Ngày nay, việc sử dụng email ứng tuyển việc làm là vô cùng phổ biến, bởi đem đến sự nhanh chóng, tiện lợi. Đặc biệt, viết email cũng được coi là phương tiện trao đổi thông tin chính giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết email gửi CV xin việc sao cho chuẩn, chuyên nghiệp nhất? Vì thế, hãy cùng Langmaster khám phá chi tiết ngay dưới đây nhé.
1. Tại sao cần viết email gửi CV xin việc?
Ngay nay, với sự phát triển của công nghệ số giúp cho quy trình tuyển dụng và tìm kiếm việc làm trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao mà việc sử dụng email gửi CV xin việc phổ biến hơn so với các cách truyền thống. Tuy nhiên, tại sao cần viết email gửi CV xin việc?
- Đầu tiên, việc viết email gửi CV xin việc sẽ giúp bạn ứng tuyển việc làm một cách nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian hơn. Nếu như trước đây khi muốn xin việc thì bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc, sau đó đến tận công ty để nộp hồ sơ ứng tuyển. Thì hiện nay, chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể ứng tuyển, gửi CV ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.
- Đồng thời, không chỉ có CV, email ứng tuyển xin việc còn giúp cho ứng viên có thể gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Thể hiện được trình độ chuyên môn, sự cầu tiến hoặc thái độ đối với các vị trí đang ứng tuyển.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHUẨN, CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
Tại sao cần viết email gửi CV xin việc?
2. Những “nguyên tắc vàng” khi viết email gửi CV xin việc
Email xin việc là một phần không thể thiếu khi bạn ứng tuyển vào một công ty, doanh nghiệp nào đó. Giúp nhà tuyển dụng đánh giá chi tiết về năng lực, thái độ của các ứng viên. Tuy nhiên, có những “nguyên tắc vàng” nào khi viết email gửi CV xin việc? Hãy cùng Langmaster khám phá ngay dưới đây nhé.
2.1 Ghi rõ ràng tiêu đề mail
Thực tế, mỗi ngày các doanh nghiệp có thể nhận được hàng trăm các email ứng tuyển khác nhau. Vì thế, để có cơ hội cao được check email, được nhà tuyển dụng đánh giá cao thì việc ghi tiêu đề email là vô cùng quan trọng. Bạn cần ghi rõ ràng về Họ tên ứng viên_Vị trí ứng tuyển hoặc Họ tên ứng viên_Vị trí ứng tuyển_Ngày gửi mail. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được hồ sơ xin việc của bạn một cách chi tiết nhất nhé.
Ghi rõ ràng tiêu đề mail
2.2 Trình bày email đẹp mắt
Email vốn là một văn bản giao tiếp chuyên nghiệp trong công việc. Chính vì thế, khi trình bày email bạn nên hạn chế sử dụng các icon biểu cảm, tránh sử dụng các dấu chấm than hoặc từ ngữ thể hiện cảm xúc quá nhiều. Bởi điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên không chuyên nghiệp, thiếu trưởng thành và không biết kiềm chế cảm xúc.
Bên cạnh đó, khi trình bày email giữa các đoạn thì bạn nên sử dụng còn một font chữ, các đoạn văn nên cách ra một dòng để dễ nhìn dễ đọc hơn. Đồng thời, tránh các lỗi về chính tả, ngữ pháp. Các lỗi này tuy nhỏ nhưng lại khiến nhà tuyển dụng đánh giá về sự cẩu thả của bạn, từ đó loại CV của bạn đó nhé.
2.3 Nội dung email đúng trọng tâm
Tương tự như một bản CV, nội dung email xin việc thì cũng nên tập trung vào trọng tâm, tránh viết quá lan man hoặc khoe khoang quá nhiều về bản thân. Vì thế, khi chia sẻ về kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn thì bạn trình bày một cách khách quan, rõ ràng và liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Nội dung email đúng trọng tâm
2.4 Sử dụng email chuyên nghiệp
Một “nguyên tắc vàng” khi viết email gửi CV xin việc chính là sử dụng địa chỉ email chuyên nghiệp. Rất nhiều bạn trẻ khi mới ra trường thường mắc lỗi sử dụng email cá nhân không trưởng thành, có phần cẩu thả. Đó là các email không có họ tên, ví dụ như: [email protected], [email protected], [email protected],…
Vì thế, để email chuyên nghiệp thì bạn nên sử dụng theo họ và tên, đặc điểm nổi bật như năm sinh, trường, chuyên ngành học,… Tránh sử dụng các email không có họ tên nhé.
Sử dụng email chuyên nghiệp
2.5 Kiểm tra toàn bộ email trước khi gửi
Một điều vô cùng quan trọng trước khi gửi email xin việc chính là bạn nên đọc, kiểm tra lại toàn bộ nội dung. Đây là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn hạn chế được các lỗi về chính tả, các lỗi về thiếu file đính kèm hoặc sai tên nhà tuyển dụng. Từ đó, hạn chế tình trạng bị loại CV ngay từ những vòng đầu tiên.
