Bạn đang gặp rắc rối, khó khăn về xếp loại học lực cấp 2 cho học sinh của mình, vậy hãy tham khảo ngay cách xếp loại học lực cấp 2 được Taimienphi.vn cập nhật và chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Học lực giỏi hạnh kiểm khá xếp loại gì?
I. Tại sao phải xếp loại, đánh giá học sinh?
Việc xếp loại, đánh giá học lực của học sinh sẽ do giáo viên phụ trách nhằm hình thành các nhận định và phán đoán kết quả công việc, dựa vào phân tích các thông tin để đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra trước đó, từ đó đưa ra các hướng giải quyết nhằm cải thiện và nâng cao về chất lượng giáo dục.
Mục đích của việc xếp loại học lực cấp 2, cấp 3 là:
– Làm sáng tỏ được chất lượng giáo dục đạt hay chưa đạt, tình trạng các kiến thức, thái độ của học sinh đối với chương trình dạy học. Bên cạnh đó, thông qua việc xếp loại có thể phát hiện ra những sai sót, điều chỉnh kịp thời.
– Đánh giá và xếp loại giúp các em học sinh có cơ hội điều chỉnh thái độ, tinh thần học tập. Từ đó, học sinh một ngày sẽ học tốt hơn.
II. Hướng dẫn cách xếp loại học lực cấp 2
1. Các căn cứ để đánh giá xếp loại học lực
Thứ nhất, Để đánh giá và xếp loại được học lực cho các học sinh thì bạn cần phải dựa các yếu tố dưới đây:
* Dựa vào kết quả từng môn học với thang điểm 10 theo bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định. Các môn học mà học sinh cấp 2 theo học gồm có:
– Toán học- Ngữ văn và tiếng Việt- Hóa học- Vật lý- Ngoại ngữ- Sinh học- Giáo dục công dân- Địa lý- Lịch sử- Mỹ thuật- Lao động kỹ thuật- Thể dục
Khi đã có điểm, các giáo viên cũng cần tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10 để xác định được học lực các môn ở xếp loại nào.
* Chế độ cho điểm
Chế độ cho điểm theo số lần kiểm tra các môn học. Trong một năm học sẽ chia thành 2 học kỳ, tùy từng môn học mà mỗi học kỳ, học sinh sẽ phải làm bài kiểm tra ít nhất theo dạng là kiểm tra miệng, viết 1 tiết, kiểm tra cuối học kỳ.
– Môn học có ít nhất là 4 tiết/tuần: kiểm tra 7 lần- Môn học có từ 2,5 tới 3 tiết/tuần: kiểm tra 6 lần- Môn học có tối đa là 2 tiết/tuần: kiểm tra 4 lần
Đối với những học sinh chưa có điểm kiểm tra miệng thì có thể thay thế bằng bài kiểm tra 15 phút. Đối với các môn học trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra viết tiết cần kiểm tra 15 phút để có đủ số lần theo quy định.
* Hệ số các loại kiểm tra
– Kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết 15 phút: tính hệ số 1- Kiểm tra 1 tiết: tính hệ số 2- Kiểm tra học kỳ: tính hệ số 3
2. Tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại học lực cấp 2
Dựa vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm thì xếp loại học lực sẽ chia thành 5 loại, cụ thể:
– Loại giỏi: Điểm trung bình các môn học sẽ đạt ít nhất là 8 điểm.- Loại khá: Điểm trung bình các môn học sẽ đạt ít nhất là 6,5 – 7,9 điểm.- Loại trung bình: Điểm trung bình các môn học sẽ đạt từ 5,2 -6,4 điểm.- Loại yếu: Điểm trung bình các môn học sẽ đạt từ 4,0 – 4,9 điểm.- Loại kém: Là loại không đạt các tiêu chuẩn xếp loại ở trên.
3. Dùng kết quả xếp loại học lực học sinh THCS
Xếp loại học lực học sinh cấp 2 sẽ giúp các giáo viên đánh giá, xếp học sinh có được lên lớp hay không và xếp loại khen thưởng các học sinh khá, giỏi, cụ thể:
* Dùng kết quả xếp loại học lực để xét học sinh lên lớp
Các học sinh sẽ được lên lớp nếu như đáp ứng đủ hai điều kiện dưới đây:
– Cả năm, học sinh được xếp loại học lực và đạo đức từ trung bình trở lên.- Nghỉ học không vượt quá 45 ngày trong cả năm học.
* Học sinh cho ở lại lớp nếu
– Nghỉ học vượt quá 45 ngày/năm học.- Học lực cả năm kém.- Hạnh kiểm và học lực xếp loại yếu cả năm.
* Thi lại các môn và rèn luyện trong hè
Đối với các học sinh không thuộc học sinh cho ở lại lớp sẽ được nhà trường tạo điều kiện cho thi lại, học tập và ôn luyện trong hè:
– Thi lại môn học- Điểm bài thi lại được dùng thay thế cho điểm trung bình cả năm môn đó. Khi tính lại, các học sinh có điểm trung bình cả năm trên 5 điểm là đạt tiêu chuẩn lên lớp.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-xep-loai-hoc-luc-cap-2-46733n.aspx Hy vọng với chia sẻ về cách xếp loại học lực cấp 2 trên đây sẽ giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Các thầy cô tham khảo thêm tổng kết điểm và xếp loại học sinh theo lớp, khối trong SMAS để đánh giá từng học sinh trong lớp học của mình.