Dưa hấu là loại quả dinh dưỡng và giải khát tốt nhất là trong những mùa hè nóng bức. Nếu có một mảnh vườn nhỏ hay chỉ cần một cái hàng rào, bạn đã có thể trồng được vài trái dưa hấu để gia đình giải khát rồi đấy. Theo dõi bài viết sau để Namix hướng dẫn bạn cách trồng dưa hấu tại nhà cho quả ngọt nhé.
Trước khi trồng dưa hấu cần chuẩn bị những gì
1. Chọn lựa giống dưa hấu
Hiện nay có nhiều giống dưa khác nhau từ màu vỏ đến màu ruột (đỏ, trắng, vàng), từ quả hình cầu (giống Ice box hoặc Sugar baby) đến hình bầu dục (giống Congo, Charleston Grey, Jubilee). Namix giới thiệu đến bạn một số giống sau, bạn có thể mua tại các cửa hàng giống hoặc vật tư nông nghiệp nhé.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc dưa Hoàng kim đơn giản ngay tại nhà
2. Thời vụ để trồng dưa hấu
Nếu trồng quy mô gia đình bạn có thể trồng bất kỳ mùa vụ nào, nhưng để trồng kinh doanh hay để ít sâu bệnh và quả chất lượng thì bạn nên trồng ở 2 mùa vụ này:
- Vụ Đông Xuân tường từ đề tháng 10 đến cuối tháng 11 dương lịch là bạn có thể gieo trồng đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau có thể thu hoạch.
- Vụ Xuân Hè thường bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 4 dương lịch có thể thu hoạch được.
3. Vị trí gieo trồng dưa hấu
Dưa hấu là cây ưa ánh sáng, vậy nên bạn cần trồng nơi cây có thể tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên. Ngoài ra cây cũng thích thoáng mát, dễ bị bệnh khi ẩm thấp, vậy nên hãy chọn những nơi thông thoáng cho cây. Nếu vờn của bạn không rộng rãi cho thân cây bò, có thể làm giàn hoặc tận dụng hàng rao nhé.
4. Làm đất để trồng dưa hấu
Dưa hấu thích hợp với đất mùn, tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6-7. Ngoài ra đất cũng cần có nhiều dinh dưỡng để nuôi cây phát triển mạnh, vậy nên bạn có trộn thêm phân bò, phân trùn hoặc bất kì phân hữu cơ nào vào đất trước khi trồng cây.
Xem thêm: Đất trồng là gì? Cách chọn đất phù hợp với từng loại cây
5. Chuẩn bị chậu trồng dưa hấu
Điều căn bản là bạn cần một cái chậu, khay hay bất kỳ thứ gì có thể đựng đất để trồng cây cũng cần đục lỗ để nước được thoát ra ngoài. Dưa hấu là cây phát triển nhanh và có bộ rễ khỏe, vậy nên bạn không cần phải chọn chậu quá to cho 1 cây. Ty nhiên cũng không nên chọn cây quá nhỏ vì chậu nhỏ không chứa đủ dinh dưỡng cho cây. kích thước chậu bé nhất để trồng dưa hấu là đường kính 30cm trở lên.
Cách trồng dưa hấu tại nhà trong chậu đúng kỹ thuật
1. Ươm hạt giống và trồng cây dưa hấu
Nếu hạt của bạn lấy từ quả dưa hấu tươi thì cần phơi khô hạt giống ngoài nắng sáng chọn khung giờ từ 6-9h sáng để phơi trong khoảng 1-2 tiếng. Hoặc bạn có thể phơi trước quạt 5 tiếng.
Sau khi hạt đã khô hoặc khi bạn mua hạt giống sẵn, bạn có thể đem hạt ngâm trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) từ 3-4 giờ.
