Cách trị lở miệng nhanh khỏi ngay tại nhà dễ dàng thực hiện

Cách trị lở miệng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên đơn giản, tiết kiệm đang được nhiều người lựa chọn. Trong đó phổ biến nhất là sử dụng nước muối, mật ong, dầu dừa, sữa chua, bã chè khô,… Điều trị lở miệng tại nhà đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời cần có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học để phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

Cách trị lở miệng nhanh khỏi ngay tại nhà dễ dàng thực hiện
Cách trị lở miệng nhanh khỏi ngay tại nhà dễ dàng thực hiện

I. Lở miệng là bệnh gì?

Lở miệng hay còn được biết đến với các tên gọi quen thuộc khác như: nhiệt miệng, loét miệng, nổi đẹn. Đây là những vết loét nhỏ, nông thường xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau ở mô mềm của khoang miệng chẳng hạn như: má trong, lưỡi, môi, trên nướu.

Hình dạng của các vết lở loét ở miệng thường là hình tròn hoặc hình bầu dục với màu sắc có thể là trắng, vàng nhạt. Viền xung quanh vết lở có màu đỏ, sưng tấy.

Các vết lở miệng thường không quá nghiêm trọng đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó lại gây ra cảm giác đau rát vô cùng khó chịu làm cho việc ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp trở nên khó khăn và mệt mỏi hơn.

Khi không có biện pháp chăm sóc phù hợp, tình trạng viêm loét ở miệng sẽ phát triển nặng dẫn đến viêm nhiễm cấp. Bệnh nhân lúc này sẽ gặp nhiều triệu chứng sưng đỏ, rát buốt dai dẳng, nóng sốt, sưng hạch bạch huyết.

Những triệu chứng khó chịu do lở miệng gây ra thường mất khoảng 7 – 10 ngày sẽ thuyên giảm và tự lành lại sau 1 – 3 tuần. Trường hợp nặng sẽ mất nhiều thời gian hơn mới hồi phục hoàn toàn.

Hình ảnh lở miệng
Hình ảnh lở miệng

II. Nguyên nhân gây lở miệng

Tình trạng lở loét, viêm nhiễm ở mô mềm trong khoang miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể gồm có:

1. Ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều axit

Thường xuyên ăn các món có tính cay nóng được xem là tác nhân hàng đầu dẫn đến lở miệng. Bởi đồ ăn cay nóng sẽ làm cho cơ thể dễ gặp tình trạng nóng nhiệt trong người, miệng khô và gây ra tình trạng viêm loét ở khoang miệng.

Không chỉ vậy, ở những người có thói quen sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit cao như: bia rượu, nước ngọt có gas, soda,… cũng rất dễ dẫn đến hình thành nhiệt miệng.

Thường xuyên ăn đồ cay nóng rất dễ bị lở miệng
Thường xuyên ăn đồ cay nóng rất dễ bị lở miệng

2. Chăm sóc răng miệng sai cách

Những người có thói quen chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, dùng các loại bàn chải có đầu lông xơ cứng rất dễ làm cho răng nướu bị tổn thương, chảy máu và gây các vết lở loét ở miệng.

Không chỉ vậy, việc chọn dùng các nước súc miệng hay kem đánh răng có chứa hàm lượng lớn chất Sodium lauryl sulfate sẽ rất nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Nó có thể gây tình trạng kích ứng, sưng viêm mô mềm trong khoang miệng và khó tránh khỏi nguy cơ lở miệng kéo dài.

Rất hay:  Cách thu hồi email đã gửi: Giới thiệu và ý nghĩa

3. Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng

Nhiều trường hợp thường xuyên bị nhiệt miệng còn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết. Trong đó phải kể đến các loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: sắt, kẽm, vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B12,…), axit folic,…

Thiếu hụt vitamin nhóm B cũng có thể gây tình trạng nhiệt miệng
Thiếu hụt vitamin nhóm B cũng có thể gây tình trạng nhiệt miệng

4. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây nhiệt miệng kéo dài hơn so với bình thường. Ở phụ nữ đang mang thai hay đến kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh sẽ dễ gặp tình trạng này nhất.

5. Bệnh lý răng miệng

Khi đang mắc các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…. Hay bệnh nhân đang trong quá trình niềng răng cũng sẽ dễ bị viêm loét mô mềm trong khoang miệng nhiều hơn bình thường.

