Bài hướng dẫn này sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản trong quá trình vẽ mà tập trung chủ yếu vào phong cách anime manga. Bài này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo để bắt đầu quá trình vẽ theo hướng đi đúng và gợi ý vài bài luyện tập đơn giản cho người mới để giúp bạn biết cách vẽ Anime Manga ngay từ vị trí xuất phát.
Bài hướng dẫn này sẽ bao quát toàn bộ phần đầu tiên trong danh sách đó.
1. Vẽ những đường nét mờ trước
Bạn nên vẽ những nét mờ trước và sau đó là đồ lại bằng những nét đậm khi bạn đã chắc chắn mọi thứ đều đúng vị trí. Điều này đặc biệt có ích khi bạn vẽ những thứ to lớn và phức tạp hơn.
Những đường nét mờ cũng giúp bạn dễ dàng tẩy xóa nếu bạn vẽ sai và dễ dàng sửa lại hơn (bạn không cần phải đè quá mạnh cây bút chì nên tay bạn sẽ đỡ bị mỏi hơn).
Thậm chí khi vẽ kỹ thuật số cũng vậy, bạn cũng cần phác thảo trước và làm rõ lại các nét vẽ sau khi chắc chắn các chi tiết trong bản vẽ đã đúng.
Việc đồ lại các nét vẽ của chính mình cũng là một công việc cần thiết như những bài luyện tập khác giúp bạn vẽ chắc tay hơn.
Hãy thử và vẽ vài nét nếu có thể. Nếu bạn có vẽ sai từ nét vẽ đầu tiên, cũng không sao, bạn cứ vẽ thêm nhiều nét vẽ khác cho đến khi bạn vẽ đúng nhưng cũng đừng vẽ cẩu thả, nguệch ngoạc hay vẽ dư ra nhiều nét chỉ để đạt được mục đích. Nếu bạn vẽ sai quá nhiều và phải tẩy xóa nhiều thì bạn cần phải thực hiện lại phần vẽ này.
2. Sử dụng đường chỉ dẫn
Sử dụng đường chỉ dẫn là cách để giúp bạn tự luyện vẽ. Chẳng hạn nếu bạn muốn vẽ đầu/khuôn mặt đối xứng theo góc nhìn chính diện, bạn có thể vẽ một đường thẳng nằm ngang đi qua giữa nơi mà bạn muốn vẽ khuôn mặt. Đường chỉ dẫn này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng cả hai nửa khuôn mặt sẽ có độ rộng bằng nhau. Bạn có thể vẽ thêm một đường thẳng nằm ngang (hoặc vài đường thẳng) để giúp bạn đảm bảo rằng cả hai mắt và tai đều tương xứng với nhau.
3. Lên kế hoạch vẽ và vẽ từ chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ
Bạn nên ước lượng tỷ lệ trước khi bắt đầu vẽ. Bạn có thể thấy rằng trong ví dụ trên, cô gái có chiều cao 6,5 cái đầu (vì nhân vật anime có xu hướng đầu to hơn thân so với người thật). Bằng cách so sánh giữa các kích cỡ giữa các bộ phận khác nhau hay các vật khác nhau trong quá trình vẽ sẽ giúp bạn hạn chế mắc lỗi hơn.
Dù bạn vẽ thứ gì, bạn cũng phải vẽ những hình dáng lớn trước. Bạn không cần lúc nào cũng phải bắt đầu bằng hình dáng lớn nhất nhưng đừng nên bắt đầu vẽ từ những chi tiết nhỏ.
Nếu bạn vẽ người thì nên bắt đầu vẽ đầu trước rồi tiếp tục vẽ phần thân. Đừng vẽ những chi tiết nhỏ như các đặc điểm trên khuôn mặt cho đến khi bạn có được hình dáng cho toàn bộ phần thân.
Việc vẽ theo cách này sẽ giúp bạn sửa lỗi dễ hơn. Chẳng hạn nếu bạn vẽ hoàn chỉnh phần đầu với đầy đủ chi tiết trên khuôn mặt thì khi chuyển sang vẽ phần thân, phần này sẽ không thể cân xứng với phần đầu mà bạn đã vẽ. Sau đó bạn sẽ phải bắt đầu vẽ lại cho toàn bộ khuôn mặt lần nữa.
Những lỗi này có thể sửa dễ dàng khi vẽ kỹ thuật số nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn nên học vẽ theo thứ tự sai.
4. Giữ cho các bộ phận trong bản vẽ của bạn luôn được đặt đúng vị trí cho đến giai đoạn hoàn thành
Hãy thử và giữ các vật khác nhau trong bức vẽ luôn giữ một vị trí nhất định cho đến khi vẽ xong. Chẳng hạn như bạn vẽ mắt, bạn sẽ vẽ hình dáng chung của mắt trước rồi mới đến vẽ con ngươi cho mỗi bên. Cách làm này sẽ giúp bạn biết rằng nếu bạn vẽ con mắt đầu tiên bị lệch khỏi vị trí, bạn chỉ cần đồ lại một chút nếu bạn có vẽ sai (tương tự như ví dụ trên).