Ngâm hạt xong thì bạn vớt hạt ra, lau sạch sẽ rồi dùng tay tách nhẹ đầu hạt ra, Chú ý không được làm gãy phôi hạt màu trắng bên trong. Bước này bạn có thể làm hoặc không, việc tách vỏ hạt chỉ giúp hạnh nhanh nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Tiếp theo bạn ủ vào trong một chiếc khăn ẩm. Bạn có thể bỏ khăn vào một cái hộp hoặc bọc ngoài khăn thêm một ít rơm rạ để giữ ẩm.
Tưới nước dưỡng ẩm cho khăn thường xuyên 1 ngày 1 lần, sau khoảng 3 ngày hoặc sớm hơn là hạt giống bắt đầu nảy mầm.
Sau đó bạn hãy đem hạt trồng vào các bầu ươm và để nơi có ánh sáng yếu. Sau khoảng 2 tuần, cây non sẽ hình thành và xuất hiện một vài chiếc lá thật, lúc này bạn hãy cho cây non ra ngoài nắng từ 6-10 giờ sáng, chiều từ 4 đến 5 giờ cho cây tập nắng trong 3 ngày. Khi tập nắng xong bạn có thể trồng cây ra chậu lớn hơn và bắt đầu làm gian cho chúng.
Lưu ý: Nếu bạn muốn nhiều quả hay trồng nhiều cây hơn nhé. Vì Namix sẽ hướng dẫn bạn cách để quả ngọt, ngon và dinh dưỡng, cách chăm sóc dưa hấu sau đây cả Namix sẽ không đảm bảo nhiều trái. Vì cây nhiều trái, chất lượng trái sẽ giảm. Việc trồng nhiều cây dưa hấu cũng không mất quá nhiều diện tích của bạn, vì dưa hấu là cây thân leo, bạn có thể làm giàn đứng cho cây để tiết kiệm diện tích.
2. Tưới nước đúng cách cho dưa hấu
Khi cây đang còn nhỏ trong giai đoạn ươm đến lúc có 5 lá thì bạn tưới 1 ngày 2 lần. Sau đó bạn chỉ cần tưới cho cây 1 ngày 1 lần tùy điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên để cây ra nhiều hoa hơn thì trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, nhận biết khi thấy trên cây có 1 bông hoa đầu tiên. Lúc này bạn nên xiết nước, tưới 3 ngày 1 lần để cây ra hoa nhiều hơn đến khi cây đậu trái thì bạn tưới lại 1 ngày 1 lần như bình thường.
Xem thêm: Bật mí cách ủ nước vo gạo tưới cây đem lại hiệu quả cao
3. Bón phân đúng cách cho dưa hấu
Vào giai đoạn đầu khi mới trồng, bạn có thể không cần bón thêm phân nếu trước khi trồng đã trộn phân hữu cơ. Để cây phát triển nhanh bạn nên bổ sung định kỳ phân bón bón có đầy đủ đa lượng và vi lượng cho cây. Khi cây bắt đầu ra hoa và đang trong quá trình tạo trái, bạn cần bổ sung phân bón có hàm lượng Kali cao hơn đên hoa bền, khả năng thụ phấn cao, quả ngọt.
Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản, làm một lần có phân dùng mãi
Nếu trồng dưa hấu tại nhà, Namix khuyên bạn nên sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ. Bạn có thể dễ dàng tìm những loại phân này ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Bạn có thể sử dụng phân bò, phân hữu cơ dạng viên nén hoặc loại phân bón lá hữu cơ của các công ty sản xuất sẵn thì cây sẽ hấp thụ nhanh hơn.
Xem thêm: Cách làm phân bón từ chuối – THẦN DƯỢC cho cây
4. Làm giàn cho cây dưa hấu
Bạn có thể làm giàn cho dưa hấu bằng nhiều cách như:
- Tận dụng hàng rào
- Làm khung bằng sắt rồi cột dây xuống cho cây leo lên.
- Làm khung bằng sắt rồi làm giàn bằng các thép ô nhỏ.
- Dùng tre để làm giàn.
Nếu để cây tự bỏ, cây có thể bò theo hướng ngang tự đi tìm giàn. Bạn có thể tự cuốn cây lên giàn theo ý muốn định kì 2 – 4 ngày 1 lần.
5. Thụ phấn cho cây dưa hấu
Nếu bạn không yên tâm khả năng tự thụ phấn của dưa hấu, bạn có thể thụ cho chúng bằng cách hái hoa đực rồi bẻ hết cánh hoa đi. Sau đó đưa đầu nhị có phấn hoa đực chạm nhẹ vào đầu nhụy hoa cái. Một bông đực có thể thụ cho nhiều bông cái khác nhau. Sau khi thụ phấn thành công, cánh hoa cái sẽ héo dần và có quả, còn thất bại thì hoa cái sẽ rụng xuống.
Cách phân biệt hoa đực và hoa cái: Hoa đực to hơn hoa cái, hoa cái có bầu nhụy còn hoa đực thì không vậy nên ở dưới đài hoa. Bạn sẽ thấy hoa cái có đoạn phình to hơn giống như quả dưa leo tí hon, còn hoa đực thì không có.
6. Tỉa cành và quả cho cây
Như đã nói, dưa hấu sẽ không ngon nếu bạn để 1 dây quá nhiều quả. Nếu cây quá nhiều quả và nhiều nhánh cây sẽ không tập trung nuôi quả, dinh dưỡng được hút từ rễ qua một thân chính rồi chia nhỏ để nuôi nhiều quả và nhiều cành sẽ là chất lượng quả giảm. Vậy nên bạn muốn có nhiều quả hãy chịu khó trồng nhiều cây nhé, để có quả ngọt và dinh dưỡng.
Cách tỉa nhánh hay còn gọi là tỉa chèo: Ở các loại dưa như dưa hấu, dưa gang, dưa lưới,… thì thường gọi là chèo thay cho cành bên. Thông thường 1 cây dưa bạn chỉ nên để lại 1 thân chính và 1 chèo để cây tập chung vận chuyển dinh dưỡng ở 2 thân này thôi. Bạn nên ưu tiên giữ lại chèo to và khỏe, và tỉa những chèo yếu hơn, chèo dư thừa cứ mọc ra là bạn tỉa.
Tỉa lá: Khi cây bắt đầu cho ra lá thứ 10 đến lá thứ 15 bạn bắt đầu tiến hành tỉa bớt lá cho cây thông thoáng. Lá được tỉa thường là 2 trong những lá từ lá thứ 5 đến lá thứ 10 và những lá bị bệnh.
Tỉa quả: Để cây tập trung nuôi quả ngọt, ngon và dinh dưỡng hơn bạn cần tỉa bớt trái, thông thường chỉ nên để lại 1 cây từ 1 đến 3 trái. Thời điểm cây bắt đầu ra lá thứ 10 bạn có thể bắt đầu tỉa bớt trái nhỏ hơn và trái bị méo.
Lưu ý:
- Thời gian tỉa thích hợp nhất là sáng sớm. Vì sáng sớm bạn tỉa xong thì đến tới vết cắt sẽ khô không ảnh hưởng đến cây. Còn bạn tỉa vào buổi tối thì cây sẽ dễ bị nấm bệnh xâm nhập hại đến cây.
- vị trí cắt tỉa quả, lá hay chèo nên xa thân khoảng 5 đến 10cm. Không nên cắt tỉa sát thân vì dễ làm chết ngược vào bên trong hoặc nấm bệnh xâm nhập vào cây nhanh hơn.
7. Đỡ trái dưa hấu.
Vì cây dưa hấu có thân khá nhỏ, mà quả lại có thể nặng từ 2-3 kí. Sau những trận gió to hoặc giàn yếu sẽ làm quả bị rụng, đứt thân hoặc sập giàn. Vậy nên bạn nên dùng dây cột cuống trái dưa lại rồi cột đầu còn lại cả sợi dây lên giàn. Hoặc dùng những tấm lưới đỡ trái lên giàn,… Bạn có thể tự sáng tạo cách khác để đỡ trái dưa hấu, giảm áp lực lên cây nhé.
Nếu bạn để trái dưa hấu bò dưới đất và không làm giàn, bạn cũng cần cẩn thận đừng để trái chạm đất, quá sẽ dễ bị sâu hay dòi ăn hoặc bị thối. Bạn có thể dùng rơm, tấm ván, tấm gỗ để nâng trái lên, không để quả chạm đất.
8. Phòng chống chuột và sâu bệnh cho cây dưa hấu
Dưa hấu vừa ngọt vừa dinh dưỡng, nên chuột, côn trùng rất thích. Bạn nên ngăn chặn chuột và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để giảm sâu bệnh cho cây định kỳ.
Xem thêm: Cách làm thuốc phòng trừ sâu bệnh từ nguyên liệu thiên nhiên
Cách thu hoạch dưa hấu
Cây dưa hấu có thời gian canh tác là 3 tháng trở lên, dưa hấu khi này có thể đã chín và thu hoạch được rồi. Để biết xem quả dưa của bạn đã chín hay chưa, bạn có thể quan sát tua xoắn ở gần cuống của quả dưa, nếu chúng bị khô thì tức là thu hoạch được rồi. Khi dưa hấu đã già, lông mao trên quả cung không còn nữa, dưa hấu lúc này sẽ trơn bóng, gõ nhẹ lên quả sẽ nghe thấy âm thanh hơi trầm và đục tức, cuống dưa hấu bị lõm vào trong. Khi phát hiện quả đã chín, bạn chỉ cần cắt cuống quả rồi lấy trái là xong.
Đất Namix tơi xốp, thoát nước tốt trồng dưa hấu cho quả ngọt
Đất Namix được làm từ những nguyên liệu hữu cơ như mụn dừa, vỏ trấu, phân hữu cơ kết hợp cùng đá perlite và đá vermiculite. Sản phẩm đảm bảo an toàn hữu cơ, sẽ tạo nên những trái dưa hấu an toàn hữu cơ nếu kết hợp với quy trình chăm sóc hoàn toàn từ hữu cơ và sinh học, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Xem thêm: Thực hư đất trồng cây Namix có tốt như lời đồn không?
- Đá perlite có chứa nhiều đường rỗng nhỏ li ti bên trong đá, giúp đất nhẹ, thoát nước tốt, tơi xốp và thông thoáng. Đảm bảo rễ đâm xuyên qua lớp đất dễ dàng, không bị úng. Ngoài ra những đường hang đó cũng có thể hút dinh dưỡng dư thừa mà cây chưa hấp thụ kịp vào bên trong, sau đó cung cấp dần lại cho rễ cây.
- Đá vermiculite giữ ẩm và dinh dưỡng tốt mà vẫn tơi xốp, giúp cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây lâu dai mà rễ vẫn phát triển tốt, nước thoát tốt.
- Đất được xử lý sạch bệnh, pH ổn định từ 6-7 phù hợp để trồng cây.
Lưu ý khi sử dụng đất Namix: Vì đất Namix đã được xử lý và trộn sẵn, đã đảm bảo an toàn. Vậy nên khi mua về bạn có thể sử dụng ngay hoặc trộn thêm 10-15% phân bò hoai mục hoặc phân hữu cơ khác. Để đảm bảo không mất đi những tính năng như tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt và giữ dinh dưỡng tốt cả đất Namix thì tuyệt đối không trộn thêm đất thịt và không cần trộn thêm thứ gì.
Vừa rồi là những cách trồng dưa hấu tại nhà mà Namix hướng dẫn đến bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Namix nhé.
Bạn cần tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ nhà cung cấp đât sạch trồng cây Namix:
Khách mua lẻ, tư vấn kỹ thuật: Nhắn tin Fanpage Namix
Khách Mua sỉ, làm Đại lý: 0902612348 / 0938492348 hoặc Nhắn tin Zalo