Lở miệng còn do ảnh hưởng từ các bệnh lý ở răng miệng
Lở miệng còn do ảnh hưởng từ các bệnh lý ở răng miệng

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, vẫn có nhiều nguyên nhân gây lở miệng đáng chú ý đó là do: chức năng gan bị suy giảm, tinh thần thường xuyên bị áp lực, mệt mỏi quá mức, dị ứng với một số thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh, vô tình cắn trúng má, lưỡi, hút thuốc lá,…

III. Cách điều trị lở miệng

Để giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách trị lở miệng đơn giản tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và tiết kiệm chi phí.

Nếu nhiệt miệng kéo dài thì cần phải tìm đến gặp bác sĩ để thăm khám xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả kịp thời.

1. Các cách điều trị lở miệng ngay tại nhà

a. Sử dụng nước muối

Với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm cao của nước muối có thể giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu ở khoang miệng.

Bạn nên kiên trì súc miệng thường xuyên với nước muối mỗi ngày 2 – 3 lần để tình trạng bệnh nhanh chóng hồi phục.

Súc miệng với nước muối là cách trị lở miệng khá đơn giản
Súc miệng với nước muối là cách trị lở miệng khá đơn giản

b. Sử dụng Baking soda

Baking soda khi sử dụng với một liều lượng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc cân bằng độ pH trong khoang miệng, giảm nhanh tình trạng viêm loét, thúc đẩy lành thương nhanh hơn.

Đối với cách chữa lở miệng này bạn nên dùng 5g Baking soda hòa tan cùng với 230ml ấm để súc miệng trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra. Nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần để tình trạng viêm loét dần thuyên giảm.

Baking soda cũng đem lại hiệu quả giảm nhiệt miệng
Baking soda cũng đem lại hiệu quả giảm nhiệt miệng

c. Sử dụng mật ong

Mật ong được đánh giá cao với khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên sẽ giúp làm dịu tình trạng sưng viêm, lở loét ở miệng.

Bạn có thể sử dụng mật ong để bôi trực tiếp lên vùng niêm mạc đang bị lở loét nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Rất hay:  Cách đổi đơn vị đo trong Word từ inch sang cm cực đơn giản
Dùng mật ong bôi lên vùng viêm loét sẽ giảm đau rát đáng kể
Dùng mật ong bôi lên vùng viêm loét sẽ giảm đau rát đáng kể

d. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa mang lại công dụng kháng khuẩn cao nên thường được dùng để hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở niêm mạc miệng khá an toàn, hiệu quả.

Mỗi ngày từ 3 – 5 lần có thể dùng dầu dừa bôi lên vùng bị nhiệt miệng để giảm đau rát, sưng đỏ và ngăn không cho tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.

Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao giúp lành thương nhanh hơn
Dầu dừa có tính kháng khuẩn cao giúp lành thương nhanh hơn

e. Sử dụng sữa chua

Không chỉ đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp giảm sưng viêm cho niêm mạc miệng đang bị tổn thương một cách hiệu quả.

Nên ăn các loại sữa chua không đường hoặc ít đường để đạt hiệu quả giảm nhiệt miệng tốt hơn.

Sữa chua rất thích hợp dùng khi bị lở miệng
Sữa chua rất thích hợp dùng khi bị lở miệng

f. Sử dụng cúc la mã

Thành phần của cúc la mã có chứa nhiều azulene và levomenol được đánh giá cao với khả năng sát trùng, chống viêm hữu hiệu.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cúc la mã khá đơn giản, chỉ cần dùng nước trà hoa cúc ấm súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày. Hoặc dùng túi lọc trà hoa cúc đắp lên vùng niêm mạc bị viêm loét để thúc đẩy lành thương nhanh hơn.

Dùng nước trà cúc la mã ấm súc miệng mỗi ngày
Dùng nước trà cúc la mã ấm súc miệng mỗi ngày

g. Sử dụng oxy già

Pha loãng oxy già với nước ấm rồi dùng gạch sạch thấm lấy nước để thoa lên vết loét miệng. Không ăn uống gì khoảng 1 tiếng sau khi bôi oxy già. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần cho đến khi vết loét thuyên giảm.

