Trong hoạt động giảng dạy, đánh giá học lực của học sinh là vô cùng cần thiết. Các giáo viên thực hiện hoạt động xếp loại học lực để phản ánh hiệu quả học tập của học sinh trong kỳ. Đây là các đánh giá về học lực, bên cạnh các tiêu chí đánh giá và xếp loại khác. Bộ giáo dục và đào tạo có các thông tư ban hành nhằm hướng dẫn giáo viên thực hiện hoạt động xếp loại, đánh giá của mình. Để các kết quả được đưa ra có cơ sở, có ý nghĩa cho phân loại chất lượng học sinh. Quan trong hơn cả là điều chỉnh môi trường học tập để nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức chuyên môn của các em.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT.
– Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về Ban hành đánh giá học sinh Tiểu học.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Cách xếp loại học lực cấp 1:
Cách xếp loại học lực được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư và quy định ban hành kèm theo thông tư 27. Giúp các giáo viên có cơ sở thực hiện đánh giá, nghiên cứu và xếp loại học sinh. Trong đó, việc đánh giá học lực là đang đề cập đến năng lực nhận thức và tiếp thu bài giảng của học sinh.
Các học sinh tiểu học cần được tiếp cận với kiến thức nhẹ nhàng hơn. Cũng như mức độ đánh giá trong khả năng hoàn thành chương trình học ở mức tương đối. Do đó mà có một thông tư được ban hành riêng để đánh giá, xếp loại học lực cho học sinh tiểu học.
Theo nội dung quy định thì:
Theo khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm Thông tư 27, việc đánh giá tình hình học tập được tiến hành ở các mốc thời gian khác nhau. Nhằm theo dõi sự tiếp thu, hiệu quả học tập của học sinh. Từ đó có phương pháp điều chỉnh, dạy học hiệu quả.
Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện xếp loại học lực của từng học sinh. Căn cứ trên các tiêu chí xác định trong học tập, nhận thức và vận dụng. Thể hiện với các tiêu chí sau:
+ Căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học.
+ Trên hoạt động giáo dục.
+ Thông qua từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo 04 mức:
– Hoàn thành xuất sắc:
Xuất sắc là mức đánh giá và xếp loại cao nhất. Thể hiện hiệu quả trong nhận thức, tiếp thu và học tập của học sinh trong kỳ. Trong đó đảm bảo hiệu quả ở các điều kiện đánh giá sau:
+ Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt.
+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt.
+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.
Phải đồng thời đảm bảo các điều kiện đánh giá này trong hoạt động xếp loại học lực. Để thấy được sự thông minh, chăm chỉ và hiệu quả học tập cao của người học.
– Hoàn thành tốt:
Mức đánh giá tốt cho thấy hiệu quả học tập cao. Trong đó, thể hiện đầy đủ các điều kiện đánh giá năng lực sau đây:
+ Những học sinh chưa đạt mức hoàn thành xuất sắc.
+ Có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt;
+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt.
+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên.
Các điều kiện khác được đảm bảo trong khi điểm môn học chưa được cao. Hoàn thành chương trình học ở mức tốt cũng là cao hơn kì vọng đối với hiệu quả học tập cơ bản của học sinh.
– Hoàn thành:
Mức hoàn thành là mức sàn đặt ra cho học sinh cần vượt qua. Khi đó, học sinh được xem là đủ điều kiện đánh giá về năng lực học tập. Bên cạnh các điều kiện khác đảm bảo, học sinh đủ điều kiện lên lớp để học các kiến thức khác.
Như vậy mức hoàn thành đảm bảo nền tảng kiến thức để học sinh học cao hơn. Đảm bảo với các tiêu chí đánh giá dưới đây:
+ Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt.
+ Nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt hoặc hoàn thành.
+ Các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt.
+ Bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.
– Chưa hoàn thành:
Những học sinh không thuộc vào các đối tượng nêu phía dưới. Chưa hoàn thành không đảm bảo trong hiệu quả học tập. Do đó các học sinh không đủ điều kiện để được lên lớp. Các học sinh chưa hoàn thành cần được học tập với phương pháp, cách thức khác để điều chỉnh, cải thiện hiệu quả tiếp thu kiến thức.
3. Cách xếp loại học lực cấp 2 và cấp 3:
Học sinh khối THCS và THPT cần được đánh giá và xếp loại học lực khác học sinh tiểu học. Để có thể nhận diện cũng như đánh giá mức học nghiêm khắc hơn.
Theo Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Quy chế) ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, học lực được xếp thành 05 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Từ đó có thể nhận định được năng lực, cũng như khả năng, mức độ học tập.
Xếp loại học lực cũng được đánh giá vào cuối các kỳ học và cuối năm học. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm. Xếp loại học tập được chia thành các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như sau:
– Loại Giỏi:
+ Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Trong đó, các môn bắt buộc phải đạt các điểm số giỏi theo quy định. Như các lớp thông thường, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên. Qua đó để đánh giá hiệu quả học tập chung các môn học, cũng như môn bắt buộc.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5. Thể hiện mức học đều ở các môn tự nhiên, xã hội. Đảm bảo có được nền tảng kiến thức cơ bản cho các môn khác nhau trong chương trình học.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.
– Loại Khá:
+ Điểm trung bình các môn học đạt từ 6.5 trở lên, thấp hơn 8.0. Được đánh giá đảm bảo trong mức học của học sinh tiên tiến. Các điều kiện vẫn được đảm bảo đối với các môn học bắt buộc. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Tóa, Văn, Ngoại ngữ đạt từ 6.5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện về điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0. Đây là điểm số thể hiện lực học trung bình. Tức là học sinh phải đảm bảo nền tảng cơ bản cho các môn thuộc chương trình học. Không cần học tốt nhưng phải biết ở mức yêu cầu chung.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
– Loại Trung bình:
+ Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên, thấp hơn 6.5. Thể hiện học lực của học sinh tiếp thu các kiến thức cơ bản. Cũng như thể hiện mức sàn cần được đảm bảo trong quá trình dạy học. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt từ 5.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên phải đạt từ 5.0 trở lên.
Các học sinh cần được đảm bảo trang bị các kiến thức ở mức cơ bản. Do đó, học sinh trung bình đủ điều kiện học tập, lên lớp theo quy chế.
+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5. Các môn phải được đảm bảo mức học không quá thấp.
+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
– Loại Yếu:
Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0. Loại yếu cũng nhằm đánh giá học sinh tiếp cận được một phần nhỏ kiến thức. Tuy nhiên các kiến thức không đảm bảo cho quá trình học tập.
– Loại Kém:
Không thuốc các Loại đã nêu ở trên. Học sinh được đánh giá chất lượng kém trong học tập.
3. Một số lưu ý khi xếp loại học lực:
Trong điều kiện xếp loại phải đảm bảo các tiêu chí đồng thời được đưa ra. Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức của loại Giỏi, loại Khá bên trên nhưng do của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh cụ thể:
– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp loại Khá.
– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.
– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.
– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu.
Được thực hiện điều chỉnh phù hợp để đánh giá đúng chất lượng xếp loại học tập. Tùy thuộc vào các môn học khác không tiếp thu kiến thức hiệu quả mà việc điều chỉnh kết quả tổng kết được thực hiện. Trong đó, nếu kết quả của một môn bị kéo xuống một bậc thì kết quả tổng kết cũng kéo xuống một bậc. Còn nếu kết quả một môn kéo xuống hai bậc, kết quả tổng kết cũng kéo xuống hai bậc.
Quy định này đảm bảo đánh giá đồng đều các môn học trong quy định về xếp loại học sinh. Bên cạnh các môn học bắt buộc, các học sinh phải tiếp cận các môn học khác ở mức cơ bản.