10 cách cầm và trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất cho bé – VNVC

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, mất muối và nguy cơ gây suy dinh dưỡng. Bài viết sau sẽ chỉ ra 10 cách điều trị tiêu chảy tại nhà cực đơn giản.

“Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt đối tượng dưới 2 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do tiêu chảy cao nhất. Bệnh tiêu chảy tiến triển rất nhanh dẫn đến biến chứng nặng, do đó tiêm chủng phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ tử vong tiêu chảy”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cảnh báo.

Cần làm gì để “đối phó” khi bị tiêu chảy? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bài viết dưới đây được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Phó Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC sẽ cung cấp những “mẹo” mà các mẹ nên “bỏ túi” điều trị tiêu chảy tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Thời tiết giao mùa nóng, ẩm là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và lây lan gây bệnh tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng như sốt, đau đớn khó chịu, chảy máu, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, với những trường hợp tiêu chảy nhẹ, bố mẹ có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để vượt qua giai đoạn khó chịu này ngay tại nhà.

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri. Đó là những yếu tố quan quan trọng dẫn đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cần phải bù đắp những gì bị mất và điều quan trọng đầu tiên là phải uống thật nhiều nước.

Với những trường hợp bị tiêu chảy ở mức độ vừa phải, chỉ cần uống nước lọc. Bổ sung nước mỗi ngày ở trẻ lớn và bú sữa theo nhu cầu ở trẻ nhỏ là cách hữu hiệu nhất để chống mất nước khi bị tiêu chảy. Mặc dù nước lọc bình thường không có chất điện giải, nhưng nó vẫn là cách hữu hiệu cho người bị tiêu chảy. Sự lựa chọn khác thay nước là uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay mận. Khi bổ sung nước, nên giữ cho thức uống mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.

Với những trường hợp tiêu chảy nặng, việc uống nước là không đủ, Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF khuyến cáo nên dùng thêm các loại thuốc uống bù dịch như Oresol để bù nước và điện giải để điều trị tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.

Rất hay:  Hướng dẫn cách bấm máy tính tổ hợp - ReviewEdu

Khi bị tiêu chảy, cơ thể cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

2. Sữa chua

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bị tiêu chảy không nên sử dụng sữa và các sản phẩm làm từ sữa cho đến khi hệ tiêu hóa ổn định. Thế nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn sống có tác dụng khôi phục những vi khuẩn tốt cho đường ruột và tiêu diệt các vi khuẩn xấu gây tiêu chảy. Không chỉ vậy, các lợi khuẩn này còn giúp sản sinh axit lactic có thể hỗ trợ cơ thể đào thải chất độc của vi khuẩn gây tiêu chảy ra ngoài cơ thể và giúp chữa lành bệnh nhanh hơn.

Sử dụng mỗi ngày 2 bát sữa chua sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy. Đồng thời, có thể ăn kèm chuối, vì chuối có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột. Có tác dụng giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù đắp điện giải bị mất.

3. Nghỉ ngơi

Khi bị tiêu chảy, không có gì tốt hơn so với việc nghỉ ngơi đầy đủ để điều trị bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Do đó, để điều trị tiêu chảy, nên nghỉ ngơi một vài ngày. Hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường thật thoải mái và đặt một chiếc khăn hay một chai nước ấm lên bụng để giảm bớt các cơn co thắt ở bụng.

4. Tránh xa một số loại thức ăn

Khi bị tiêu chảy, nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ hơn như phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu uống sữa, ruột của người bệnh sẽ hoạt động kém đi. Hơn nữa, cần tránh uống cà phê vì hệ thần kinh sẽ dễ bị kích thích.

Tiêu thụ những sản phẩm có đường khiến các triệu chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, uống nước ép táo và nước ép mận mà không thêm đường được coi là sự lựa chọn thông minh cho những người bị tiêu chảy.

Phô mai và sữa là loại thức ăn cần phải “tránh xa” khi bị tiêu chảy.

5. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì sẽ khiến dạ dày của người bệnh nhẹ bớt. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì có thể làm cho tiêu chảy khó điều trị hơn.

Rất hay:  Cách hạ huyết áp không dùng thuốc - Vinmec

Khi bị tiêu chảy, nên “tránh xa” bột yến mạch vì đường ruột của người bệnh khó có thể tiêu thụ được lượng dinh dưỡng lớn có trong nó. Khoai tây cũng là những thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn đang mất đi. Tuy nhiên, ăn khoai tây chiên sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn và làm cho dạ dày đau đớn.

