Cách thức vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tại nhà bạn nên biết

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai là quy trình không thể bỏ qua sau khi thực hiện bấm lỗ xỏ khuyên. Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ yêu thích các loại xỏ khuyên biến tấu ngoài lỗ xỏ lobe cơ bản. Chính vì thế mà việc vệ sinh lỗ xỏ cũng cần phải tỉ mỉ và chỉn chu hơn, đảm bảo các lỗ xỏ phức tạp không bị nhiễm trùng sau xỏ. Cùng Hapigo tìm hiểu kỹ hơn về các dụng cụ cần thiết và quy trình vệ sinh xỏ lỗ khuyên tai.

Tại sao phải vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai?

Việc vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai là điều cần thiết cho bất cứ ai sau khi thực hiện bấm xỏ khuyên tai (kể cả vùng thùy tai hay vành tai). Chúng ta đều biết đây là hành động cần làm, tuy nhiên, tại sao lại cần phải vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai? Ngoài mục đích làm sạch bề mặt da cũng như hạn chế tình trạng mủ xuất hiện ở vết thương, vệ sinh lỗ xỏ khuyên còn giúp người xỏ tránh được các vấn đề phát sinh nghiêm trọng như: nhiễm trùng, dị ứng,…

Một số tình trạng nhiễm trùng tai sau khi bấm khuyên trở nên nghiêm trọng khi xuất hiện kèm theo các biểu hiện sốt cao, chóng mặt, mệt mỏi,… Ngoài ra, nhiễm trùng tai còn có thêm những triệu chứng bất thường khác nhẹ hơn như da sưng đỏ lên, mưng mủ vàng, có thể chảy máu và đau nhức khó chịu. Với những lỗ khuyên vùng sụn (xỏ khuyên vành tai), tình trạng nhiễm trùng có thể phức tạp hơn, gây sưng mô da quanh sụn hoặc gây viêm màng túi.

Chính vì thế, các bạn cần có những biện pháp và quy trình vệ sinh an toàn, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có khi bấm lỗ xỏ khuyên tai. Bên cạnh đó, việc chọn lựa cơ sở uy tín để bấm khuyên lỗ tai cũng là điều rất quan trọng.

Các dụng cụ vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai chuyên dụng

Để việc làm sạch lỗ xỏ khuyên tai được cẩn thận và tỉ mỉ hơn, người ta thường sử các dụng cụ chuyên dụng như chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai và tăm bông. Đặc biệt không thể thiếu được các dung dịch sát khuẩn như cồn đỏ và nước muối sinh lý.

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai bằng dây chỉ chuyên dụng
Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai bằng dây chỉ chuyên dụng

Dây vệ sinh lỗ xỏ khuyên

Que vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai hay dây vệ sinh chuyên dụng sau khi xỏ khuyên chính là sản phẩm được sản xuất với mục đích làm sạch các chất cặn bẩn tích tụ trên lỗ bấm mới. Cấu tạo của loại dây này là sợi chỉ mảnh, có màu trắng, được chiết xuất từ thảo mộc và giấy, mang lại cảm giác mềm mại và thoải mái cho lỗ bấm khuyên khi sử dụng. Nhờ đó mà người dùng có thể dễ dàng loại bỏ được mùi hôi và chất rỉ, mủ bẩn đọng lại trên tai mỗi ngày.

Sản phẩm thường được đóng gói với quy các 60 – 70 sợi/ hộp, khối lượng nhỏ gọn và tiện lợi khi mang đi bất cứ đâu. Chất lượng giấy trong chỉ được đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình vệ sinh, hạn chế tối đa các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra. Giá thành của loại dây chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai này khá phải chăng, chỉ khoảng 55.000 vnđ/ hộp, phù hợp sử dụng cho tất cả mọi đối tượng.

Rất hay:  Cách giao tiếp với người lạ trò chuyện tự nhiên, khéo léo

Tăm bông

Tăm bông là loại sản phẩm vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta. Loại vật dụng này thường được dùng để vệ sinh tai bị nhiễm nước, lấy ráy tai,… Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng tăm bông sạch để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai, giúp vùng da này được sạch sẽ hơn, tránh được các tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ không đáng có cho vùng này.