3. Cách viết email gửi CV xin việc chuẩn
Cách viết email gửi CV xin việc như thế nào cho chuẩn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hãy cùng Langmaster khám phá chi tiết ngay dưới đây nhé.
3.1 Địa chỉ và tên hiển thị email
Một nguyên tắc “bất thành văn” khi sử dụng email trong công việc nói chung và email gửi CV xin việc nói chung là dùng tên thật, tránh dùng các nickname hoặc các dãy số lạ. Tuyệt đối không nên sử dụng các địa chỉ email như: [email protected], [email protected],… Thay vào đó, bạn nên sử dụng họ và tên, kèm theo các lĩnh vực chuyên môn hoặc trường đại học. Ví dụ như: [email protected], [email protected],…. Nếu sử dụng email thiếu chuyên nghiệp, không đúng chuẩn mực thì sẽ rất dễ bị mất cảm tình và bị đánh loại ngay từ vòng đầu tiên.
Ngoài địa chỉ email thì bạn cũng nên để ý về tên hiển thị email nữa nhé. Thông thường, tên hiển thị sẽ là họ tên thật của bạn. Để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết, phân biệt và đánh giá nhé.
3.2 Tiêu đề email xin việc
Khi viết email gửi CV xin việc thì bạn nhất định không thể bỏ qua phần tiêu đề email. Đây là phần vô cùng quan trọng, để email của bạn không bị bỏ qua hoặc bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Thông thường, tiêu đề email sẽ có form: “Họ và tên – Vị trí ứng tuyển – Công ty” hoặc “Họ và tên – Vị trí ứng tuyển – Ngày tháng ứng tuyển”.
3.3 Mở đầu email
Trước khi bước vào nội dung của email xin việc thì bạn cần có phần mở đầu. Phần này thường sẽ sử dụng “kính gửi” để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với nhà tuyển dụng. Khi mở đầu email, sẽ có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu bạn biết rõ tên cá nhân của người tuyển dụng thì bạn nên ghi: Kính gửi anh/chị …. – Tên phòng ban. Ví dụ như: Kính gửi anh Nguyễn Văn Cường – Trưởng phòng nhân sự, hoặc Kính gửi chị Lê Thị Hoa – Bộ phận tuyển dụng.
- Trường hợp 2: Nếu bạn không biết rõ về cá nhân nhận đơn xin việc, chỉ biết bộ phận trực thuộc thì có thể ghi: Kính gửi Bộ phận – Tên công ty. Ví dụ: Kính gửi phòng nhân sự – Công ty TNHH Hoa Mai.
Cách viết email gửi CV xin việc chuẩn
3.4 Nội dung của email xin việc
Phần nội dung chính của email xin việc sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu tóm tắt về bản thân
- Mục đích gửi email này, và ứng tuyển vào vị trí nào?
- Nêu ngắn gọn về kinh nghiệm, năng lực để chứng tỏ bạn là ứng cử viên sáng giá cho vị trí đó.
Ví dụ: Em là Linh, hiện tại mới tốt nghiệp chuyên ngành Marketing Thương Mại (ĐH Thương Mại). Thông qua nhóm tìm việc trên Facebook, em biết công ty mình đang có nhu cầu tuyển dụng Content SEO. Sau khi tham khảo JD và với những kinh nghiệm hiện có, em cảm thấy mình phù hợp với vị trí này tại công ty.
Về kinh nghiệm, em đã từng làm freelancer nhận viết content cho một số các đơn vị, điển hình như Vinpearl, Langmaster, Dienthoaivui,… về các lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, phong thủy, du lịch, nội thất, y tế, bất động sản, sức khỏe – làm đẹp. Bên cạnh đó, em còn có khả năng tối ưu onpage, sử dụng các công cụ SEO như: Analytics, Semrush, AHref, Google Search Console,… Với những kinh nghiệm ở trên, em hoàn toàn tự tin mình phù hợp với vị trí ứng Content SEO tại công ty và hoàn thành tốt các công việc được giao.
Xem thêm: CÁCH VIẾT CV TIẾNG ANH XIN VIỆC CHUẨN CHO MỌI NGÀNH NGHỀ
3.5 Phần kết email xin việc
Ở phần kết của email xin việc thì bạn sẽ gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng, quý công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn ứng tuyển.
Ví dụ: Cảm ơn Quý công ty đã tạo điều kiện để em ứng tuyển cũng như là dành thời gian để xem xét hồ sơ của em. Phía dưới là CV xin việc và một số chứng chỉ của em. Rất mong sẽ nhận được phản hồi sớm từ Quý công ty.
