể làm xương đâm sâu hơn vào cổ họng. Nếu không được xử trí đúng cách có thể gây nên những tác hại khôn lường.
– Tại chỗ xương cá đâm vào, xương sẽ nằm tại chỗ và gây viêm nhiễm sưng nề, chảy dịch. Người bệnh sẽ cảm giác đau nhất là khi nuốt, hôi miệng có thể kèm theo sốt,…
– Nếu xương quá sắc nhọn có thể gây thủng thực quản gây viêm nhiễm và áp xe tạo mủ thành họng, vòm họng, amidan. Các ổ áp xe có thể tràn lan vào lồng ngực gây áp xe màng phổi nguy hiểm đến tính mạng con người.
– Nếu xương chọc vào mạch máu, mạch máu nhỏ thì chỉ gây mất máu vừa, nếu chẳng may đâm thủng mạch máu lớn thì đôi khi gây nguy hiểm rất lớn cho cơ thể. Những tổn thương này có thể đưa vi khuẩn vào máu gây nhiễm khuẩn huyết thì khả năng tử vong rất cao.
– Nếu xương cá vùng thấp đâm qua thực quản và khí quản làm thông thương giữa 2 thành phần này làm vi khuẩn và thức ăn từ thực quản sang khí quản, từ đó gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới dai dẳng không khỏi.
6 mẹo trị hóc xương cá đơn giản
Các phương pháp truyền miệng về cách xử trí hóc xương cá rất nhiều, có những tình huống hiệu quả, có những tình huống làm nặng thêm. Khi hóc xương cá có cảm giác đau khi nuốt, cảm giác vướng trong cổ họng thì hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
– Ngừng nuốt ngay lập tức: Mọi người thường nghĩ nuốt sâu sẽ làm xương cá trôi theo nhưng việc này có thể vô tình làm xương đâm sâu hơn và tổn thương nặng hơn. Cũng không nên khạc nhổ nhiều lần hay cố dùng vật gì để nuốt xuống vì rất có thể sẽ gây nghẹn.
– Nôn ra càng sớm càng tốt: Cố gắng nôn ra sớm nhất có thể, nhưng cũng không nên dùng tay móc họng vì có thể đẩy xương vào sâu hơn.
– Bình tĩnh nhờ há miệng to rồi nhờ người xung quanh dùng đèn pin soi tìm xương cá trong miệng. Nếu nhìn thấy có thể dùng kẹp y khoa để gắp xương ra.
– Tự theo dõi xem còn thấy vướng trong cổ nhất là khi nuốt nước bọt hay đau cổ họng nữa hay không. Nếu cảm thấy vẫn còn xương mắc trong cổ họng thì cần đến bác sỹ chuyên khoa để khám và xử trí. Tốt nhất là đến gặp bác sỹ sớm, không để quá lâu gây viêm nhiễm và biến chứng làm cho việc điều trị phức tạp hơn.
Trong trường hợp soi không thấy xương hay chỉ có một mình, bạn có thể thử một số mẹo sau đây:
Xử lý như thế nào khi trẻ bị hóc xương
Khi trẻ bị mắc xương thì không như người lớn, nhận thức của trẻ chưa được tốt và rất dễ hoảng sợ nên xử trí cần thận trọng.
– Động viên trẻ để bé không quá hoảng sợ.
– Cho trẻ ngừng ăn ngay khi hóc xương.
– Nói với trẻ bình tĩnh há miệng và lấy đèn soi để kiểm tra vị trí xương hóc cho trẻ.
– Nếu thấy có xương cắm vào vùng nhìn thấy và dễ thao tác thì có thể dùng kẹp y tế để lấy mảnh xương ra.
– Hỏi và theo dõi xem trẻ còn mảnh xương nào không.
– Nếu nghi ngờ hoặc không thấy được xương hóc của trẻ thì nên đưa trẻ tới bệnh viện để được khám và xử trí kịp thời.
Phòng ngừa hóc xương như thế nào
Hóc xương cá là rất nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ, mà trẻ nhỏ lại là mục tiêu hay bị hóc nhất nên cha mẹ và gia đình cần phòng tránh đúng cách để giảm bớt tình trạng trên.
– Khi ăn cá cần chú ý gỡ hết toàn bộ xương trước khi cho vào miệng. Đối với trẻ em thì cần gỡ hết xương cho trẻ rồi mới cho vào bát.
– Với trẻ em có thể chia cá thành từng phần nhỏ để tìm xương dễ hơn và thấy được những xương nhỏ ẩn bên trong.
– Tuy đã nhặt kỹ nhưng khi ăn vẫn cần đề phòng xương, dằn để kiểm tra có xương trong thịt cá không, nhai kĩ để lỡ còn xương nhỏ thì sẽ bị nghiền nát. Tập cho trẻ những thói quen nhai chậm, nhai cẩn thận để dằn xương.
– Không để trẻ tự ý ăn cá khi bố mẹ chưa kiểm tra vì có thể còn sót xương.
– Nếu sợ bị hóc xương bạn có thể mua cá phi lê đã được lọc hết xương thay vì mua cá nguyên con.
Trên đây là một số mẹo trị hóc xương cá bạn có thể thực hiện ngay tại nhà và cách phòng tránh hóc xương khi ăn cá. Các cách trên cũng chỉ hiệu quả với những xương nhỏ và không đâm sâu. Nếu có các dấu hiệu nặng như khó thở, thở rít, đau ngực, sưng nề cổ họng, đau nhiều thì cần đến gặp bác sỹ để được xử trí tốt nhất.