Các loại rau như cà rốt giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng và điều trị bệnh nhanh chóng. Hơn nữa, chúng đều rất giàu chất dinh dưỡng. Gạo trắng nấu chín như cơm trắng hay cháo trắng là “bí quyết” cho những người muốn “thoát khỏi” bệnh tiêu chảy.

6. Quả việt quất (Blueberry)

Quả việt quất được coi là “thần dược” cho nhiều bệnh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả việt quất có thể khắc phục bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà. Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Quả việt quất được coi “thần dược” trong việc trị tiêu chảy.

7. Trà hoa cúc

Một trong những cách cầm tiêu chảy một cách tự nhiên và hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua là trà hoa cúc, vì trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt.

Ngoài ra, cũng có thể ngâm một muỗng cà phê hoa cúc với lá bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Uống ba tách trà hoa cúc sẽ giúp tình trạng tiêu chảy thuyên giảm đáng kể. Nhiều chuyên gia nói rằng chất tanin trong trà hoa cúc có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt.

8. Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là phương pháp dân gian khắc phục bệnh tiêu chảy nhanh chóng. Để có một cốc trà vỏ cam, chỉ cần thái vỏ cam thành miếng nhỏ, cho vào nồi và đun sôi nước, để nguội, thêm mật ong và sử dụng như nước uống hàng ngày.

9. Lá ổi, búp ổi non

Lá ổi có tính ấm, vị đắng, có chứa nhiều thành phần tinh dầu. Bên cạnh đó, lá ổi xanh còn chứa hoạt chất flavonoid loại quercetin, có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm giảm đau nhanh.

Vì thế mà lá ổi sẽ có công dụng cực kỳ tốt với đường ruột, giúp trị tiêu chảy trong “nháy mắt” vì có chứa thêm chất tanin: giảm tiết dịch ruột, săn niêm mạc, có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

10. Gừng tươi nướng

Trong đông y, gừng là vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp hiệu quả. Khi người bệnh xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn ói do dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, có thể dùng gừng để cải thiện chứng bệnh này.

Rất hay:  5 Cách ứng tiền Viettel 10k, 20k, 50k, 100k | Nợ Ứng Được

Khi bị tiêu chảy, nôn do ngộ độc thức ăn, chỉ cần lấy một củ gừng, rửa sạch, nướng lên. Sau đó, cạo vỏ gừng, rửa lại một lần nữa cho sạch vết cháy. Cắt gừng thành từng miếng bỏ vào cốc hãm uống như trà có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp cầm tiêu chảy rất tốt.

Lưu ý: Người gặp các chứng bệnh về gan, người bị sỏi mật, phụ nữ trong nửa thai kỳ cuối, người thân nhiệt cao không nên sử dụng cách này.

Tiêu chảy có thể tự điều trị tại nhà, nhưng bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh tùy ý vì chúng chỉ diệt được vi khuẩn, trong khi tiêu chảy có thể do Rotavirus gây nên. Bên cạnh đó, kháng sinh ngoài tiêu diệt hại khuẩn còn tiêu diệt cả lợi khuẩn nên dễ làm mất cân bằng hệ sinh thái của ruột, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Trên đây là 10 lời khuyên về cách điều trị tiêu chảy tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ nhỏ.

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột nguy hiểm, gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Giống như bệnh cúm, tiêu chảy cấp do Rotavirus có khả năng lây lan dữ dội, với đường truyền phổ biến là phân – miệng, vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Hiện nay, VNVC đang có sẵn 3 loại vắc xin Rota, bao gồm Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin-M1 (Việt Nam), được sử dụng qua đường uống. Tùy vào mỗi loại vắc xin mà lịch uống có sự khác nhau:

  • Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều (mỗi liều 1.5 ml). Liều đầu tiên uống vào lúc 1.5 tháng tuổi và sau tối thiểu 4 tuần uống liều tiếp theo. Cần hoàn thành phác đồ trước 24 tuần tuổi.
  • Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên trong khoảng 7.5 – 12 tuần tuổi, các liều còn lại cách nhau tối thiểu một tháng. Cần hoàn thành phác đồ trước 32 tuần tuổi.
  • Vắc xin Rotavin-M1 (Việt Nam): uống 2 liều, liều đầu vào 6 tuần tuổi, liều thứ 2 sau liều đầu tiên từ 1-2 tháng. Nên cho trẻ hoàn thành uống vắc xin Rotavin-M1 trước 6 tháng tuổi.

Để được tư vấn và đặt lịch uống vắc xin Rota, khách hàng có thể đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đến trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.