Các bạn có thể dùng que tăm bông hai đầu để thấm dung dịch muối và cồn để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai, hạn chế chạm trực tiếp ngón tay lên vùng da đang bị tổn thương, sản phẩm ứng dụng được cho các vùng lỗ bấm khuyên khác nhau. Các bạn nên chọn mua tăm bông y tế tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị để đảm bảo chất lượng tốt. Giá thành của sản phẩm này rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 vnđ/ hộp.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) là dung dịch an toàn và lý tưởng dùng để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai, giúp sát khuẩn tốt cho vết thương. Dung dịch Natri Clorid 0.9% được đảm bảo vô khuẩn, không lẫn tạp chất, mang lại hiệu quả cao trong việc làm sạch vết thương. Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai bằng nước muối hàng ngày là công đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc sau bấm khuyên. Các bạn nên chọn mua nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc để đảm bảo an toàn và vô trùng nhé.

Cồn đỏ vệ sinh xỏ khuyên

Dung dịch cồn đỏ, hay chính là Povidone, được kết hợp giữa iod cùng polyvinylpyrrolidone có công dụng tiêu diệt và ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn, vi nấm gây hại cho bề mặt da/ bề mặt vết thương. Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai bằng cồn đỏ là điều không thể thiếu giúp vết thương được sát trùng tốt và nhanh se bề mặt, ngăn ngừa các biến chứng không đáng có. Có thể thấy, bước sát trùng với cồn đỏ là vô cùng quan trọng, các bạn không nên bỏ qua.

Hướng dẫn vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tránh nhiễm trùng

Cách vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tuy đơn giản nhưng rất quan trọng để giúp vùng tai được sạch sẽ, loại bỏ mùi hôi khó chịu cùng các loại vi khuẩn, tạp chất tích tụ gây viêm nhiễm, sưng tấy. Sau đây, Hapigo sẽ chia sẻ đến bạn đọc các bước vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai mới.

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai với chỉ chuyên dụng

Để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai cùng dây chỉ chuyên dụng, các bạn hãy tiến hành các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn để tránh đưa vi khuẩn từ ngón tay lên vết thương.
  • Bước 2: Nhúng dây trắng vào dung dịch nước muối Natri Clorid 0.9% trong vài giây.
  • Bước 3: Xỏ đầu dây của sợi chỉ vệ sinh vào lỗ khuyên, thao tác kéo từ từ cho sợi dây di chuyển.
  • Bước 4: Tiếp đến nhúng sợi dây vào dung dịch cồn đỏ và thực hiện thao tác kéo từ từ qua lỗ khuyên tai để sát khuẩn và làm sạch bề mặt.
Rất hay:  Cách xóa và ẩn hàng loạt bình luận của người ... - HieuMobile.Com

Lưu ý khi sử dụng dây chỉ vệ sinh lỗ khuyên tai, các bạn chỉ cần kéo từ từ sợi chỉ để dung dịch phát huy công dụng vệ sinh. Không nên kéo que vệ sinh qua lại nhiều lần hay kéo quá nhanh sẽ khiến lỗ tai bị đau rát, khó chịu.

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai với tăm bông

Cách thức vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai với tăm bông khá đơn giản và dễ thực hiện, các bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1: Cũng tương tự như cách thức kể trên, các bạn cần phải rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn trước khi thao tác vệ sinh lỗ tai.
  • Bước 2: Tiếp theo, các bạn sử dụng tăm bông thấm vào dung dịch nước muối sinh lý vô trùng, sau đó lau nhẹ nhàng lên phần mặt trước và mặt sau của lỗ tai để giúp sát trùng hiệu quả.
  • Bước 3: Sử dụng cồn đỏ nhỏ lên đầu bông tăm và tiếp tục lau nhẹ nhàng lên vùng lỗ xỏ khuyên tai để làm sạch cả 2 mặt tai. Tuy nhiên, các bạn chỉ cần sử dụng cồn đỏ trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi xỏ.
  • Bước 4: Thấm dung dịch nước muối vào tăm bông mới và lau lại lên 2 mặt của vết xỏ khuyên, nên đợi sau khoảng 3 phút bôi thuốc đỏ.
  • Bước 5: Cuối cùng, các bạn nên dùng tăm bông khô để lau vệ sinh lại 2 bên mặt tai, thấm đi dung dịch chất lỏng còn sót lại.

