Cách xác định mặt cầu nội tiếp, ngoại tiếp hình chóp cực hay
Với Cách xác định mặt cầu nội tiếp, ngoại tiếp hình chóp cực hay Toán lớp 12 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập mặt cầu nội tiếp, ngoại tiếp hình chóp từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 12.
1. Phương pháp giải
a. Mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.
+ Xác định trục d của đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy (d là đường thẳng vuông góc với đáy tại tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy).
+ Xác định mặt phẳng trung trực (P) của một cạnh bên (hoặc trục Δ của của đường tròn ngoại tiếp một đa giác của mặt bên).
+ Giao điểm I của (P) và d (hoặc của Δ và d ) là tâm mặt cầu ngoại tiếp.
+ Kết luận: I là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp.
Nhận xét: Hình chóp có đáy hoặc các mặt bên là các đa giác không nội tiếp được đường tròn thì hình chóp đó không nội tiếp được mặt cầu.
b. Mặt cầu nội tiếp hình chóp.
*Điều kiện tồn tại mặt cầu nội tiếp được khối chóp: Nếu trên đáy của một hình chóp tồn tại một điểm cách đều tất cả các mặt xung quanh của hình chóp thì hình chóp đó có một hình cầu nội tiếp.
*Cách xác định tâm mặt cầu nội tiếp khối chóp có hình chiếu vuông góc của đỉnh trùng với điểm ở đáy mà cách đều tất cả các mặt bên:
– Xác định được điểm O cách đều trên đáy.
– Nối đỉnh hình chóp với O bằng một đoạn thẳng.
– Dựng mặt phẳng phân giác của một góc nhị diện nào đó ở đáy. Giao điểm của mặt phẳng phân giác với đường thẳng trên là tâm hình cầu nội tiếp cần tìm.
*Nếu đặt V là thể tích khối chóp và Stp là tổng diện tích mặt đáy và các mặt bên của chóp (diện tích toàn phần) thì bán kính r của mặt cầu ngoại tiếp khối chóp là:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SC= 2a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
A. a B. 2a C. a√2 . D.
Hướng dẫn giải:
▪ Ta có: ⇒ BC ⊥ (SAB) ⇒ BC ⊥ SB .
▪ Chứng minh tương tự ta được CD ⊥ SD .
▪ SA ⊥ (ABCD) ⇒ SA ⊥ AC .
Suy ra: Ba điểm A, B, D cùng nhìn SC dưới một góc vuông.
Vậy bán kính mặt cầu là R = SC/2 = a .
Chọn A.
Ví dụ 2. Tính bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp tam giác đều S. ABC, biết các cạnh đáy có độ dài bằng a, cạnh bên SA = a√3 .
A. B. C. D.
Hướng dẫn giải:
Gọi O là tâm của tam giác đều ABC.
+ Ta có SO ⊥ (ABC) nên SO là trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
+ Gọi N là trung điểm của SA, trong mp(SAO) kẻ trung trực của SA cắt SO tại I thì IS= IA= IB= IC nên I chính là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S. ABC. Bán kính mặt cầu là R= SI.
+ Vì hai tam giác SNI và SOA đồng dạng nên ta có
Suy ra R = SI =
Mà AO = ,SO =
Nên R = SI =
Chọn D.
Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABC có cạnh SA vuông góc với đáy, SBC là tam giác vuông tại A, biết AB = 6a, AC = 8a, SA= 10a. Tìm bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
A. 5a√2 . B. 5a√5 . C. 10a√2 . D. 2a√5 .
Hướng dẫn giải:
Gọi O là trung điểm của cạnh BC. Suy ra O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A.
Dựng trục d của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC; trong mặt phẳng (SA; d) vẽ trung trực cạnh SA và cắt d tại I.
Suy ra I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC và bán kính R= IA= IB= IC= IS.
Ta có tứ giác NIOA là hình chữ nhật.
Xét tam giác NAI vuông tại N có:
Chọn A
Ví dụ 4. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính bán kính mặt cầu nội tiếp hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
A. B.
C. D.
Hướng dẫn giải:
Gọi O là tâm hình vuông ABCD.
⇒ O cách đều các mặt bên của hình chóp tứ giác đều S. ABCD.
Suy ra mọi điểm thuộc SO cách đều các mặt bên của hình chóp tứ giác đều S.ABCD. (1)
Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB, CD. Khi đó tam giác SMN cân tại S nên SO cũng là phân giác của góc MSN.
Trong tam giác SMN, kẻ phân giác góc SMN cắt SO tại I.
Suy ra IO= IH hay I cách đều mặt đáy và mặt bên (SAB). (2)
Từ (1) và (2) suy ra I cách đều các mặt của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
Hay I là tâm mặt cầu nội tiếp hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
Bán kính mặt cầu nội tiếp hình chóp S.ABCD bằng bán kính đường tròn nội tiếp tam giác SMN nên:
• Cách khác để tính bán kính mặt cầu nội tiếp S.ABCD:
Gọi I là tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABCD.
Ta có: VS.ABCD= VI.ABCD + VI.SAB + VI.SBC + VI.SCD + VI. SDA
Chọn C.
Ví dụ 5. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng a. Tính bán kính mặt cầu nội tiếp hình chóp tam giác đều S.ABC
A. B. C. D.
Hướng dẫn giải:
Gọi O là tâm tam giác đều ABC.
⇒ O cách đều các mặt bên của hình chóp tam giác đều S. ABC.
Suy ra mọi điểm thuộc SO cách đều các mặt bên của hình chóp tam giác đều S.ABC. (1)
Trong tam giác SAM, kẻ phân giác góc SMA cắt SO tại I.
Suy ra IO = IH hay I cách đều mặt đáy và mặt bên (SAB). (2)
Từ (1) và (2) suy ra I cách đều các mặt của hình chóp tam giác đều S.ABC.
Hay I là tâm mặt cầu nội tiếp hình chóp tam giác đều S.ABC.
Ta có IM là phân giác góc SMO nên .
• Cách khác để tính bán kính mặt cầu nội tiếp S. ABC
Gọi I là tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABC.
Ta có: VS.ABC = VI.ABC + VI.SAB + VI.SBC + VI.SCA
Chọn D.