1. Vẽ hình hộp chữ nhật
Có một cách làm thường dùng là:
– Vẽ hình bình hành, lấy một điểm nằm ngoài hình bình hành, qua điểm này dựng hai đường song song với hai cạnh của hình bình hành. – Tiếp tục làm các thao tác tương tự để tạo ra những đường song song,
sau đó nối các điểm, các giao điểm lại để được hình hộp chữ nhật (xem hình 53).
Cách làm trên ta phải dựng thêm đến 6 đường thẳng đồng thời phải xác định giao điểm và phải dựng thêm các đoạn thẳng A’B’, B’C’, … cũng tốn khá nhiều công.
Sử dụng phép tịnh tiến hình bình hành sẽ giúp ta vẽ hình hộp chữ nhật nhanh hơn nhiều.
Ví dụ 1. Vẽ hình hộp chữ nhật thông qua phép tịnh tiến hình bình hành
Giả sử đã có hình bình hành ABCD. Để vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ta làm như sau:
(Hình 2) Vẽ hình hộp chữ nhật bằng cách tịnh tiến hình bình hành
– Bước 1. Tạo góc và khoảng cách của phép tịnh tiến
Vẽ góc XOY, trên cạnh OY lấy điểm M;
Đo góc XOY và đo độ dài đoạn OM;
Nháy chọn kết quả đo góc trên màn hình, vào Biến hình =>
Đánh dấu góc; chọn kết quả đo đoạn thẳng OM, vào Biến
hình => Đánh dấu khoảng cách. – Bước 2. Vẽ hình hộp chữ nhật
Chọn toàn bộ hình bình hành ABCD; vào Biến hình => Phép tịnh tiến, xuất hiện hộp thoại, nháy nút Tịnh tiến. Sau thao tác này ta được hình bình hành A’B’C’D’ là ảnh của hình bình hành ABCD.
Nối các đoạn AA’, BB’, CC’, DD’; chọn nét đứt cho các đoạn AD’, C’D’, DD’.
Ta đã vẽ xong hình hộp chữ nhật. Để được hình hộp đẹp ta cần dịch chuyển điểm X để thay đổi góc, dịch chuyển điểm M để thay đổi khoảng cách tịnh tiến.
2. Vẽ hình trụ
Ta sử dụng hai nửa Elip đã vẽ ở Ví dụ 22 để làm đáy của hình trụ. Thực hiện như sau:
(Hình 1) Vẽ hình trụ
– Dịch chuyển các tiêu điểm F, F’ và điểm C để thay đổi dáng vẻ và kích thước của Elip sao cho vừa ý;
– Vẽ thêm đoạn thẳng HK và đo độ dài đoạn này, sau đó chọn kết quả đo, vào Biến hình => Đánh dấu khoảng cách;
– Quét chuột để chọn các đối tượng: đường thẳng FF’, các đường tròn, các điểm I, I’, F, F’, sau đó tịnh tiến các đối tượng này theo khoảng cách đã đánh dấu (vào Biến hình => Tịnh tiến). Sau thao tác này ta được ảnh của các đối tượng trên;
– Chọn điểm I2, điểm B, vào Dựng hình => Quỹ tích, làm tương tự sau khi chọn điểm I’2, điểm B để được hai nửa Elip phía trên;
– Đặt điểm M, M’ thuộc một nửa Elip, dùng phím mũi tên di chuyển ra hai vị trí giao nhau của hai nửa Elip, dựng các đường MN, M’N’ vuông góc với FF’.
(Hình 2) Ẩn đi các đường không cần thiết ta được hình trụ dưới đây