Với các bước cơ bản được kể trên, các bạn đã có thể tự thực hiện thao tác chăm sóc và vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tại nhà một cách khoa học. Đặc biệt, khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai cho trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý hơn trong khoảng 2 tuần sau khi bấm lỗ tai, vì đây là khoảng thời gian dễ bị nhiễm trùng nhất. Tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ loại dung dịch nào khác ngoài nước muối sinh lý để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai cho trẻ.

Tương tự như phương thức vệ sinh lỗ khuyên tai bằng tăm bông hoặc bằng que chỉ chuyên dụng, các bạn cũng có thể sử dụng bông băng y tế hoặc bông tẩy trang. Hai loại bông này đều có độ an toàn và nhẹ nhàng cho làn da ở khu vực bấm lỗ xỏ khuyên. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên ưu tiên chọn sử dụng tăm bông và que chỉ để làm sạch lỗ xỏ ở tai vì chúng giúp đảm bảo an toàn cho vết thương, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn ngược từ ngón tay gây sưng tấy, nhiễm trùng.

Tần suất vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai hợp lý là bao lâu? Trong tuần đầu tiên sau khi xỏ lỗ tai, các bạn cần thực hiện vệ sinh lỗ khuyên từ 2 – 3 lần mỗi ngày nhằm giúp tránh được các tình trạng kích ứng, nhiễm trùng có thể xảy ra trên tai. Thông thường, tùy theo từng vị trí bấm lỗ xỏ khuyên mà thời gian lành trở lại cũng sẽ không giống nhau.

Rất hay:  Công Thức Tính pH Của Dung Dịch Axit, Bazo, Muối Đầy Đủ, Dễ Hiểu

Ví dụ, các vị trí lỗ xỏ ở vùng da hoặc vùng sụn mỏng sẽ mau lành hơn nhiều so với vị trí vùng sụn dày, sụn kép. Nếu vùng tai sau bấm khuyên không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ dẫn đến viêm sụn vành tai, mưng mủ và chảy máu. Chính vì thế, tần suất thực hiện quy trình vệ sinh tai sạch sẽ khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi bấm lỗ xỏ khuyên tai, từ tuần đầu tiên trở đi có thể giảm xuống 1 – 2 lần/ ngày.

Lưu ý khi tự vệ sinh lỗ tai tại nhà

Bên cạnh những bước vệ sinh lỗ xỏ khuyên đơn giản tại nhà, các bạn cũng cần ghi nhớ đến những lưu ý sau đây để giúp chăm sóc lỗ khuyên nhanh chóng phục hồi và mau lành lại hơn.

  • Quá trình vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai nên được thực hiện tại nhà, phòng riêng, khu vực sạch sẽ, không nên tiến hành tại các vị trí không đảm bảo an toàn như, nhà vệ sinh, khu vực công cộng,…
  • Luôn luôn rửa bàn tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thực hiện các thao tác làm vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai.
  • Trong khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai, các bạn cần theo dõi kỹ lưỡng để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên tai. Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng như sưng đau, tấy đỏ, nhức nhối khó chịu, chảy máu, tăng thân nhiệt,… hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và có phương án điều trị kịp thời.
  • Các bạn nên hạn chế đưa tay lên sờ vào khu vực lỗ xỏ khuyên, trừ những lúc làm vệ sinh tai. Điều này giúp tránh được nhiễm khuẩn ngược gây sưng viêm trầm trọng.
  • Sự lựa chọn an toàn nhất khi thực hiện vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tại nhà đó là sử dụng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%).
  • Tuyệt đối không nên dùng dung dịch oxy già hoặc các dung dịch cồn khác để lau rửa, sẽ khiến vùng lỗ xỏ bị kích ứng mạnh gây đau đớn và nhiễm trùng, lở loét. Bên cạnh đó, các loại thuốc mỡ hay kem dưỡng da cũng là thứ mà các bạn không nên bôi lên vết xỏ khuyên tai một cách tùy tiện.
  • Ngoài ra, các bạn cũng đừng quên vệ sinh lại khuyên tai và nút đeo bằng nước muối sinh lý hoặc cồn tẩy rửa để giúp sản phẩm được sạch sẽ hơn.

Kết luận

Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai là quy trình quan trọng, không thể thiếu sau khi thực hiện bấm khuyên tai. Bài viết đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc những thông tin khác nhau về chi tiết các bước làm sạch lỗ xỏ khuyên tai. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để có thể tự làm sạch lỗ bấm xỏ khuyên tai, nhằm hạn chế tối đa các tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ.