5 nhóm thuốc cầm tiêu chảy hiệu quả nhanh chóng bạn không thể

1Dung dịch bù nước và điện giải oresol

Nguyên nhân gây tử vong hay gặp ở bệnh nhân tiêu chảy là do mất nước và điện giải. Vì vậy, bổ sung đủ nước và chất điện giải là chỉ định đầu tiên và quan trọng nhất.

Oresol là dung dịch đầu tay được dùng để bù nước và điện giải ở cả người lớn và trẻ em được WHO và UNICEF khuyên dùng.[1]

Oresol có tác dụng hỗ trợ điều trị mất nước và các chất điện giải cần thiết khi bị tiêu chảy ở người lớn và trẻ nhỏ.

Cách dùng:

Hoà tan theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì. Lưu ý:

  • Pha đúng lượng nước để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể, tránh các tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra. Hiện nay, có ba loại cơ bản: pha với 200ml nước, 500ml nước hoặc pha với 1 lít nước.
  • Chỉ sử dụng dung dịch trong 24h.
  • Không chia nhỏ gói thuốc.
  • Không pha với nước khoáng để tránh sai lệch tỉ lệ các chất trong dung dịch.

Nếu chưa có mất nước, để dự phòng: uống khoảng 10ml/kg sau mỗi lần đi ngoài. Trường hợp có mất nước, có thể tính lượng dung dịch cần bổ sung trong 4 giờ bằng công thức: cân nặng x 75ml.

Sau 4h, nếu còn tình trạng mất nước, tiếp tục điều trị như trên. Nếu không còn, chuyển sang cung cấp dung dịch để dự phòng.

Uống Oresol để bổ sung nước và điện giải

Uống Oresol để bổ sung nước và điện giải

2Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide

Loperamide là thuốc làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch, giảm nước trong phân qua đó giảm số lần đi ngoài và tăng kích thước khuôn phân.

Đây là thuốc cầm tiêu chảy rất hiệu quả, được dùng cho tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc chữa triệu chứng nên không giải quyết được nguyên nhân, cũng như thay thế các biện pháp bù nước và điện giải.

Rất hay:  Cách quấn băng cổ chân đúng cách - Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: bắt đầu điều trị với 2 viên (4mg), tiếp theo là 1 viên (2mg) sau mỗi lần tiêu chảy. Liều thông thường 3 – 4 viên. Liều tối đa không quá 8 viên/ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: có thể bắt đầu uống 1 viên (2mg) uống 3 lần/ngày. Loperamid có tác dụng giảm số lần đi ngoài và tăng kích thước khuôn phân.

Loperamid có tác dụng giảm số lần đi ngoài và tăng kích thước khuôn phân

Loperamid có tác dụng giảm số lần đi ngoài và tăng kích thước khuôn phân

3Thuốc trị tiêu chảy Bismuth subsalicylate

Bismuth subsalicylate thuộc nhóm salicylate, có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy. Bismuth subsalicylate có tác dụng làm giảm đau bụng do tiêu chảy.

Lưu ý: Không dùng với tiêu chảy kèm theo sốt, phân có máu hoặc dịch nhầy.

Cách dùng:

  • Với dạng viên nhai: người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể nhai 2 viên/lần. Có thể dùng lặp lại liều sau 1 giờ nếu cần, đến tối đa 8 liều trong 24 giờ.
  • Với dạng hỗn dịch: người lớn và trẻ em trên 16 tuổi uống 15 ml/lần. Có thể dùng lặp lại liều trên sau 1 giờ nếu cần, đến tối đa 8 liều trong 24 giờ. (Lắc trước khi uống).

Bismuth subsalicylate có tác dụng giảm đau bụng

Bismuth subsalicylate có tác dụng giảm đau bụng

4Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột diosmectite

Diosmectite là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có độ quánh dẻo cao, nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa.

Diosmectite làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ tác động, qua đó đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải, giảm thời gian tiêu chảy.

Rất hay:  Phép chia lớp 3: Hướng dẫn cách giải Toán và bài tập

Lưu ý:

  • Phải bổ sung đủ nước và điện giải trước khi uống thuốc.
  • Không nên dùng cho trẻ em.
  • Không dùng thuốc khi sốt quá 2 ngày.

Cách dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói, hoà vào nửa cốc nước ấm, khuấy đều.

Diosmectite tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa

Diosmectite tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa

5Men vi sinh

Men vi sinh là chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn, nhờ vậy cải thiệncân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh.Bổ sung men vi sinh song song với bù nước và điện giải là khá an toàn để chữa tiêu chảy vì ít tác dụng phụ.

Cách dùng:

  • Hoà tan trong nước, sữa hoặc trái cây, nhiệt độ không quá 50 độ C.
  • Dùng ngay sau khi hoà tan.
  • Uống cách 3 tiếng sau khi dùng kháng sinh. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn.

Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn

Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn

6Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu chảy tại nhà

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Bổ sung nước và điện giải là yêu cầu đầu tiên và tiên quyết.
  • Không tự ý dùng các loại thuốc như Loperamide, Bismuth subsalicylate, Diosmectite.

Khi đang sử dụng các thuốc khác cùng lúc

  • Đọc kỹ hướng dẫn từng loại thuốc, tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng thời gian của từng loại thuốc.
  • Với các trường hợp có tiền sử mắc bệnh gan hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, phân nhầy máu không được tự ý điều trị tại nhà.
  • Chỉ dùng một loại thuốc trị tiêu chảy. Nếu dùng nhiều hơn cần có chỉ định của bác sĩ.
Rất hay:  Bốn cách xóa ứng dụng rác trên điện thoại Android

Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em. Thường xuyên định kỳ kiểm tra hạn sử dụng thuốc.

Các lưu ý khi dùng thuốc tại nhà

Các lưu ý khi dùng thuốc tại nhà

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Dấu hiệu ở người lớn

  • Không cải thiện tiêu chảy sau 2 ngày.
  • Khát nước quá mức, khô miệng và da.
  • Không đi tiểu, tiểu ít (dưới 400ml/ngày), nước tiểu sẫm màu.
  • Sút cân, hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng, có cảm giác mót rặn.
  • Phân nhầy máu hoặc phân màu đen.
  • Sốt cao ( lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ C).

Dấu hiệu ở trẻ em

  • Tiêu chảy không đỡ sau 24h.
  • Không đi tiểu, không ướt tã từ 3 giờ trở lên.
  • Phân nhầy máu hoặc phân màu đen.
  • Sốt cao ( lớn hơn hoặc bằng 38,5 độ C)
  • Miệng, lưỡi khô, khóc không có nước mắt.
  • Có dấu hiệu mắt trũng.
  • Nếp véo da mất chậm hoặc rất chậm.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tuyệt đối không điều trị tại nhà.

Các dấu hiệu chỉ điểm cần đến gặp bác sĩ

Các dấu hiệu chỉ điểm cần đến gặp bác sĩ

Tham khảo các bệnh viện đa khoa uy tín

Nếu bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên đến chuyên khoa Nội tiêu hoá để được thăm khám và điều trị:

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…

Các bệnh viện uy tín

Các bệnh viện uy tín

Xem thêm:

  • 4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết
  • Gừng có tác dụng trị tiêu chảy không?
  • Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài bạn cần biết