Sử dụng oxy già cũng giúp thuyên giảm vết loét ở miệng
Sử dụng oxy già cũng giúp thuyên giảm vết loét ở miệng

h. Bổ sung vitamin

Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể là một trong những biện pháp giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và giảm nhanh các triệu chứng viêm loét ở miệng.

Các loại vitamin tốt cho cơ thể bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ bao gồm:

  • Vitamin B có nhiều trong trứng cá, sữa đậu nành, sữa gạo, ngũ cốc nguyên hạt, gan động vật, cá hồi,…
  • Chất sắt có nhiều trong thịt gia cầm, các loại hải sản, các loại hạt, thịt bò và thịt cừu, các loại đậu,…
  • Axit folic từ các loại rau màu xanh đậm, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, măng tây, lòng đỏ trứng,…
  • Vitamin C từ các loại rau củ, trái cây như: cam, chanh, quýt, ổi, cải xoăn, mùi tây,…
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể

i. Sử dụng bã chè khô

Trong bã chè khô có chứa nhiều tanin, đây là một chất có công dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương nhanh chóng hơn. Bạn chỉ cần dùng bã chè khô đắp trực tiếp lên vết lở miệng sẽ thấy công dụng giảm bệnh rõ rệt.

Dùng bã trà khô cũng là cách chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng
Dùng bã trà khô cũng là cách chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng

2. Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Trong trường hợp nhận thấy các vết viêm nhiễm lở loét ở miệng kéo dài hơn 2 tuần mà vẫn chưa thuyên giảm. Hoặc vết loét ngày càng lan rộng với kích thước to bất thường, chảy nhiều dịch mủ, dịch vàng thì nên đến gặp bác sĩ khám chữa ngay.

Rất hay:  Cách Đi Xe Số Dễ Dàng Dành Cho Người Mới Tập Đi Xe

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần nhanh chóng đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị nếu bị lở miệng kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như: nóng sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau nhức đầu dai dẳng.

Với các vấn đề bệnh lý răng miệng gây lở loét ở khoang miệng cũng cần đến ngay các nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể. Từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhanh chóng.

Tuyệt đối không được chủ quan hay lơ là trong việc điều trị bệnh để phòng tránh tối đa mọi tác hại nguy hiểm có thể xảy ra đối với sức khỏe cũng như răng miệng.

Thăm khám ngay nếu lở miệng kéo dài mà không thuyên giảm
Thăm khám ngay nếu lở miệng kéo dài mà không thuyên giảm

IV. Cách phòng ngừa lở miệng

Để phòng ngừa nguy cơ lở miệng cũng như tránh làm cho tình trạng viêm loét thêm trầm trọng cần phải có một chế độ ăn uống, chăm sóc răng đúng cách. Hãy chủ động thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày nhất là sau các bữa ăn. Ưu tiên dùng bàn chải có kích cỡ nhỏ gọn, đầu lông mềm mượt.
  • Quá trình chải răng nên điều chỉnh lực nhẹ vừa phải, chải theo chiều xoắn ốc hoặc chải dọc để không gây xói mòn men răng hay làm tổn thương đến nướu và mô mềm trong khoang miệng.
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để quá trình làm sạch răng đạt kết quả cao nhất, hạn chế nguy cơ tích tụ mảng bám, vi khuẩn có hại cho răng miệng.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh hơn, hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Không nên sử dụng nhiều bia rượu, cà phê, các thực phẩm có tính axit cao, tránh hút thuốc lá.
  • Nên ăn uống các món nhiều vitamin và khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày để tăng quá trình bài tiết của cơ thể, tránh nóng nhiệt trong người, khô miệng.
  • Dành thời gian để luyện tập thể thao nâng cao đề kháng cơ thể. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya hay làm việc căng thẳng, áp lực quá mức.
  • Mỗi năm nên đến nha khoa từ 1 – 2 lần để thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát, cạo vôi răng làm sạch mảng bám giúp duy trì hàm răng luôn sạch khỏe dài lâu. Kịp thời phát hiện và điều trị ngay nếu có dấu hiệu bệnh lý phát sinh.
Cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách
Cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách

Trên đây là thông tin về cách trị lở miệng nhanh khỏi ngay tại nhà dễ dàng thực hiện mong sẽ hữu ích với mọi người. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm nhiệt miệng:

  • Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
  • Thuốc trị lở miệng hiệu quả