Chúng Quý công ty ngày càng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn.
Phần kết email xin việc
3.6 File, tài liệu đính kèm
Đi kèm với các email xin việc là các file, tài liệu đính kèm. Cụ thể như: đơn xin việc, CV xin việc và các chứng chỉ đi kèm khác,… Tuy nhiên, bạn nên để file ở dạng FDF để tránh tình trạng lỗi định dạng file, lỗi font chữ, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
3.7 Chữ ký email
Chữ ký email là một phần không thể thiếu, giúp thể hiện được sự chuyện nghiệp của các ứng viên. Thông thường, chữ ký email sẽ bao gồm các thông tin cá nhân khác như: họ và tên, số điện thoại, các thông tin cá nhân khác. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu cũng như là lưu trữ thông tin ứng viên một cách tốt nhất.
Xem thêm:
HƯỚNG DẪN VIẾT CV IT CHUẨN, ẤN TƯỢNG CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC GIÁO VIÊN CHUẨN, CHI TIẾT NHẤT
4. Một số sai lầm khi viết email gửi CV mà bạn cần tránh
Khi viết email gửi CV, rất nhiều bạn trẻ thường mắc những lỗi rất cơ bản. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng dễ dàng loại CV của bạn vì sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Chính vì thế, hãy cùng Langmaster tìm hiểu về một số sai lầm khi viết email gửi CV bạn cần tránh nhé.
Một số sai lầm khi viết email gửi CV mà bạn cần tránh
4.1 Viết tên sai nhà tuyển dụng, tên công ty
Một lỗi sai cực kỳ cấm kỵ khi viết email gửi CV xin việc chính là viết sai tên nhà tuyển dụng, tên công ty, râu ông này cắm càm bà kia. Điều này sẽ khiến cho CV của bạn bị nhà tuyển dụng loại ngay lập tức. Bởi bạn quá cẩu thả, không tôn trọng họ, và chắc chắn sẽ không có cơ hội để hợp tác.
Viết tên sai nhà tuyển dụng, tên công ty
4.2 Lỗi chính tả
Lỗi chính tả là một lỗi cơ bản nhưng lại khiến cho nhà tuyển dụng loại email xin việc của bạn ngay. Bởi đây là những điều cơ bản, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, sự cẩu thả và không tôn trọng nhà tuyển dụng của bạn. Vì thế, khi viết email xong hãy nhớ đọc kỹ lại một lần nữa để tránh bị lỗi chính tả nhé.
4.3 Sử dụng email thiếu chuyên nghiệp
Phần lớn các bạn trẻ mới ra trường thường mắc lỗi sử dụng email thiếu chuyên nghiệp. Ví dụ như [email protected], girlcute@gmail,com,… Đây là các email chưa trưởng thành khiến cho nhà tuyển dụng không đánh giá cao.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng email để tên hoặc các đặc điểm về nghề nghiệp, năm sinh hoặc trường đại học để tạo email cho chuẩn hơn.
4.4 Quên đính kèm CV hoặc các tài liệu khác
Đây là một sai lầm mà rất nhiều ứng viên mắc phải khi viết email gửi CV xin việc. Nhiều bạn quá vội vàng, cẩu thả viết email mà quên không đính kèm CV hoặc các tài liệu liên quan khác. Điều này thì sẽ khiến email của bạn bị bỏ qua một cách nhanh chóng đấy nhé.
Quên đính kèm CV hoặc các tài liệu khác
4.5 Nội dung email ngắn, không đúng trọng tâm
Thực tế, một bản email gửi CV xin việc không nên quá ngắn hoặc quá dài, không đúng trọng tâm. Thay vào đó, bạn nên liệt kê các thông tin cần thiết về kinh nghiệm, năng lực của bản thân để nhà tuyển dụng đánh giá một cách tốt nhất.
Đồng thời, tránh trình bày quá dài dòng, lan man như một bài diễn văn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không muốn đọc. Vì thế, hãy lưu ý điều này nhé.
Xem thêm: 12+ CÁCH LÀM CV ONLINE ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG
5. Gợi ý một số mẫu email gửi CV xin việc
Ngoài những cách viết email gửi CV xin việc ở trên thì hãy cùng Langmaster khám phá thêm một số mẫu email gửi CV xin việc ấn tượng ngay dưới đây nhé:
Gợi ý một số mẫu email gửi CV xin việc
Gợi ý một số mẫu email gửi CV xin việc
Gợi ý một số mẫu email gửi CV xin việc
Quả thực, thông qua email xin việc, CV thì nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khách quan để đánh giá về ứng viên. Bao gồm cả năng lực, kinh nghiệm và thái độ. Hy vọng với cách viết email gửi CV xin việc ở trên sẽ giúp bạn apply vào một vị trí việc làm mơ ước cho mình nhé.