5. Vẽ những chi tiết được che giấu
Đôi khi việc vẽ những chi tiết được che đi bởi những chi tiết khác là một ý tưởng hay.
Trong ví dụ trên, một vài bộ phận trên đầu và gương mặt đã được tóc che lại trong bức vẽ cuối cùng nhưng bạn cũng cần phải vẽ những hình dáng cơ bản trước và xóa chúng sau. Lý do là vì cách vẽ này sẽ đảm bảo các vị trí của các bộ phận mà có thể nhìn thấy sẽ chính xác. Chẳng hạn như bạn sẽ vẽ mờ con mắt thứ hai, sau đó kiểm tra lại khoảng cách giữa hai con mắt giúp đảm bảo con mắt nhìn thấy được được vẽ đúng vị trí. Bạn cũng có thể vẽ hình dáng chung cho đôi tai, ước lượng mái tóc cần vẽ để che phủ chúng.
6. Luyện tập vẽ
Vì là một họa sĩ mới vào nghề, bạn có thể nhận được lợi từ những bài luyện tập vẽ đường thẳng đơn giản và hình học cơ bản này. Những bài luyện tập này sẽ giúp tay bạn cứng hơn và rèn luyện bạn nhìn vào (và tránh) những lỗi thường gặp.
Bạn có thể luyện những bài tập này khoảng 10 đến 15 phút một lần.
Những bài tập vẽ đường thẳng
Hầu hết những bài tập vẽ cơ bản này đều là vẽ các đường thẳng theo nhiều hướng khác nhau. Vẽ những đường thẳng nằm ngang, đường thẳng dọc và những đường chéo mà không chỉ tập trung vào khu vực vẽ của bạn (giấy, máy tính bảng…).
Những bài tập vẽ đường cong
Ngoài những bài tập vẽ đường thẳng, bạn cũng cần luyện tập vẽ các đường cong theo nhiều hướng khác nhau và hãy thử vẽ những đường cong đẹp và liền mạch mà không bị gồ ghề hay đứt đoạn. Cũng giống như bài tập vẽ đường thẳng, đừng chỉ tập trung vẽ ở khu vực vẽ của bạn.
Những bài tập vẽ hình khối cơ bản
Luyện tập vẽ những hình khối cơ bản chẳng hạn như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình ô van, hình chữ nhật…
Hãy thử vẽ mỗi hình khối chỉ bằng một nét ở mỗi cạnh. Vẽ hình tròn và hình ô van bằng một nét vẽ chắc tay từ điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Đừng lo lắng nếu hình khối không có hình dạng đúng, bạn đơn giản chỉ cần thử và cải thiện nét vẽ ở hình khối tiếp theo.
Những bài tập vẽ hỗn hợp
Bạn cũng có thể kết hợp các bài luyện tập với nhau. Chẳng hạn bạn có thể vẽ một hình vuông rồi sau đó ở bên trong vẽ những đường thẳng đi từ góc này đến góc kia sao cho hai đường thẳng giao nhau tại một điểm và tại những điểm của những đường thẳng này vẽ một hình tròn bên trong hình vuông. Nhưng không giống như bài luyện tập trước, mỗi lần bạn chỉ vẽ 1/4 hình tròn.
Bên cạnh những lợi ích từ các ví dụ trước đó, bài luyện tập này cũng là cách học tốt để bạn học vẽ các hình khối đối xứng.
Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy cách đầu anime được phân tích thành 3 hình dạng đơn giản. Cách làm này cũng có thể đúng với những bộ phận cơ thể khác và nhiều thứ khác. Bạn thật sự không cần phải luyện vẽ hết tất cả trong mỗi lần tập, bạn có thể vẽ bất cứ thứ gì bạn muốn nhưng ví dụ tốt nhất để giải thích lý do học vẽ các hình khối cơ bản có lẽ là bổ ích nhất.
7. Nghiên cứu vẽ anime
Để bức vẽ có được phong cách anime manga, bạn phải hiểu các đặc điểm đặc trưng của phong cách này. May mắn thay có rất nhiều bài hướng dẫn ở đây có thể giúp bạn nghiên cứu những phong cách này. Bạn đơn giản chỉ cần vào mục Kỹ năng vẽ anime manga và chọn bất cứ thứ gi mà bạn thấy hứng thú vẽ.
8. Kiểm tra các lỗi sai
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện các lỗi sai, bạn có thể xoay ngược bức vẽ lại hoặc giữ bức vẽ và đứng trước gương. Việc làm này sẽ giúp bạn thấy được “phối cảnh” mới và dễ dàng nhận ra những lỗi sai.
Kết luận
Việc luyện tập những bài tập này và áp dụng các mẹo vẽ được gợi ý ở trên sẽ giúp bạn biết cách vẽ anime cơ bản. Khi bạn đã vẽ chắc tay, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn khi cầm bút mực hoặc bút chì và hiểu được việc vẽ các đường thẳng và hình khối cơ bản, bạn có thể chuyển sang những khía cạnh cao hơn chẳng hạn như phối cảnh, màu sắc và vẽ bóng.