Nguyên nhân, cách phòng tránh nghẹt mũi cho trẻ em

Nghẹt mũi là một trong những bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, đặc biệt là đường hô hấp. Chính vì thế bố mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng tránh để bảo vệ bé khỏi tình trạng này.

Đối với những trẻ có độ tuổi lớn, bé sẽ dễ dàng nói cho cha mẹ những biểu hiện không khỏe. Thế nhưng với những bé còn nhỏ thì điều này là không thể. Vì lẽ đó mà cha mẹ cần phải quan sát, để ý để phát hiện ra những triệu chứng khó chịu của bé, triệu chứng hay gặp nhất là nghẹt mũi. Bài viết hôm nay nay sẽ chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân, cách phòng ngừa nghẹt mũi hiệu quả dành cho các bé, bố mẹ nên tham khảo ngay nhé.

1 Nghẹt mũi ở trẻ là gì?

Nghẹt mũi là gì?

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi của bé bị bịt kín bởi dịch nhầy, điều này làm cho không khí không thể lưu thông bình thường nên gây ra tình trạng khó thở ở trẻ. Thông thường khi bị nghẹt mũi bé thường có những biểu hiện như quấy khóc, đặc biệt là khi nằm ngủ và ăn uống.

2 Nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị nghẹt mũi

Nguyên nhân gây nghẹt mũi

Cảm cúm: một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi của bé. Khi bị cảm cúm ngoài bị nghẹt mũi thì có thể kèm theo những triệu chứng khác như: sốt nhẹ, rát họng và chán ăn.

Rất hay:  Cách gấp màn chụp rút dây - Junbaby

Cảm lạnh: là nguyên nhân phổ biến nhất trong việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, do bé chưa quen được với điều kiện thời tiết bên ngoài, hoặc do thói quen sử dụng điều hòa quá lạnh của một số gia đình. Những lý do này sẽ khiến cho trẻ dễ dẫn đến bị cảm lạnh.

Dị ứng: Khi dị ứng với một số yếu tố như phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, bé cũng có thể bị ngạt mũi.

Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nhiều trường hợp bé sơ sinh ngay khi về nhà đã có biểu hiện ngạt mũi.

Dị vật trong mũi: Khi vui đùa, bé có thể vô tình cho vật lạ, nhỏ vào mũi mà bố mẹ không hề hay biết. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé rất dễ bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi rất nguy hiểm.

3 Cách phòng tránh khi trẻ bị nghẹt mũi hiệu quả nhất

Cách phòng tránh nghẹt mũi cho bé

Như đã đề cập ở trên không khí lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra nghẹt mũi, vì vậy giữ ấm cho bé được xem là cách phòng ngừa nghẹt mũi cho bé hiệu quả. Bạn có thể trang bị thêm máy sưởi, quạt sưởi để làm cho không khí sinh hoạt cùa bé ấm áp hơn. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng ngạt mũi của bé.

Rất hay:  Kiểm Tra Bảo Hành Samsung chỉ trong [5 phút] - Hnam Mobile

Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là cách lọc không khí và phòng tránh các bệnh cho bé.

Bên cạnh đó, bạn hạn chế sử dụng các loại nước hoa, nước xịt phòng, các loại hóa chất khác,… để tránh bé không bị dị ứng gây nên hiện tượng nghẹt mũi.

Ngoài ra bạn không nên cho bé chơi những món đồ chơi có kích thước quá nhỏ, vì trong quá trình chơi đùa bé sẽ cho những món này vào mũi. Nếu kích thước quá nhỏ những món đồ này sẽ chui vào sâu trong khoang mũi, không chỉ gây nghẹt mũi mà còn nguy hiểm cho bé.

4 Một số lưu ý khác mà cha mẹ cần biết khi trẻ bị nghẹt mũi

Một số lưu ý khi trẻ bị nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, các bậc phụ huynh nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ:

– Cha mẹ không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác. Cần dùng các dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho bé.

– Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh

– Không dùng mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học

– Giữ ấm cho bé nhưng không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã, nhiều quần áo, không bật máy sưởi nhiệt độ cao khiến trẻ khó thở.

Rất hay:  4 cách tạo nick Facebook thứ 2 nhanh và đơn giản nhất

– Khi bé bệnh, nhiều phụ huynh sợ con ốm nên kiêng, không tắm cho bé. Trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.

Chỉ cần bạn chú ý quan sát, thực hiện đúng những cách phòng ngừa đã được đề cập ở trên thì tình trạng nghẹt mũi của các bé sẽ được giảm đi rất nhiều. Hy vọng bải viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích.